Ngày soạn :
Bài 9: BẢN VẼ CƠ KHÍ
A.MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Biết được nội dung chính của bản vẽ cơ khí và bản vẽ lắp.
- Biết cách lập bản vẽ chi tiết.
2. Kỹ năng:
- Lập được bản vẽ chi tiết đơn giản.
3.Thái độ:
- Có ý thức thực hiện bản vẽ một cách nghiêm túc.
B. PHƯƠNG PHÁP : Nêu vấn đề, đàm thoại
C CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN, HỌC SINH:
1. Chuẩn bị của giáo viên:
- Tranh vẽ phóng to hình 9.1; 9.4 trong SGK.. Mô hình giá đỡ hình 9.2.
-Đọc tài liệu có liên quan đến bài giảng. Xem lại bài 9, bài 13 sách Công Nghệ 8
1.Chuẩn bị của học sinh:
- Xem lại bài 9, bài 13 sách Công Nghệ 8. Nghiên cứu kĩ bài 9 sách Công Nghệ 11.
- Tìm một số bản vẽ kĩ thuật cơ khí có trongthực tế sau đó phân loại bản vẽ đó.
D.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP :
I.ổn định: ( 1 phút)
II. Kiểm tra bài cũ: ( 5 phút)
- Phân biệt bản vẽ cơ khí và bản vẽ lắp?
- Nêu các bước lập bản vẽ chi tiết?
III.Bài mới:
1.Đặt vấn đề : ( 1phút)
- Bản vẽ là tài liệu kĩ thuật quan trọng dùng trong thiết kế cũng như trong sản xuất. muốn làm ra một cỗ máy, trước hết phải chế tạo từng chi tiết, sau đó lắp ráp các chi tiết đó lại với nhau thành một cỗ máy. Trong thiết kế và chế tạo cơ khí, bản vẽ chi tiết và bản vẽ lắp là hailoại bản vẽ quan trọng. để hiểu rõ hơn về nội dung cụ thể cách lập bản vẽ chi tiết, bản vẽ lắp ta sẽ nghiên cứu bài 9.
2. Triển khai bài ( 38 phút)
a. Hoạt động1: Tìm hiểu về bản vẽ chi tiết
Cách thức hoạt động của thầy và trò -GV: Thông qua bản vẽ giá đỡ hình 9.1 SGK, hãy cho biết bản vẽ chi tiết gồm những nội dung gì? -Bản vẽ chi tiết dùng để làm gì? -HS: Quan sát rồi trả lời sau đó Gv nhận xét đưa ra kết luận. -GV: Trước khi lập bản vẽ chi tiết thường lập bản vẽ phác chi tiết. -GV: Trình tự lập bản vẽ chi tiết? HS: Căn cứ vào hình 9.3 để nêu trình tự lập bản vẽ chi tiết. |
Nội dung kiến thức I.Bản vẽ chi tiết: 1/ Nội của bản vẽ chi tiết: + Nội dung: Bản vẽ chi tiết thể hiện hình dạng, kích thứoc và các yêu cầu kĩ thuật của chi tiết. + Công dụng: Bản vẽ chi tiết dùng để chế tạo và kiểm tra chi tiết 2/ Cách lập bản vẽ chi tiết: - Bước 1: Bố trí các hình biểu diễn và khung tên. - Bước 2: Vẽ mờ. - Bước 3: Tô đậm. - Bước 4: Ghi phần chữ. -Bước 5: Kiểm tra hoàn thiện bản vẽ. |
|
b. Hoạt động 2: Tìm hiểu về bản vẽ lắp |
||
-GV: Thông qua bản vẽ giá đỡ hình 9.4 SGK, hãy cho biết bản vẽ lắp gồm những nội dung gì? -Bản vẽ lắp dùng để làm gì? -HS: Quan sát rồi trả lời sau đó Gv nhận xét đưa ra kết luận. -GV: Hãy đọc bản vẽ bộ giá đỡ (hình 9.4) và cho biết các nội dung chính của bản vẽ lắp. |
II.Bản vẽ lắp: -Nội dung: Bản vẽ lắp trình bày hình dạng và vị trí tương quan của một nhóm chi tiết được lắp với nhau. -Công dụng: Bản vẽ lắp dùng để lắp ráp các chi tiết. |
|
IV. Củng cố: (4 phút)
- Trong bản vẽ chi tiết người ta có thể dùng các loại hình biểu diễn nào? Chúng được vẽ theo phương pháp chiếu góc thứ mấy?
- Cách tháo lắp các chi tiết của bộ giá đỡ như thế nào?
- Các kích thước ghi trên bản vẽ là kích thước các bộ phận nào?
V. Dặn dò, hướng dẩn học sinh học tập ở nhà
- . Đọc trước bài 10: THỰC HÀNH: LẬP BẢN VẼ CHI TIẾT CỦA SẢN PHẨM CƠ KHÍ ĐƠN GIẢN.
E. RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY : .......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................