Giáo án GDCD 10 Bài 4: Nguồn gốc vận động, phát triển của sự vật và hiện tượng (Tiết 1) mới nhất

TIẾT PPCT: 05

Bài 4: NGUỒN GỐC VẬN ĐỘNG, PHÁT TRIỂN

CỦA SỰ VẬT VÀ HIỆN TƯỢNG (2 tiết)

Tiết 1

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Về kiến thức:

Nhận biết được kết cấu của một mâu thuẫn; Hiểu rõ sự đấu tranh giữa các mặt đối lập của mâu thuẫn là nguồn gốc, là động lực của sự vật và hiện tượng.

2.Về kỹ năng:

Vận dụng để phân tích một số mâu thuẫn trong các sự vật và hiện tượng. Phân biệt được khái niệm mâu thuẫn thông thường và mâu thuẫn trong triết học.

3.Về thái độ:

Biết vận dụng ý nghĩa của nguyên lý đấu tranh giữa các mặt đối lập của mâu thuẫn, dám đấu tranh tham gia giải quyết một số mâu thuẫn trong cuộc sống phù hợp với lứa tuổi.

II. CÁC NĂNG LỰC HƯỚNG TỚI PHÁT TRIỂN Ở HỌC SINH.

- NL tự học, NL hợp tác, giải quyết vấn đề, năng lực tư duy phê phán, năng lực phân tích vấn đề.

III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC:

- Thảo luận lớp

- Thảo luận nhóm.

- Đàm thoại

-Thuyết trình

IV- PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:

SGK, SGV lớp 10.

-Tranh ảnh, máy chiếu,

- Sơ đồ về các chiều hướng của sự phát triển.

- Một số bảng so sánh và phiếu học tập để củng cố bài học.

V.TỔ CHỨC DẠY HỌC.

1. Ổn định tổ chức lớp.

2. Kiểm tra bài cũ.

Phát triển là gì? Vì sao nói phát triển là khuynh hướng tất yếu của quá trình vận động của sự vật hiện tượng.

3. Học bài mới.

Hoạt động cơ bản của giáo viên và học sinh

Nội dung bài học

1. Khởi động.

Mục tiêu:

- Kích thích học sinh tự tìm hiểu thế nào là mặt đối lập, thế nào là mâu thuẫn. Tại sao sự vật, hiện tượnglại có thể vận động và phát triển được?

– Rèn luận tư duy logic và phân tích của học sinh.

* Cách tiến hành.

GV trình chiếu cho học sinh xem một số ví dụsự phát triển của các giống loài trong tự nhiên. Sự vận động của nguyên tử. Sát thủ Lê Văn Luyện trong trại giam và hành động làm mi mắt giả, đọc sách...

Ảnh đính kèm

GV hỏi

-Tại sao các giống loài mới không ngừng phát triển trong tự nhiên?

-Tại sao nguyên tử có thể vận động?

-Tại sao một sát thủ máu lạnh như Lê Văn Luyện có thể chuyên tâm cải tạo để trở thành người tốt?

3-4 học sinh trả lời.

GV giải thích thêm và cho học sinh bổ sung.

GV chốt lại.

- Hình ảnh 1. Giống loài mới không ngừng phát triển trong tự nhiên là nhờ sự đấu tranh giữa DT và BD.

- Hình ảnh 2: Nguyên tử có thể vận động được là nhờ sự đấu tranh giữa ĐT âm và ĐT dương.

- Hình ảnh 3: Tại sao một sát thủ máu lạnh như Lê Văn Luyện có thể chuyên tâm cải tạo để trở thành người tốt là vì trong tư tưởng của Luyện có sự đấu tranh giữa tư tưởng tốt và tư tưởng tiêu cực. GV dẫn dắt. Vậy tại sao sự vật, hiện có thể vận động và phát triển được là nhờ sự đấu tranh giữa các mặt đối lâp. Thế nào là mặt đối lập? Thế nào là mâu thuẫn?..Trong bài này chúng ta sẽ giải đáp những thắc mắc này.

2. Hoạt động hình thành kiến thức.

Hoạt động 1: Thảo luận lớp tìm hiểu khái niệm mâu thuẫn.

*Mục tiêu.

