Ngày soạn :
BÀI 27 : HỆ THỐNG CUNG CẤP NHIÊN LIỆU VÀ KHÔNG KHÍ TRONG ĐỘNG CƠ XĂNG
A.MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Biết được nhiệm vụ, cấu tạo chung và nguyên lí làm việc của hệ thống cung cấp nhiên liệu và không khí trong động cơ xăng.
2. Kỹ năng:
- Đọc được sơ đồ khối của hệ thống.
3.Thái độ:
- Có thái độ đúng đắn về ngành động cơ đốt trong.
B. PHƯƠNG PHÁP : Nêu vấn đề, đàm thoại
C CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN, HỌC SINH:
1. Chuẩn bị của giáo viên:
-Đọc kĩ nội dung bài dạy trong SGK.Tranh giáo khoa hình 27.1, 27.2.
-Tìm hiểu các thông tin liên quan đến các chi tiết thuộc hệ thống cung cấp nhiên liệu và không khí trong động cơ xăng .
-Vật thật của các chi tiết thuộc hệ thống cung cấp nhiên liệu và không khí trong động cơ xăng.
2. Chuẩn bị của học sinh:
- Đọc trước bài học ở nhà.
- Sưu tầm các chi tiết thuộc hệ thống cung cấp nhiên liệu và không khí trong động cơ xăng như bộ chế hòa khí cũ.
D.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP :
I.ổn định: ( 1 phút)
II. Kiểm tra bài cũ: ( 5 phút)
- Có mấy cách làm mát cho động cơ.
- Đối với động cơ làm mát bằng gió có nên tháo tấm hướng gió ra và xe máy có nên tháo yếm ra không? Tại sao?
- Bộ ổn nhiệt trong hệ thống làm mát bằng nước có nhiệm vụ gì?
III.Bài mới:
1. Đặt vấn đề : ( 1phút)
- Trong động cơ đốt trong mỗi cơ cấu hệ thống đều có vai trò rất quan trọng để động cơ hoạt động được. Hệ thống cung cấp nhiên liệu và không khí trong động cơ xăng có nhiệm vụ cung cấp nhiên liệu và không khí để động cơ hoạt động được ở các chế độ khác nhau. Để hiểu rõ hơn về hệ thống này ta học bài 27.
2. Triển khai bài ( 38 phút)
a. Hoạt động 1: Tìm hiểu nhiệm vụ và phân loại của hệ thống. |
||
Cách thức hoạt động của thầy và trò GV: Hệ thống cung cấp nhiên liệu và không khí trong động cơ xăng có nhiệm vụ gì? HS: Trả lời câu hỏi. GV: Căn cứ vào đâu để phân loại hệ thống? GV: Cung cấp thêm các căn cứ để phân loại.( Loại tự chảy, loại cưỡng bức).. |
Nội dung kiến thức I./ Nhiệm vụ và phân loại của hệ thống: 1./ Nhiệm vụ: Cung cấp hỗn hợp xăng và không khí sạch vào xi lanh của động cơ theo đúng yêu cầu phụ tải và thải không khí ra ngoài. 2./ Phân loại: Căn cứ vào bộ phận tạo hòa khí có hai loại - HTNL dùng bộ chế hòa khí. - HTNL dùng vòi phun |
|
b. Hoạt động 2: Tìm hiểu hệ thống nhiên liệu dùng bộ chế hòa khí. |
||
- GV: Hãy cho biết các bộ phận chính của hệ thống? - HS: Trả lời bằng cách điền vào tranh không có chú thích. - GV: Thùng xăng có tác dụng gì? - GV: Nhiệm vụ của bầu lọc xăng? - GV: Bộ chế hòa khí có nhiệm vụ gì? - GV: Tại sao phải có bộ chế hòa khí? - GV: Yêu cầu HS điền vào sơ đồ khối đường nhiên liệu đi. - GV: Làm thế nào để xăng vào được buồng phao của bộ chế hòa khí? - GV: Khi piston đi xuống áp suất trong xi lanh tăng hay giảm? |
II./ Hệ thống nhiên liệu dùng bộ chế hòa khí. 1./ Cấu tạo: -Thùng xăng. -Bầu lọc xăng. -Bơm xăng. -Bộ chế hòa khí. -Bầu lọc không khí. -Đường ống nạp. 2./ Nguyên lí làm việc: - Ưu điểm: Ø Hệ thống đơn giản, dễ sử dụng, sữa chữa, khi thay đổi chế độ làm việc chỉ cần thay đổi độ mở bướm ga. - Nhược điểm: - Không thể cung cấp hỗn hợp nhiên liệu có thành phần phù hợp với từng chế độ làm việc |
|
c. Hoạt động 3: Tìm hiểu hệ thống nhiên liệu phun xăng. |
||
- GV: Quan sát cấu tạo của hệ thống phun xăng và cho biết nhận xét về cấu tạo của hệ thống phun xăng? - GV: Cấu tạo của hệ thống phun xăng có những gì khác với hệ thống dùng bộ chế hòa khí? GV: Giảng giải về các bộ phận của hệ thống. - GV: Giảng giải về nguyên lí làm việc của hệ thống phun xăng. GV: Hãy nhận xét ưu điểm của hệ thống phun xăng |
III./ Hệ thống phun xăng 1./ Cấu tạo: Có cấu tạo phức tạp, nhiều bộ phận hơn so với hệ thống dùng bộ chế hòa khí. 2./ Nguyên lí: * Ưu điểm: - Hòa khí có tỉ lệ ổn định, phù hợp với các chế độ làm việc của động cơ. - Quá trình cháy diễn ra hoàn toàn, hiệu suất động cơ cao và giảm ô nhiễm môi trường do cháy hết hỗn hợp hòa khí. |
|
IV. Củng cố: (4 phút)
- Trình bày sơ đồ và nguyên lí làm việc của hệ thống nhiên liệu dùng bộ chế hòa khí?
- Trình bày sơ đồ và nguyên lí làm việc của hệ thống phun xăng?
V. Dặn dò, hướng dẩn học sinh học tập ở nhà
-Đọc trước bài 28: HỆ THỐNG CUNG CẤP NHIÊN LIỆU VÀKHÔNG KHÍ TRONG ĐỘNG CƠ ĐIÊZEN.
E. RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY : .................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................