Ngày soạn :
BÀI 28 : HỆ THỐNG CUNG CẤP NHIÊN LIỆU VÀ KHÔNG KHÍ TRONG ĐỘNG CƠ ĐIÊZEN
A. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Biết được nhiệm vụ, cấu tạo chung và nguyên lí làm việc của hệ thống cung cấp nhiên liệu và không khí trong động cơ điêzen.
2. Kỹ năng:
- Đọc được sơ đồ khối của hệ thống.
3.Thái độ:
- Có thái độ đúng đắn về ngành động cơ đốt trong.
B. PHƯƠNG PHÁP :Nêu vấn đề, đàm thoại
C CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN, HỌC SINH:
1. Chuẩn bị của giáo viên:
- Tìm hiểu các thông tin liên quan đến các chi tiết thuộc hệ thống cung cấp nhiên liệu và không khí trong động cơ điêzen.Tranh giáo khoa hình 28.1.
- Vật thật của các chi tiết thuộc hệ thống cung cấp nhiên liệu và không khí trong động cơ điêzen.
2. Chuẩn bị của học sinh:
- Đọc trước bài học ở nhà.
- Sưu tầm các chi tiết thuộc hệ thống cung cấp nhiên liệu và không khí trong động cơđiêzen như bơm cao áp, vòi phun nhiên liệu, bình lọc dầu...
D.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP :
I.Ổn định:( 1 phút)
II. Kiểm tra bài cũ:( 5 phút)
- Trình bày sơ đồ và nguyên lí làm việc của hệ thống nhiên liệu dùng bộ chế hòa khí?
- Trình bày sơ đồ và nguyên lí làm việc của hệ thống phun xăng?
III.Bài mới:
1. Đặt vấn đề: ( 1phút)
Trong thực tế ngoài động cơ sử dụng nhiên liệu là xăng, còn có động cơ sử dụng nhiên liệu là điêzen. Vậy với hệ thống nhiên liệu của động cơ xăng có dùng được cho động cơ điêzen không? Để hiểu rõ hơn về vấn đề này chúng ta cùng tìm hiểu bài 28.
2.Triển khai bài ( 38 phút)
a. Hoạt động 1: Tìm hiểu nhiệm vụ của hệ thống. |
||
Cách thức hoạt động của thầy và trò -GV: Trong kì nạp động cơ hút gì vào xilanh? -GV: Nhiên liệu được đưa vào xilanh vào thời điểm nào? -HS trả lời sau đó GV nhận xét. GV: Dựa vào nhiệm vụ của hệ thống nhiên liệu động cơ xăng, hãy nêu nhiệm vụ của hệ thống nhiên liệu động cơ điêzen? |
Nội dung kiến thức 1. Nhiệm vụ: Cung cấp nhiên liệu và không khí sạch vào xilanh phù hợp với yêu cầu các chế độ làm việc của động cơ. |
|
b. Hoạt động 2: Tìm hiểu đặc điểm của sự hình thành hòa khí. |
||
- GV: Tại sao khi nhiên liệu được phun tơi vào xilanh thì tự bốc cháy? - GV: Lượng nhiên liệu phun phụ thuộc vào bộ phận nào của hệ thống? -GV: Hòa khí ở động cơ điêzen được hình thành ở đâu và được đốt cháy vào thời điểm nào? - GV: Để hòa khí được hình thành nhanh chóng thì nhiên liệu phun phải đạt yêu cầu gì? Vì sao? HS so sánh và kết luận rõ sự khác biệt. |
2./ Đặc điểm của sự hình thành hòa khí: - Nhiên liệu phun thẳng vào xilanh. - Thời điểm phun: cuối kì nén. - Áp suất phun lớn. - Nhiên liệu được phun tơi. -- Lượng nhiên liệu do bơm cao áp cấp vào xi lanh động cơ.GV: Đặc điểm của sự hình thành hòa khí như thế nào? |
|
C. Hoạt động 3: Tìm hiểu cấu tạo của hệ thống. |
||
- Dựa vào sơ đồ khối hệ thống nhiên liệu phun xăng hãy thiết kế hệ thống nhiên liệu động cơ điêzen để đáp ứng yêu cầu trên. - GV: So sánh sự khác khau giữa sơ đồ hệ thống phun xăng? - GV: Yêu cầu HS nhắc lại chức năng của bộ điều khiển phun và bbộ điều chỉnh áp suất, từ đó nêu chức năng của bơm cao áp. - GV: Tại sao hệ thống cung cấp nhiên liệu động cơ điêzen lại không có bình lọc không khí mà lại có hai bình lọcnhiên liệu? |
II./ Cấu tạo và nguyên lí làm việc 1./ Cấu tạo: |
|
d. Hoạt động 4: Tìm hiểu nguyên lí làm việc của hệ thống. |
||
GV: Nêu chức năng của các bộ phận trên mô hình kết hợp với hỏi và giảng. - Bơm cao áp có nhiệm vụ gì? Tại sao có cấu tạo đặc biệt? ( độ chính xác, rãnh xiên...) - Piston, xilanh phải đảm bảo yêu cầu gì? (độ chính xác, khe hở...) - Vòi phun có tác dụng gì? Cấu tạo như thế nào? |
2./ Nguyên lí làm việc: - Bơm nhiên liệu: đưa nhiên liệu đi từ thùng chứa đến bơm cao áp. - Bơm cao áp: - Vòi phun: GV: Nêu chức năng của các bộ phận trên mô hình kết hợp với hỏi và giảng. -Bơm cao áp có nhiệm vụ gì? Tại sao có cấu tạo đặc biệt? ( độ chính xác, rãnh xiên...) - Piston, xilanh phải đảm bảo yêu cầu gì? (độ chính xác, khe hở...) - Vòi phun có tác dụng gì? Cấu tạo như thế nào? - Bầu lọc tinh có nhiệm vụ gì? Cấu tạo như thế nào? - Tại sao có dầu dư? - Sự liên kết giữa các bộ phận như thế nào? - Nhiên liệu từ thùng nhiên liệu được đưa đến vòi phun như thế nào? |
IV. Củng cố: (4 phút)
- Nhiên liệu được phun vào xilanh ở thời kì nào?
- Nhiên liệu được phun vào xilanh phải có áp suất như thế nào?
-Chế độ làm việc của động cơ điêzen phụ thuộc vào bộ phận nào?
V. Dặn dò, hướng dẩn học sinh học tập ở nhà
- Đọc trước bài 29
E. RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY ................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................