- HS nêu được thế nào là khái niệm mâu thuẫn thông thường. Mâu thuẫn trong triết học, khái niệm mặt đối lập, sự đấu tranh giữa các mặt đối lập.

* Cách tiến hành.

- GV sử dụng ví dụ trong kiến thức sinh học để phân tích, dẫn dắt học sinh tìm hiểu khái niệm mâu thuẫn thông thường, khái niệm mâu thuẫn trong triết học Mac- Lênin

VD1; Trắng>< đen,

VD2: Di truyền><Biến dị.

-GVdùng phương pháp thảo luận lớp bằng những câu hỏi.

-Cả lớp hãy cho cô biết trong hai ví dụ trên giống nhau ở chỗ nào và khác nhau ở chỗ nào.

-GV cho học sinh thảo luận và phát biểu. Sau đó nhận xét và đưa ra kết luận.

- Cả hai ví dụ giống nhau tức là đều có hai mặt hoàn toàn trái ngược nhau ( Đối lập nhau).

- Khác nhau:+ Ở VD1. Hai mặt đối lập không liên quan đến nhau. (tách rời nhau)

+Ở VD2: Hai mặt đối lập nằm trong một cơ thể sốsống ( tức là nằm trong một chỉnh thể). Hai mặt đối lập có mmối liên hệ với nhau ( Nếu không có di truyền thì không có bibiến dị), tức là chúng thống nhất với nhau và đấu tranh vớianhau. ( Di truyền đấu tranh để giữ lại, biến dị đấu tranh để th thay đổi, làm mất đi đặc điểm cũ).

GV kết luận. - Có hai loại mâu thuẫn

+Mâu thuấn thông thường ( VD 1) được hiểu là trạng thái xung đột, chống đối nhau.

+Mâu thuẫn trong triết học. ( VD2). Theo triết học Mác- Leenin,mâu thuẫn là một chỉnh thể, trong đó hai mặt đối lập vừa thống nhất, vừa đấu tranh với nhau.

Sau khi kết luận, GV cho học sinh lấy thêm ví dụđể minh họa như,

 điện tích (-) >< điện tích (+) trong một nguyên tử. Đồng hóa >< dị hóa trong một cơ thể sống…..

Hoạt động 2: Dùng phương pháp vấn đáp để tìm hiểu mặt đối lập của mâu thuẫn.

*Mục tiêu:

– Hs nắm được mặt đối lập là gì? Hiểu được hai mặt đối lập nằm trong chỉnh thể của sự vật, hiện tượng.

–Rèn luyện năng lực giao tiếp, năng lực tư duy cho HS

* Cách tiến hành.

- GV trình chiếu tư liệu sinh học nói về di truyền và biến dị. Di truyền là hiện tuợng truyền đạt các tính trạng của bố mẹ cho con cái. Biến dị. - Là hiện tuợng con sinh ra khác với bố mẹ và khác nhau về nhiều chi tiết. - Biến di và di truyền là hai hiện tượng song song gắn liền với quá trình sinh sản.

GV sử dụng phương pháp vấn để hỏi học sinh.

-Biến dị và di truyền trong cơ thế sống đối lập nhau về những gì

-Học sinh trả lời câu hỏi. GV bổ sung.

-Chúng đối lập nhau về khuynh hướng, tính chất và đặc điểm…

-GV hỏi tiếp. Qua sự phân tích trên em hãy cho biết. Thế nào là mặt đối lập của mâu thuẫn

G V cho HS trả lời GV chốt lại:

Mặt đối lập là những khuynh hướng, tính chất, đặc điểm… mà trong quá trình vận động, phát triển của sự vật, hiện tượng, chúng phát triển theo những chiều hướng trái ngược nhau

Hoặc GV có thể phân tích thêm ví dụ trong môn vật lý học để minh họa cho kết luận của mình; điện tích ( -) > < điện tích dương (+) trong một nguyên tử.

Điện tích (-) chứa electron, có xu hướng nhận ( e). Điện tích ( +) chứa proton có xu hướng cho ( e).Vậy chúng đối lập nhau về khuynh hướng, tính chất và đặc điểm trong quá trình vận động của nguyên tử.

GV có thể cho HS lấy thêm VD để minh họa.

Hoạt động 3: Sử dụng phương pháp vấn đáp để tìm hiểu về sự thống nhất giữa các mặt đối lập.

