BÀI 10: QUAN NIỆM VỀ ĐẠO ĐỨC
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
Học xong bài này, học sinh cần đạt được:
1. Về kiến thức:
- Hiểu rõ đạo đức là gì? Nắm được quan niệm về đạo đức luôn biến đổi cùng với lịch sử.
- Hiểu rõ mối quan hệ giữa đạo đức, pháp luật và phong tục tập quán.
- Nhận biết được vai trò của đạo đức trong đời sống xã hội.
2. Về kỹ năng:
- Vận dụng được những kiến thức đã học để lý giải một số vấn đề đạo đức trong lịch sử.
- Có khả năng đánh giá nhất định về các vấn đề đạo đức xã hội ngày nay, đặc biệt là các vấn đề đạo đức hàng ngày của học sinh.
3. Về thái độ:
- Có thái độ đúng và khách quan với các hiện tượng đạo đức xã hội nói chung, các hiện tượng đạo đức trong xã hội Việt Nam hiện nay nói riêng.
- Có ý thức điều chỉnh các hành vi phù hợp với các chuẩn mực đạo đức mới.
II. CÁC NĂNG LỰC HƯỚNG TỚI PHÁT TRIỂN Ở HS
Năng lực tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực làm việc nhóm, năng lực phê phán, đánh giá, năng lực quan sát, năng lực biết chấp nhận người khác.
III PHƯƠNG PHÁP/ KỸ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC CÓ THỂ SỬ DỤNG
Giảng giải, vấn đáp, đặt vấn đề, thảo luận lớp, đàm thoại, thuyết trình, động não.
IV. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
- SGK lớp 10, Sách giáo viên lớp 10
- Máy tính, máy chiếu, phần mềm MS.PowerPoint, Giấy khổ to, bút bảng
- Tranh ảnh, tranh ảnh tư liệu liên quan đến nội dung bài học
V TỔ CHỨC DẠY HỌC
1.Ổn định tổ chức lớp, kiểm tra sĩ số
2.Kiểm tra bài cũ
3.Giảng bài mới
Hoạt động của GV và HS |
Nội dung bài học |
1. Khởi động: * Mục tiêu: - Giúp HS hiểu được đạo đức là gì, phân biệt giữa đạo đức với pháp luật và phong tục tập quán. Vai trò của đạo đức đối với sự phát triển của cá nhân, gia đình và xã hội. - Rèn luyện năng lực nhận biết, năng lực so sánh cho HS. * Cách tiến hành: - GV sử dụng phương pháp thuyết trình: Sống trong xã hội, dù muốn hay không con người phải có quan hệ trực tiếp hoặc gián tiếp với mọi người xung quanh. Các mối quan hệ đó chúng ta thường gọi là quan hệ XH của con người. Trong các mối quan hệ phức tạp đó, con người luôn phải ứng xử, giao tiếp và thường xuyên điều chỉnh thái độ, hành vi của mình sao cho phù hợp với yêu cầu, lợi ích chung của xã hội. Trong trường hợp ấy, con người được xem là có đạo đức. Ngược lại cá nhân chỉ biết đến lợi ích của mình bất chấp lợi ích của người khác, của xã hội thì người đó bị coi là thiếu đạo đức. Để hiểu rõ hơn vấn đề đạo đức, hôm nay chúng ta cùng nghiên cứu bài 10: Quan niệm về đạo đức. 2. Hoạt động hình thành kiến thức Hoạt động 1:Thảo luận lớp tìm hiểu khái niệm đạo đức là gì? * Mục tiêu: - HS hiểu được thế nào là đạo đức, tỏ thái độ đối với hành vi vi phạm đạo đức. - Rèn luyện năng lực tư duy phê phán cho HS. * Cách tiến hành: - GV đưa ra 3 câu hỏi, chia lớp thành 3 nhóm thảo luận: Nhóm 1: Con người có