Giáo án GDCD 10 Bài 14: Công dân với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc mới nhất

Bài 14: CÔNG DÂN VỚI SỰ NGHIỆP

XÂY DỰNG VÀ BẢO VỆ TỔ QUỐC (Tiết 1)

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

1. Về kiến thức.

Nêu được thế nào là lòng yêu nước và các biểu hiện cụ thể của lòng yêu nước Việt Nam.

2. Về kĩ năng.

Biết tham gia vào các hoạt động xây dựng, bảo vệ quê hương, đất nước phù hợp với khả năng của bản thân.

3. Về thái độ.

- Yêu quý, tự hào về quê hương, đất nước, dân tộc

- Có ý thức học tập, rèn luyện để góp phần vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ quê hương đất nước.

II. CÁC NĂNG LỰC HƯỚNG TỚI PHÁT TRIỂN Ở HỌC SINH:

- Năng lực tự học.

- Năng lực giải quyết vấn đề.

- Năng lực tư duy phê phán.

- Năng lực tìm kiếm và xử lí thông tin.

III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC CÓ THỂ SỬ DỤNG

- Thảo luận nhóm, thảo luận lớp

- Nêu vấn đề

- Xử lý tình huống

- Đọc hợp tác

IV. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC

- SGK, SGV môn GDCD lớp 10

-Ca dao, tục ngữ, thơ văn liên quan đến lòng yêu nước.

V. Tổ chức dạy học

Hoạt động của GVvà HS

Nội dung

1. Khởi động

*Mục tiêu:

- HS tìm hiểu xem các em đã biết được gì về lòng yêu nước.

- Rèn luyện năng lực nhận thức cho HS

* Cách tiến hành:

- GV yêu cầu học sinh kể lại một cách tóm tắt truyện Thánh Gióng.

-GV đặt câu hỏi để dẫn dắt vào bài.

2. Hoạt động hình thành kiến thức

Hoạt động 1: Thảo luận lớp tìm hiểu thế nào là lòng yêu nước.

* Mục tiêu:

- Hiểu được thế nào là lòng nước

- Rèn luyện năng lực nhận thức, liên hệ thực tiễn.

* Cách tiến hành:

Giáo viên tổ chức cho học sinh thảo luận bài thơ sau:

“Sông núi nước Nam vua Nam ở

Rành rành định phận ở sách trời

Cớ sao lũ giặc sang xâm phạm

Chúng bay sẽ bị đánh tơi bời”

(Lý Thường Kiệt)

“Ôi tổ quốc, ta yêu như máu thịt

Như mẹ cha ta, như vợ như chồng

Vì tổ quốc, nếu cần ta chết

Cho mỗi ngôi nhà, ngọn núi, con người

(Chế Lan Viên)

-GV: Em có nhận xét gì về tình cảm của tác giả đối với tổ quốc qua các đoạn thơ trên ?

- GV: Thế nào là lòng yêu nước?

- Học sinh trình bày ý kiến

- Học sinh cả lớp trao đổi

- Giáo viên nhận xét, bổ xung và minh họa thơ về tinh thần sẵn sàng hy sinh thân mình phục vụ lợi ích của Tổ quốc:

+“Tiếng em thì thầm ngày đêm vẫn nhắc:

Khi Tổ quốc cần, chúng mình biết hy sinh!

Giữ lấy cầu ao

Giữ xanh mái tóc!

Hôm nay trở về một chân anh mất

Nhưng quê hương tất cả vẫn còn...”

(Hoa chanh- Nguyễn Bảo)

+“Gió nói tôi nghe những tiếng thì thào:

Khi Tổ quốc cần họ biết sống xa nhau”

(Cuộc chia ly màu đỏ

-Nguyễn Mỹ

- Lòng yêu nước bắt nguồn từ đâu?

- Giảng giải và lấy ví dụ, tình huống minh họa cho từng nội dung về nguồn gốc của lòng yêu nước.

