Bài 15: CÔNG DÂN VỚI
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CẤP THIẾT CỦA NHÂN LOẠI (Tiết 1)
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Về kiến thức.
Biết được một số vấn đề cấp thiết của nhân loại hiện nay. Hiểu được trách nhiệm của công dân
2. Về kĩ năng.
Tham gia các hoạt động phù hợp với khả năng của bản thân để góp phần giải quyết một số vấn đề cấp thiết của nhân loại hiện nay.
3. Về thái độ.
Tích cực ủng hộ chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, ủng hộ những hoạt động góp phần giải quyết một số vấn đề cấp thiết của nhân loại.
II. CÁC NĂNG LỰC HƯỚNG TỚI PHÁT TRIỂN Ở HỌC SINH:
- Năng lực tự học.
- Năng lực giải quyết vấn đề.
- Năng lực tư duy phê phán.
- Năng lực tìm kiếm và xử lí thông tin.
III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC CÓ THỂ SỬ DỤNG
- Thảo luận nhóm, thảo luận lớp
- Nêu vấn đề
- Xử lý tình huống
- Đọc hợp tác
IV. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
- SGK, SGV môn GDCD lớp 10
-Ca dao, tục ngữ, thơ văn liên quan đến lòng yêu nước.
V. Tổ chức dạy học
Hoạt động của GVvà HS |
Nội dung |
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
1. Khởi động *Mục tiêu: - HS tìm hiểu xem các em đã biết gì về những vấn đề cấp bách của nhân loại ngày nay. - Rèn luyện năng lực nhận thức, năng lực tư duy cho HS * Cách tiến hành: - GV chiếu cho học sinh xem một số hình ảnh về ảnh hưởng của việc ô nhiễm môi trường, bùng nổ dân số, dịch bệnh hiểm nghèo, khủng bố, bạo loạn… -GV đặt câu hỏivà dẫn dắt vào bài:Các em hãy cho biết nhân loại ngày nay đang phải đối mặt với những vấn đề cấp thiết nào? 2. Hoạt động hình thành kiến thức Hoạt động 1: Sử dụng phương pháp vấn đáp,nêu vấn đề, giảng giải, gợi mở để tìm hiểu về vấn đề ô nhiễm môi trường và trách nhiệm của công dân trong việc bảo vệ môi trường. * Mục tiêu: - Hiểu được vấn đề ô nhiễm môi trường và trách nhiệm của công dân trong việc bảo vệ môi trường. - Rèn luyện năng lực nhận thức, liên hệ thực tiễn. * Cách tiến hành: GV gọi HS đọc nội dung phần a. *Bước 3: GV tổ chức cho HS đàm thoại theo các câu hỏi sau: -GV: Theo em môi trường bao gồm những yếu tố nào ? -GV:Theo em tài nguyên được chia ra làm mấy loại ? + Tài nguyên không thể tái tạo được + Tài nguyên có thể tái tạo được + Tài nguyên vô tận -GV:Em có nhận xét và đánh giá gì về thực trạng môi trường hiện nay ? -HSTL -GVKL *Hoạt động 2:Sử dụng phương pháp vấn đáp, nêu vấn đề, giảng giải, gợi mở tìm hiểu về bùng nổ về dân số, hậu quả của sự bùng nổ dân số và trách nhiệm của công dân trong việc hạn chế sự bùng nổ dân số. * Mục tiêu: - Hiểu được vấn đề bùng nổ dân số và trách nhiệm của công dân trong việc hạn chế sự bùng nổ dân số. - Rèn luyện năng lực nhận thức, liên hệ thực tiễn. * Cách tiến hành: - GV cho HS xem biểu bảng, biểu đồ thống kê tình hình gia tăng dân số thế giới và Việt Nam qua các năm: DÂN SỐ THẾ GIỚI QUA CÁC NĂM
* Cứ 1 giây, có 3 trẻ em ra đời; 1 ngày, có ¼ triệu người; một năm, có từ 90 đến 100 triệu người ra đời, thời gian cần thiết để dân số thế giới tăng thêm 1 tỷ người và tăng lên gấp đôi ngày càng rút ngắn. Hiện nay, Mỹ đứng thứ ba với 304 triệu người, sau Trung Quốc và Ấn Độ. DÂN SỐ VIỆT NAM QUA CÁC NĂM