những dạng quan hệ xã hội nào? Nhóm 2: Trong các quan hệ xã hội đó, con người điều chỉnh hành vi của mình như thế nào? Nhóm 3: Người điều chỉnh hành vi của mình như thế XH sẽ đánh giá người đó như thế nào? - GV cho HS thảo luận 5 phút - HS cử đại diện nhóm trình bày. - GV kết luận: - GV hỏi: Vậy đạo đức là gì? - HS nêu khái niệm: - GV hỏi: Theo em các quy tắc chuẩn mực xã hội có bất biến không? Vì sao? - HS trả lời. - GV trình chiếu: Sự thay đổi của quan niệm đạo đức từ XH chiếm hữu nô lệ, phong kiến, tư bản chủ nghĩa, chủ nghĩa xã hội. Hoạt động 2: Tích hợp kiến thức GD bảo vệ môi trường, kiến thức giáo dục phòng chống tham nhũng. * Mục tiêu: - Giúp HS phân biệt được giữa đạo đức với pháp luật, hành vi vi phạm đạo đức và vi phạm pháp luật. - Rèn luyện năng lực so sánh, năng lực phê phán. * Cách tiến hành: - GV cho HS làm câu hỏi và bài tập: Câu 1: Nêu một số ví dụ về chuẩn mực đạo đức mà em biết? Câu 2: Những chuẩn mực đạo đức nào sau đây phù hợp với yêu cầu của chế độ xã hội chủ nghĩa? a. Trọng nhân nghĩab. Trọng lễ độ c. Cần kiệmd. Trung với vua. e. Tam tòngg. Tứ đức - HS trả lời. - GV tích hợp kiến thức bảo vệ môi trường: + Bảo vệ môi trường là chuẩn mực đạo đức cần phải tuân theo. + Những tập quán gây hại cho môi trường cần xóa bỏ. (GV đưa ra tình huống cần giáo dục cho HS). - GV tích hợp kiến thức phòng chống tham nhũng - GV kết luận và đưa ra bảng so sánh sự giống nhau và khác nhau giữa đạo đức với pháp luật và phong tục tập quán. Hoạt động 3:Thảo luận nhóm tìm hiểu vai trò của đạo đức đối với sự phát triển của cá nhân, gia đình và xã hội. * Mục tiêu: - HS hiểu được vai trò của đạo đức đối với sự hình thành nhân cách, là nền tảng của một gia đình hạnh phúc, xã hội luôn đượcc củng cố và phát triển bền vững. - Rèn luyện cho HS năng lực tự học, năng lực giao tiếp ứng xử, năng lực hợp tác, năng lực xử lý tình huống. * Cách tiến hành: - GV chia lớp thành 4 nhóm, thảo luận 4 câu hỏi, thời gian 5 phút: Nhóm 1: Vai trò của đạo đức đối với cá nhân? Ở mỗi cá nhân tài năng và đạo đức cái nào hơn? Vì sao? Nhóm 2: Vai trò của đạo đức đối với gia đình? Theo em hạnh phúc gia đình có được là nhờ có tiền bạc, danh vọng hay đạo đức? Vì sao? Nhóm 3: Vai trò của đạo đức đối với xã hội? Tình trạng trẻ vị thành niên lao vào tệ nạn xã hội là do đạo đức xuống cấp? Xã hội cần phải làm gì? Nhóm 4: Nhận xét và bổ sung ý kiến của các nhóm trên. - HS cử đại diện đứng lên trình bày. - GV kết luận và chốt lại từng vai trò của đạo đức đối với cá nhân, gia đình và xã hội. |
