Ngày soạn :
BÀI 22 : THÂN MÁY VÀ NẮP MÁY
A.MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
-Biết được nhiệm vụ và cấu tạo chung của thân máy và nắp máy
-Biết được đặc điểm cấu tạo của thân xilanh và nắp máy động cơ làm mát bằngnước và bằng không khí.
2.Kỹ năng:
-Nhận biết được thân máy và nắp máy của một số động cơ
3. Thái độ:
-Nhận thức được tầm quan trọng của động cơ đốt trong đối với sự phát triển của nền công nghiệp.
B. PHƯƠNG PHÁP : Nêu vấn đề, đàm thoại
C. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN, HỌC SINH:
1. Chuẩn bị của giáo viên:
-Đọc kĩ nội dung bài dạy trong SGK.Tìm hiểu các thông tin liên quan đến thân máy và nắp máy.
- Tranh giáo khoa hình 22.1, 22.2, 22.3. Mô hình động cơ đốt trong 2 kì và 4 kì.
2.Chuẩn bị của học sinh:
- Đọc trước bài học ở nhà.
- Sưu tầm các chi tiết thân máy, nắp máy của các động cơ cỡ nhỏ.
D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP :
I.ổn định: ( 1 phút)
II. Kiểm tra bài cũ: ( 3`)
- Trình bày nguyên lí làm việc của động cơ Diezen 4 kì?
- Nguyên lí làm việc của động cơ xăng 4 kì có những điểm nào khác với động cơ Diezen 4 kì?
III.Bài mới:
1. Đặt vấn đề : ( 1phút)
-Trong động cơ đốt trong có rất nhiều chi tiết. Trong đó có hai chi tiết cố định khi động cơ hoạt động và cũng là nơi để lắp ráp các chi tiết khác của động cơ. Đó là thân máy và nắp máy. Để tìm hiểu rõ hơn về hai chi tiết này ta tiến hành nghiên cứu bài thân máy và nắp máy
2.Triển khai bài
a. Hoạt động 1: Giới thiệu chung về thân máy và nắp máy
- GV: Treo tranh 22.1 lên bảng yêu cầu HS quan sát. - GV: Thân máy và nắp máy có vai trò như thế nào trong động cơ? - GV: Tại sao nói thân máy và nắp máy là khung xương động cơ? GV: Hãy chỉ vị trí lắp đặt trục khuỷu, trục cam trên thân máy? |
I./ Giới thiệu chung về thân máy và nắp máy: Tranh vẽ hình 21.1 |
b. Hoạt động 2: Tìm hiểu cấu tạo của thân máy |
|
- GV: Quan sát hình 22.2 SGK và đọc nội dung để nắm bắt được kiến thức mới và trả lời câu hỏi. - GV: Xe máy được làm mát bằng gì? - GV: Căn cứ vào đâu ta kết luận xe máy được làm mát bằng không khí? - HS trả lời sau đó GV nhận xét và bổ sung. - GV: Áo nước có vị trí như thế nào với xilanh của động cơ? GV: Tại sao cácte của động cơ làm mát bằng nước không có áo nước |
I./ Thân máy: 1./ Nhiệm vụ: Dùng để lắp các cơ cấu và hệ thống của động cơ. 2./ Cấu tạo: - Thân xilanh của động cơ làm mát bằng nước có áonước làm mát. - Thân xilanh của động cơ làm mát bằng không khí có các cánh tản nhiệt. |
c. Hoạt động 3: Tìm hiểu cấu tạo của nắp máy |
|
- GV: Quan sát hình 22.3 SGK và đọc nội dung để nắm bắt được kiến thức mới đồng thời liên hệ thực tế trả lời câu hỏi. - GV: Vì sao trên nắp máy có bộ phận làm mát? - GV: Đối với động cơ làm mát bằng không khí có bộ phận làm mát là gì? - GV: Làm thế nào để biết được động cơ xăng hay động cơ Diezen? |
III./ Nắp máy 1./ Nhiệm vụ: Tạo thành buồng cháy của động cơ. Lắp các chi tiết và cụm chi tiết như: buzi, vòi phun ... 2./ Cấu tạo: |
IV. Củng cố: (4 phút)
-Em có nhận xét gì về đặc điểm cấu tạo thân xilanh của động cơ làm mát bằng nước và động cơ làm mát bằng không khí
V. Dặn dò, hướng dẩn học sinh học tập ở nhà
- Trả lời các câu hỏi trong SGK.
Chuẩn bị bài mới: Nội dung bài 23: CƠ CẤU TRỤC KHUỶU THANH TRUYỀN
E. RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY : .................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................