Ngày soạn :
Bài 2 : HÌNH CHIẾU VUÔNG GÓC
A.MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Hiểu được nội dung cơ bản của phương pháp hình chiếu vuông góc.
- Biết được vị trí các hình chiếu trên bản vẽ.
2. Kỹ năng:
- Vẽ phác được ba hình chiếu ( hình chiếu đứng, hình chiếu bằng, hình chiếu cạnh) của một số vật thể đơn giản.
3.Thái độ:
- Có ý thức thực hiện bản vẽ một cách nghiêm túc.
B. PHƯƠNG PHÁP : Nêu vấn đề, đàm thoại
C CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN, HỌC SINH:
1.Chuẩn bị của giáo viên:
-Nghiên cứu kĩ bài 2 SGK. Đọc các tài liệu có liên quan đến bài giảng.
-Vẽ phóng to hình 2.1; 2.2 Vật mẫu theo hình 2.1
2.Chuẩn bị của học sinh:
-Chuẩn bị kĩ nội dung bài mới.
-Dụng cụ vẽ.
D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP :
I.Ổn định: ( 1 phút)
II. Kiểm tra bài cũ: ( 5 phút)
Trình bày nội dung phép chiếu vuông góc?
Tại sao nói bản vẽ kĩ thuật là “ngôn ngữ” dùng chung của giới kĩ thuật?
III.Bài mới:
1.Đặt vấn đề : ( 1phút)
- Ở lớp 8 các em đã biết khái niệm về hình chiếu, các mặt phẳng hình chiếu và vị trí các hình chiếu lên bản vẽ, ở mỗi hình chiếu chúng ta chỉ có thể biết 2 loại kích thước của vật thể. Vậy khi chúng ta vẽ một vật thể trong không gian (ba chiều) lên giấy (hai chiều) thì phải làm như thế nào?
2. Triển khai bài ( 38 phút)
a. Hoạt động 1: Tìm hiểu phương pháp chiếu góc thứ nhất
Cách thức hoạt động của thầy và trò -GV: Trong PPCG 1, vật thể được đặt như thế nào đối với các mặt phẳng hình chiếu (đứng, bằng, cạnh)? -HS: Quan sát hình 2.1 trả lời. -GV: Sau khi chiếu mặt phẳng hình chiếu bằng và mặt phẳng hình chiếu cạnh được xoay như thế nào? -HS: Quan sát hình 2.1 chỉ rõ hướng xoay mphc bằng, mphc cạnh. -GV: Trên bản vẽ, các hình chiếu được bố trí như thế nào? -HS: Quan sát hình 2.2 chỉ rõ vị trí các hình chiếu và mối tương quan về kích thước của các hình chiếu với nhau. |
Nội dung kiến thức I. Phương pháp chiếu góc thứ nhất -Mặt phẳng hình chiếu đứng, mặt phẳng hình chiếu bằng, mặt phẳng hình chiếu cạnh vuông góc với nhau từng đôi một. -Vật thể đứng giữa mắt người quan sát và mặt phẳng chiếu. -Các hướng chiếu vuông góc với mphc theo thứ tự. -Hình chiếu bằng đặt dưới hình chiếu đứng, hình chiếu cạnh đặt bên phải hình chiếu đứng. |
b.Hoạt động 2: Tìm hiểu phương pháp chiếu góc thứ 3 |
|
-GV: Quan sát hình 2.3 và cho biết trong PPCG3, vật thể được đặt như thế nào đối với các mặt phẳng hình chiếu (đứng, bằng, cạnh)? -HS: Quan sát hình 2.3 trả lời câu hỏi. -GV: Sau khi chiếu mặt phẳng hình chiếu bằng và mặt phẳng hình chiếu cạnh được xoay như thế nào? -HS: Quan sát hình 2.4 chỉ rõ hướng xoay mphc bằng, mphc cạnh. -GV: Trên bản vẽ, các hình chiếu được bố trí như thế nào? -HS: Quan sát hình 2.4 chỉ rõ vị trí các hình chiếu và mối tương quan về kích thước của các hình chiếu với nhau. |
II.Phương pháp chiếu góc thứ ba -Mặt phẳng chiếu được đặt giữa người quan sát và vật thể. -Mặt phẳng hình chiếu đứng, mặt phẳng hình chiếu bằng, mặt phẳng hình chiếu cạnh vuông góc với nhau từng đôi một. -Mphc bằng được mở lên trên, mphc cạnh đựơc mở sang trái để các hình chiếu này cùng nằm trên cùng mặt phẳng chiếu đứng là mặt phẳng bản vẽ. -Hình chiếu bằng đặt trên hình chiếu đứng, hình chiếu cạnh đặt bên trái hình chiếu đứng |
IV.Củng cố: (4 phút)
- Vì sao phải dùng nhiều hình chiếu để biểu diễn vật thể ?
- Sự khác nhau của PPCG1 và PPCG3?
V. Dặn dò, hướng dẫn học sinh học tập ở nhà:. (2 phút)
- Làm bài tập trong sách giáo khoa.
- Chuẩn bị dụng cụ để thực hành:
- VẼ CÁC HÌNH CHIẾU CỦA VẬT THỂ ĐƠN GIẢN.
E.RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY : .......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................