*Theo FAO: nếu dân số tăng 1% thì lương thực phải tăng 2,5%. Việt Nam phấn đấu đến năm 2010: tốc độ tăng dân số khoảng 1,14% (VK - Đại hội X, tr.189). *Bước 2: Từ thông tin đó, GV đặt câu hỏi. - Theo em, bùng nổ dân số sẽ dẫn đến những hậu quả gì? - Mỗi công dân cần phải làm gì để khắc phục sự bùng nổ dân số? - Ở huyện Mộc Châu, Sơn La năm 2007, có 28% trẻ em suy dinh dưỡng dưới 5 tuổi. Người dân hiểu biết pháp luật còn kém, vẫn còn tình trạng tảo hôn và bất bình đẳng giới, trình độ học vấn của người dân dừng lại ở lớp 1, 2 vẫn còn. à Đời sống vật chất và tinh thần thấp kém, tạo sức ép cho phát triển kinh tế. |
1. Ô nhiễm môi trường và trách nhiệm của công dân trong việc bảo vệ môi trường. a. Ô nhiễm môi trường. - Môi trường bao gồm các: YT tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người như: đất, nước, khí quyển, tài nguyên các loại trong lòng đất, dưới biển trên rừng…có ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên. -Thực trạng về môi trường + Ô nhiễm đất, nước, không khí + Tài nguyên rừng, biển, khoáng sản, các loài động, thực vật bị cạn kiệt do khai thác bừa bãi. + Sự cố môi trường: Bão, lũ lụt, hạn hán…ngày càng tăng - Bảo vệ môi trường là trách nhiệm của mỗi quốc gia, mỗi dân tộc và của mọi người. b. Trách nhiệm của công dân trong việc bảo vệ môi trường. - Khái niệm BVMT :SGK - Trách nhiệm của học sinh: + Giữ gìn vệ sinh chung + Bảo vệ và sử dụng tiết kiện tài nguyên + Tham gia bảo vệ môi trường ở lớp, trường, nơi ở... + Phê phán hành vi làm ảnh hưởng đến môi trường. 2. Bùng nổ về dân số và trách nhiệm của công dân trong việc hạn chế bùng nổ dân số. a. Sự bùng nổ dân số. * Bùng nổ dân số : là sự gia tăng dân số quá nhanh trong một thời gian ngắn, gây ảnh hưởng tiêu cực đến mọi mặt của đời sống xã hội. * Hậu quả bùng nổ dân số : + Làm mất cân bằng tự nhiên và xã hội. + Cạn kiệt tài nguyên, ô nhiễm môi trường, thiếu lương thực, thực phẩm, đói nghèo, suy thoái nòi giống. + Ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, đến kinh tế, văn hóa, giáo dục, nảy sinh nhiều vấn đề nan giải cho trật tự an toàn xã hội. |
3. Hoạt động luyện tập:
* Mục tiêu:
- Luyện tập để HS củng cố những kiến thức đã học về bùng nổ dân số và trách nhiệm của công dân trong việc hạn chế sự bùng nổ dân số.
- Rèn luyện năng lực tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực phê phán năng lực giải quyết vấn để cho HS.
* Cách tiến hành:
-Hs tìm hiểu về môi trường ở địa phương và liên hệ trách nhiệm.
4. Hoạt động vận dụng:
* Mục tiêu:
- Tạo cơ hội cho HS vận dụng kiến thức và kỹ năng có được vào các tình huống/bối cảnh mới - nhất là vận dụng vào thực tế cuộc sống.
- Rèn luyện năng lực tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực quản lý và phát triển bản thân.
* Cách tiến hành:
1/ GV nêu yêu cầu:
a. Tự liên hệ:
- Để bảo vệ môi trường, hạn chế sự bùng nổ dân số mỗi học sinh cần phải làm gì?
- Nêu những việc đã làm cụ thể về việc bảo vệ môi trường.
- Cách khắc phục những hành vi, việc làm chưa tốt.
b. Nhận diện xung quanh:
Hãy nêu nhận xét của em về việc bảo vệ môi trường của các bạn trong lớp và một số người khác mà em biết.
c. GV định hướng HS
- HS có những việc làm cụ thể trong việc bảo vệ môi trường.
5. Hoạt động mở rộng:
- GV cung cấp địa chỉ, hướng dẫn HS tìm hiểu những tấm gương yêu nước trong đời sống, trên mạng, trên báo….
- GV cho HS sưu tầm những tấm gương yêu nước cả trong thời chiến và thời bình.