Giáo án Công nghệ 11 bài 11: Bản vẽ xây dựng mới nhất

Ngày soạn :

Bài 11 : BẢN VẼ XÂY DỰNG

A.MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

-Biết khái quát về các bản vẽ xây dựng.

-Biết các loại hình biểu diễn đơn giản trong bản vẽ nhà.

2. Kỹ năng:

-Đọc được các bản vẽ xây dựng đơn giản..

3.Thái độ:

-Có ý thức thực hiện bản vẽ một cách nghiêm túc.

B. PHƯƠNG PHÁP : Nêu vấn đề, đàm thoại

C CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN, HỌC SINH:

1. Chuẩn bị của giáo viên:

-Nghiên cứu bài 11 SGK Công Nghệ 11.Đọc tài liệu liên quan đến bài giảng.

-Tranh vẽ phóng to hình 11.1a, 11.2 trong SGK.

2.Chuẩn bị của học sinh:

-Xem lại bài 15 sách Công Nghệ 8. Nghiên cứu kĩ bài 11 sách Công Nghệ 11.

-Tìm một số bản vẽ kĩ thuật xây dựng có trongthực tế.

D.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP :

I.ổn định: ( 1 phút)

II. Kiểm tra bài cũ: ( không )

III.Bài mới:

1. Đặt vấn đề : ( 1phút)

- Bản vẽ kĩ thuật có hai loại là bản vẽ xây dựng và bản vẽ cơ khí đây cũng là hai lĩnh vực góp phần quan trọng trong công cuộc Công Nghệ Hóa - Hiện Đại Hóa của đất nước. Đểxây dựng được các công trình như nhà cao tầng, đường, ... thì không thể thiếu bản vẽ xây dựng “Ngôn Ngữ” của giới kĩ thuật.

2. Triển khai bài ( 38 phút)

a. Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm chung về bản vẽ xây dựng.

Cách thức hoạt động của thầy và tr

-GV: Giới thiệu khái quát về bản vẽ xây dựng và lưu ý trong phần này chỉ quan tâm đến bản vẽ nhà đơn giản.

-GV: Em hãy cho biết nội dung và tác động của bản vẽ nhà ?

-HS: Trả lời theo sự hiểu biết của từng học sinh.

GV tóm tắt nội dung và tác dụng của bản vẽ xây dựng

Nội dung kiến thức

I.Khái niệm chung.

-Bản vẽ xây dựng bao gồm các bản vẽ về các công trình xây dựng.

-Bản vẽ nhà thể hiện hình dạng, kích thước, cấu tạo ngôi nhà.

-Tác dụng: căn cứ vào bản vẽ để xây dựng ngôi nhà.

b. Hoạt động 2: Bản vẽ mặt bằng tổng thể.

-GV treo hình 11.1 và yêu cầu HS quan sát, tìm hiểu bản vẽ mặt bằng tổng thể của trường học.

-GV nhấn mạnh mặt bằng tổng thể là hình chiếu bằng của khu đất xây dựng.

-GV: Tác dụng của mặt bằng tổng thể?

II. Bản vẽ mặt bằng tổng thể.

-Bản vẽ hình chiếu bằng của công trình.

-Thể hiện vị trí của cáccông trình

c. Hoạt động 3: Tìm hiểu các hình biểu diễn ngôi nhà.

-GV giới thiệu khái quát các loại hình biểu diễn của ngôi nhà.

-GV: Để biểu diễn một vật thể cần dùng những hình biểu diễn gì?

-HS: Liên hệ kiến thức của các bài học trước để trả lời câu hỏi.

-HS: Xem phần thông tin bổ sung sau đó nhận xét tác dụng của hình vẽ mặt bằng tầng 1, tầng 2. Nêu điểm khác biệt nhất giữa bản vẽ nhà và bản vẽ cơ khí (dùng một mặt phẳng cắt và không biểu diễn phần khuất).

-GV cần phải nhấn mạnh đây là hình biểu diễn quan trọng nhất cảu ngôi nhà.

-HS: Quan sát hình 11.2a và đưa ra nhận xét tác dụng của mặt đứng.

-Mặt đứng của ngôi nhà còn thể hiện ban công của tầng 2.

-GV lưu ý HS mặt đứng có thể làm mặt chính hoặc mặt bên tùy theo kiến trúc ngôi nhà.

-HS: Quan sát tranh vẽ (Hình 11.2d) và nhận xét hình cắt của ngôi nhà và chỉ rõ vị trí của mặt cắt.

III. Các hình biểu diễn của ngôi nhà.

1.Mặt bằng:

-Hình cắt bằng của ngôi nhà được cắt bởi một mặt phẳng đi ngang qua cửa sổ.

-Tác dụng: Thể hiện vị trí, kích thước của tường, vách ngăn, cửa đi.

2.Mặt đứng:

-Hình chiếu vuông góc của ngôi nhà lên một mặt phẳng thẳng đứng.

-Tác dụng: Thể hiện hình dáng, sự cân đối, vẻ đẹp bề ngoài của ngôi nhà.

3.Hình cắt:

-Hình tạo bởi mặt phẳng cắt song song với một mặt đứng của ngôi nhà.

-Hình cắt dùng để thể hiện kết cấu của các bộ phận ngôi nhà, kích thước các tầng nhà theo chiều cao, cửa sổ,...

IV. Củng cố: (4 phút)

-So sánh giữa mặt bằng tổng thể và mặt bằng của ngôi nhà có điểm nào khác nhau?

-So sánh giữa các hình biểu diễn của ngôi nhà và các hình biểu diễn của vật thể có điểm nào khác nhau?

V. Dặn dò, hướng dẩn học sinh học tập ở nhà

- Trả lời các câu hỏi trong SGK.

- Xem thêm phần thông tin bổ sung.

- Chuẩn bị dụng cụ thực hành.

- Xem trước Bài 12 THỰC HÀNH: BẢN VẼ XÂY DỰNG.

E. RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY : .......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................