- GV tiếp tục lấy các VD trên để hỏi học sinh bằng những câu hỏi sau.

-Nếu không có di truyền thì biến dị sẽ như thế nào?

-Nếu không có biến dị thì di truyền sẽ như thế nào?

GV cho học sinh trả lời và hỏi tiếp.

-Vậy em có nhận xét gì về mối quan hệgiữa hai mặt đối lập này?

Học sinh trả lời, GV tổng hợp và chốt lại vấn đề.

- Hai mặt đối lập này luôn gắn bó, làm tiền đề tồn tại cho nhau.Có di truyền thì mới có biến dị.

Vậy, sự thống nhất giữa hai mặt đối lập là, hai mặt đối lập liên hệ và gắn bó với nhau, làm tiền đề tồn tại cho nhau.

GV cho học sinh lấy VD để củng cố.

1.Thế nào là mâu thuẫn?

-Mâu thuẫn là một chỉnh thể, trong đó hai mặt đối lập vừa thống nhất, vừa đấu tranh với nhau.

a.Mặt đối lập của mâu thuẫn

Mặt đối lập là những khuynh hướng, tính chất, đặc điểm… mà trong quá trình vận động, phát triển của sự vật, hiện tượng, chúng phát triển theo những chiều hướng trái ngược nhau.

-Mặt đối lập của mâu thuẫn còn gọi là mặt đối lập biện chứng, là những mặt đối lập ràng buộc, thống nhất và đấu tranh với nhau trong mâu thuẫn, chứ không phải là những mặt đối lập bất kì giữa sự vật, hiện tượng với sự vật, hiện tượng kia…

b.Sự thống nhất giữa các mặt đối lập

Sự thống nhất giữa hai mặt đối lập là, hai mặt đối lập liên hệ và gắn bó với nhau, làm tiền đề tồn tại cho nhau.

3. Hoạt động luyện tập.

* Mục tiêu.

- Luyện tập để HS củng cố những gì đã biết về mâu thuẫn, giải quyết mâu thuẫn chính là nguồn gốc của sự vận động và phát triển của sự vật, hiện tượng trong thực tiễn thông qua tình huống.

- Rèn luyện NL tự học, NL giao tiếp và hợp tác, năng lực tư duy.

* Cách tiến hành.

GV tổ chức cho học sinh làm bài tập4 trong SGK theo nhóm.( nhóm 4- 6 HS).

-HS làm bài tập.

- Đại diện nhóm báo cáo kết quả làm bài, lớp nhận xét đánh giá và thống nhất đáp án.

Bài tập 4: Kết luận phải thể hiện được những ý cơ bản sau.

-Xác định được mâu thuẫn chính trong cuộc sống.

-Phải đấu tranh để giải quyết mâu thuẫn, không điều hòa, bắt tay với mâu thuẫn.

Sản phẩm. Kết quả làm việc của học sinh.

4. Hoạt động vận dụng.

* Mục tiêu.

-Tạo cơ hội cho học sinh vận dụng g kiến thức và kỹ năng có được vào thực tiễn cuộc sống. Phân biệt và xác định được mâu thuẫn chính trong tư tưởng, trong lao động, trong học tập và giải quyết tốt mâu thuẫn đó để phát triển.

-Rèn luyện năng lực tự học, NL giải quyết vấn đề, NL tự quản lý và phát triển bản thân.

* Cách tiến hành.

1) GV yêu cầu.

a) Tự liên hệ.

- Hằng ngày em làm gì để khắc phục những tư tưởng chây lười trong học tập, trong lao động?

b) Nhận diện xung quanh.

- Em sẽ làm gì khi bạn em luôn có tư tưởng “ Dĩ hòa vi quý”. Không chịu đấu tranh để giải quyết mâu thuẫn, buông xuôi và tin vào số phận?

c) GV định hướng HS.

- HS xác định đúng mâu thuẫn và giải quyết tốt mâu thuẫn trong thực tiễn.

- HS làm bài tập 1 trong SGK trang 28.

5. Hoạt động mở rộng.

-HS sưu tầm một số câu chuyện trong đời sống trong đó có phân tích và chỉ ra các mâu thuẫn và cách giải quyết mâu thuẫn để sự vật, hiện tượng vận động và phát triển.