Giáo án GDCD 10 Bài 16: Tự hoàn thiện bản thân (Tiết 2) mới nhất

Bài 16: TỰ HOÀN THIỆN BẢN THÂN ( Tiết 2)

(Tiếp theo)

C. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP (5 phút)

1. Ổn định tổ chức.

2. Kiểm tra bài cũ:

- GV: Thế nào là tự hoàn thiện bản thân? Cho ví dụ?

3. Tiến trình bài học:

*Hoạt động 1: Vì sao phải tự hoàn thiện bản thân?

-Phương pháp: Vấn đáp,nêu vấn đề, giảng giải, gợi mở

-Hình thức tổ chức dạy học: Học theo lớp, học cá nhân.

-Thời gian để thực hiện hoạt động: 17 phút

Hoạt động của GV và HS

*Bước 1: GV gọi 1 HSđọc nội dung phần b

*Bước 2: GV đặt câu hỏi

-GV: Vì sao phải tự hoàn thiện bản thân?

-GV giải thích : Xã hội hiện đại yêu cầu người lao động: không những phải là một chuyên gia giỏi về kỹ thuật, mà còn là một nhà quản lý tài ba, phải phát huy được mọi khả năng tiềm tàng của bản thân.

Nội dung

b. Vì sao phải tự hoàn thiện bản thân?

- Xã hội ngày càng phát triển => là tất yếu để đáp ứng đòi hỏi xã hội.

- Tự hoàn thiện bản thân là phẩm chất quan trọng của thanh thiếu niên, giúp cho cá nhân, gia đình và cộng đồng ngày càng tiến bộ hơn.

*Hoạt động 2: Tự hoàn thiện bản thân như thế nào?

-Phương pháp: Vấn đáp,nêu vấn đề, giảng giải, gợi mở

-Hình thức tổ chức dạy học: Học theo lớp, học cá nhân.

-Thời gian để thực hiện hoạt động: 18 phút

Hoạt động của GV và HS

*Bước 1: Giáo viên yêu cầu học sinh liệt kê những yêu cầu đạo đức của xã hội đối với công dân trong giai đoạn hiện nay như: lương tâm, danh dự, trách nhiệm, yêu nước, nhân nghĩa, khoan dung, khiêm tốn, trung thực, giảm dị, hòa nhập, hợp tác…

*Bước 2: Sau đó giáo viên yêu cầu học sinh đối chiếu các yêu cầu đó với bản thân mình và tự đánh giá xem mình đã thực hiện tốt các yêu cầu nào, những yêu cầu nào mình còn cần phải cố gắng.

Nội dung

3. Tự hoàn thiện bản thân như thế nào?

a. Yêu cầu chung.

- Mỗi người đều phải phấn đấu tu dưỡng đạo đức để tự hoàn thiện bản thân mình.

- Biết nhận sự hỗ trợ, giúp đỡ bạn bè, gia đình, xã hội để hoàn thiện bản thân.

b. Học sinh cần phải:

- Xác định rõ điều mình mong muốn

- Lập kế hoạch thực hiện theo mốc thời gian cụ thể.

- Xác định được những biện pháp cần làm

- Xác định được những thuận lợi và khó khăn và cách vượt qua khó khăn

- Xác định được những người sẽ giúp đỡ mình

- Có quyết tâm thực hiện và biết tìm sự giúp đỡ của những người tin cậy.

- Lấy ví dụ cụ thể:

4. Tổng kết và hướng dẫn học tập(5 phút)

4.1.Tổng kết

Giáo viên nhắc lại kiến thức trọng tâm của bài học thông qua các câu hỏi trăc nghiệm.

Câu 1. Em đồng ý với ý kiến nào sau đây ?

a. Có hiểu đúng về mình mới có quyết định đúng, lựa chọn đúng.

b. Tự đánh giá quá cao, hoặc quá thấp thì dễ mắc sai lầm.

c. Tự nhận thức bản thân là điều không dễ dàng

- HS: Đồng ý với cả 3 ý kiến trên.

Câu 2.: Theo em, biểu hiện nào sau đây là tự hoàn thiện bản thân?

a.Vượt khó khăn, trở ngại, kiên trì, khổ luyện.

b. Khắc phục khuyết điểm.

c. Học hỏi điều tốt, rèn luyện trong lao động, học tập.

- HS: Tất cả các biểu hiện trên.

Câu 3. Em tán thành hay không tán thành các ý kiến sau? Vì sao?

a. Chỉ những người “có vấn đề” về đạo đức mới cần tự hoàn thiện về bản thân.

b. Tự hoàn thiện bản thân là việc làm cần thiết nhưng không dễ dàng.

c. Tự hoàn thiện bản thân không phải là làm mất đi bản sắc riêng của mình.

d. Để tự hoàn thiện bản thân, điều quan trọng nhất là phải có sự hỗ trợ, giúp đỡ của những người xung quanh.

- HS: Tán thành ý kiến (b), (c). Không tán thành ý kiến (a) và (d) vì: ai cũng cần phải tự hoàn thiện bản thân, chứ không phải chỉ những người có vấn đề về đạo đức (a). Để tự hoàn thiện bản thân, điều quan trọng nhất là sự nỗ lực, quyết tâm của bản thân mình. Sự hỗ trợ, giúp đỡ của những người xung quanh là một yếu tố cần thiết song không phải là quan trọng nhất (d).

Câu 4. Những câu tục ngữ, thành ngữ nào sau đây nói lên sự tự nhận thức, tự hoàn thiện bản thân?

a. Tiên trách kỷ, hậu trách nhân.

b. Có công mài sắt, có ngày nên kim.

c. Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng.

d. Ếch ngồi đáy giếng.

e. Dốt đến đâu học lâu cũng biết.

g. Mưu cao chẵng bằng chí dày.

- HS: Câu a, b, e, g (nói lên sự tự nhận thức, tự hoàn thiện bản thân).

4.2.Hướng dẫn học tập

Về nhà các em học bài cũ trả lời các câu hỏi cuối bài học và chuẩn bị trước tiết thực hành, ngoại khóa.