1. Đạo đức là gì? a. Khái niệm đạo đức. - Quan hệ xã hội phong phú đa dạng: + Quan hệ giữa cá nhân với cá nhân. + Quan hệ cá nhân với xã hội. - Tự giác: Theo chuẩn mực nhất định của xã hội. Đạo đức là hệ thống các quy tắc chuẩn mực xã hội mà nhờ đó con người tự giác điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với lợi ích của cộng đồng, của xã hội. b. Phân biệt đạo đức với pháp luật và phong tục tập quán trong sự điều chỉnh hành vi của con người Ví dụ: Trước đây săn bắt động vật hoang dã, chặt cây rừng để làm củi đốt than, phá rừng làm nương rẫy không bị coi là vi phạm đạo đức, thì ngày nay bị coi là vi phạm đạo đức. Ví dụ: Người tham ô tài sản của nhà nước chỉ nghĩ đến lợi ích của bản thân, xâm phạm lợi ích của nhà nước. Ví dụ: Tham ô tài sản của nhà nước là hành vi tham nhũng, lấy trộm tài sản của Nhà nước không phải là hành vi tham nhũng. 2. Vai trò của đạo đức đối với sự phát triển của cá nhân, gia đình và xã hội. a. Đối với cá nhân. + Góp phần hoàn thiện nhân cách. + Có ý thức và năng lực, sống thiện, sống có ích. + Giáo dục lòng nhân ái, vị tha. b. Đối với gia đình. + Đạo đức là nền tảng của gia đình. + Tạo nên sự ổn định, phát triển vững chắc của gia đình. + Là nhân tố tạo nên niềm vui cho gia đình, xây dựng gia đình hạnh phúc. c. Đối với xã hội. + Xã hội phát triển bền vững, nếu xã hội đó thực hiện đúng các quy tắc chuẩn mực đạo đức. + Xã hội sẽ mất ổn định nếu đạo đức xã hội bị xuống cấp. |
3. Hoạt động luyện tập:
* Mục tiêu:
- Luyện tập để HS củng cố những kiến thức đã học về đạo đức, phân biệt giữa đạo đức với pháp luật và đạo đức; vai trò của đạo đức đối với cá nhân, gia đình và xã hội.
- Rèn luyện năng lực tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực phê phán năng lực giải quyết vấn để cho HS.
* Cách tiến hành:
- GV chia 4 nhóm làm 2 bài tập trong SGK:
Nhóm 1+2 bài tập 2 trang 66 SGK
Nhóm 3+4 bài tập 3 trang 66 SGK
- GV gọi mỗi nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung ý kiến.
- GV kết luận, chốt lại ý kiến đúng của HS
4. Hoạt động vận dụng:
* Mục tiêu:
- Tạo cơ hội cho HS vận dụng kiến thức và kỹ năng có được vào các tình huống/bối cảnh mới - nhất là vận dụng vào thực tế cuộc sống.
- Rèn luyện năng lực tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực quản lý và phát triển bản thân.
* Cách tiến hành:
1/ GV nêu yêu cầu:
a. Tự liên hệ:
- Hàng ngày trong các quan hệ gia đình, ngoài xã hội (bạn bè, thầy cô) em đã thực hiện đúng quy tắc chuẩn mực đạo đức do xã hội đề ra chưa?
- Nêu những ứng xử và việc làm tốt, chưa tốt của em? Vì sao?
- Cách khắc phục những hành vi, việc làm chưa tốt.
b. Nhận diện xung quanh:
Hãy nêu nhận xét của em về việc thực hiện đạo đức, thực hiện pháp luật của các bạn trong lớp và một số người khác mà em biết.
c. GV định hướng HS
- HS tôn trọng và thực hiện đúng các quy tắc chuẩn mực đạo đức và quy định của pháp luật đề ra.
- GV nêu một điển hình của HS trong nhà trường: Nhặt được của rơi trả lại người bị mất…
- GV chủ động thực hiện yêu cầu trên.
5. Hoạt động mở rộng:
- GV cung cấp địa chỉ, hướng dẫn HS tìm hiểu những tấm gương đạo đức trong đời sống, trên mạng, trên báo….
- GV cho HS sưu tầm những câu ca dao, tục ngữ nói về đạo đức.