àI-li-a E-ren-bua đã nói: “Lòng yêu nước ban đầu từ lòng yêu những vật tầm thường nhất: yêu cái cây trồng trước nhà…lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu Tổ quốc”.

*Hoạt động 2:Sử dụng phương pháp thuyết trình, đàm thoại tìm hiểu về truyền thống yêu nước của dân tộc ViệtNam

* Mục tiêu:

- Hiểu được truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam.

- Rèn luyện năng lực nhận thức, liên hệ thực tiễn.

* Cách tiến hành:

- Giáo viên gọi 1 học sinh đọc bài

- GV đặt câu hỏi tìm hiểu nội dung phần b

- Em có nhận xét gì về truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam.

- Nhận xét, chốt lại.

- Người Việt Nam luôn hiểu rằng: “nước mất, nhà tan”, nên yêu nhà bao nhiêu thì yêu nước càng đậm sâu bấy nhiêu và càng quyết tâm bảo vệ đất nước bằng mọi giá: “Chúng ta thà hy sinh tất cả chứ không chịu mất nước, không chịu làm nô lệ” (Hồ Chí Minh). Người Việt Nam thời phong kiến, rất coi trọng vua (quân – sư - phụ), nhưng hễ vị vua nào “bán nước”, “rước voi về giày mả tổ” thì nhân dân rất khinh khi, coi vị vua ấy như thằng giặc, vị vua bù nhìn, con rối. Ví dụ, thái độ của Nguyễn Ái Quốc đối với vua bù nhìn Khải Định.

- Ví dụ: Yêu nước sản sinh ra các giá trị đạo đức truyền thống khác như: anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang…Như tấm gương của chị Võ Thị Sáu, Nguyễn Thị Minh Khai,…

- Ví dụ: Từ thế kỷ thứ I đến thế kỷ thứ X và từ 1407 đến 1427 là thời kỳ đất nước ta nằm trong tay các đế chế phong kiến Trung Hoa, cho thấy cuộc đấu tranh giành độc lập của dân tộc ta, chống lại âm mưu đồng hóa của kẻ thù rất gian khổ và lâu dài. Trong lịch sử đấu tranh giành độc lập, đã nhiều lần dân tộc ta phải đối diện với những bọn giặc hùng mạnh: 96 năm kháng chiến chống Pháp, 5 năm chống Nhật, 21 năm chống Mỹ, chứng minh tinh thần đấu tranh kiên cường, bất khuất của dân tộc ta.

- Hãy nêu những biểu hiện của lòng yêu nước của dân tộc Việt Nam ta.

- Nhận xét, chốt lại.

- Biểu hiện: bằng sự gắn bó với con người, cảnh vật nơi mình sinh ra và lớn lên và sự nhớ nhung khi xa cách.

Ví dụ:

+ “Anh đi anh nhớ quê nhà

Nhớ canh rau muống, nhớ cà dầm tương”

(Ca dao; Á Nam - Trần Tuấn Khải)

+ Nhà thơ Bằng Việt khi xa quê vẫn nhớ hình ảnh của người bà và hình ảnh bếp lửa khói hun nhèm mắt.

- Dẫn chứng tấm gương của Chủ tịch Hồ Chí Minh về tình thương yêu vô hạn đối với đồng bào, giống nòi, dân tộc, nhân loại cùng khổ, đặc biệt là tình thương yêu đối với thiếu niên nhi đồng.

- Là công dân Việt Nam, chúng ta có thể tự hào về những gì của dân tộc ta, của quê hương, đất nước ta?

- Lòng yêu nước của dân tộc ta còn thể hiện ở những điểm nào khác?

- Cho học sinh xem đoạn video minh họa về chiến thắng Điện Biên Phủ.

- Sau khi tìm hiểu về lòng yêu nước, bản thân em rút ra được bài học gì cho bản thân?

- Học sinh phát biểu ý kiến cá nhân

- Học sinh cả lớp trao đổi

- Giáo viên nhận xét, kết luận

1. Lòng yêu nước

a. Lòng yêu nước là gì?

  • Lòng yêu nước là tình yêu quê hương, đất nước và tinh thần sẵn sàng đem hết khả năng của mình phục vụ lợi ích của tổ quốc.
  • Lòng yêu nước bắt nguồn từ những tình cảm bình dị nhất, gần gũi nhất. Từ tình cảm gắn bó với hàng xóm, quê hương và được nâng lên thành lòng yêu nước.

b. Truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam

- Yêu nước là một truyền thống đạo đức cao quý và thiêng liêng nhất của dân tộc Việt Nam.

- Là cội nguồn của các giá trị truyền thống khác của dân tộc.

- Được hình thành và hun đúc từ trong cuộc đấu tranh liên tục, gian khổ và kiên cường chống giặc ngoại xâm và lao động xây dựng đất nước.

- Lòng yêu nước được thể hiện :

- Tình cảm gắn bó với quê hương đất nước.

- Tình thương yêu đối với đồng bào, giống nòi, dân tộc.

- Lòng tự hào dân tộc chính đáng.

- Đoàn kết, kiên cường, bất khuất chống giặc ngoại xâm, để bảo vệ chủ quyền dân tộc và nền độc lập tự do của Tổ quốc.

- Cần cù và sáng tạo trong lao động để xây dựng, phát triển nền văn hóa dân tộc và xây dựng đất nước ngày càng giàu đẹp.

- Học sinh cần phải :

+ Giữ gìn, phát huy thuyền thống yêu nước của dân tộc

+ Thể hiện lòng yêu nước của mình trong học tập, lao động và cuộc sống.

+ Biết tôn trọng truyền thống, giá trị đạo đức cao quý của dân tộc.

3. Hoạt động luyện tập:

* Mục tiêu:

- Luyện tập để HS củng cố những kiến thức đã học về khái niệm lòng yêu nước và truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam .

- Rèn luyện năng lực tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực phê phán năng lực giải quyết vấn để cho HS.

* Cách tiến hành: GV hướng dẫn HS xử lý tình huống:

+ Anh trai Hùng có giấy gọi nhập ngũ. Bố mẹ Hùng không muốn con đi bộ đội nên bàn nhau tìm cách xin cho anh ở lại.

Theo em, Hùng nên làm gì khi biết ý định của bố mẹ? Vì sao?

+ Gợi ý: Hùng nên giải thích cho bố mẹ hiểu về trách nhiệm bảo vệ tổ quốc của thanh niên và không nên xin cho anh ở lại, vì như vậy là trái với Luật Nghĩa vụ quân sự.

4. Hoạt động vận dụng:

* Mục tiêu:

- Tạo cơ hội cho HS vận dụng kiến thức và kỹ năng có được vào các tình huống/bối cảnh mới - nhất là vận dụng vào thực tế cuộc sống.

- Rèn luyện năng lực tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực quản lý và phát triển bản thân.

* Cách tiến hành:

1/ GV nêu yêu cầu:

a. Tự liên hệ:

- Để phát huy truyền thống yêu nước của dân tộc, mỗi học sinh cần phải làm gì?

- Nêu những việc đã làm cụ thể của biểu hiện lòng yêu nước.

- Cách khắc phục những hành vi, việc làm chưa tốt.

b. Nhận diện xung quanh:

Hãy nêu nhận xét của em về việc thực hiện lòng yêu nước của các bạn trong lớp và một số người khác mà em biết.

c. GV định hướng HS

- HS phát huy truyền thống yêu nước của dân tộc.

5. Hoạt động mở rộng:

- GV cung cấp địa chỉ, hướng dẫn HS tìm hiểu những tấm gương yêu nước trong đời sống, trên mạng, trên báo….

- GV cho HS sưu tầm những tấm gương yêu nước cả trong thời chiến và thời bình.