Ngày soạn :
BÀI 29 : HỆ THỐNG ĐÁNH LỬA
A.MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
Biết được nhiện vụ của hệ thống đánh lửa.
Biết nguyên lí làm việc của hệ thống đánh lửa không tiếp điểm
2. Kỹ năng:
- Đọc được sơ đồ khối của hệ thống.
- Phân biệt được một số hệ thống đánh lửa.
3.Thái độ:
- Có thái độ đúng đắn về ngành động cơ đốt trong.
B. PHƯƠNG PHÁP : Nêu vấn đề, đàm thoại
C. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN, HỌC SINH:
1. Chuẩn bị của giáo viên:
- Tìm hiểu các thông tin liên quan đến các chi tiết thuộc hệ thống đánh lửa.
- Tranh giáo khoa hình 29.2.
- Vật thật của các chi tiết thuộc hệ thống đánh lửa.
2. Chuẩn bị của học sinh:
- Đọc trước bài học ở nhà.
- Sưu tầm các chi tiết thuộc hệ thống đánh lửa: vít lửa, bộ biến điện, các diod,
D.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP :
I.ổn định: ( 1 phút)
II. Kiểm tra bài cũ: ( 5 phút)
- Vẽ sơ đồ khối hệ thống phun xăng?
- Kể tên và vẽ các đường xăng , không khí trong hệ thống.
III.Bài mới:
1. Đặt vấn đề : ( 1phút)
- Trong thực tế ngoài động cơ sử dụng nhiên liệu là xăng, cò có động cơ sử dụng nhiên liệu là dầu đizen. Vậy điểm khác nhau giữa hai loại động cơ này là gì? Để trả lời câu hỏi này chúng ta tìm hiểu bài 29 .
2. Triển khai bài ( 38 phút)
a. Hoạt động 1: Tìm hiểu nhiệm vụ của hệ thống. |
|
Cách thức hoạt động của thầy và trò - GV: Hệ thống đánh lửa chỉ có ở động cơ nào? Vì sao? - GV: Nhiệm vụ của hệ thống là gì? - GV: Tại sao phải đánh lửa đúng thời điểm? Đó là thời điểm nào? HS: Liên hệ kiến thức trong các bài đã học và trả lời câu hỏi sau đó GV nhận xét cho HS ghi kết luận. |
Nội dung kiến thức I / Nhiệm vụ và phân loại: 1. Nhiệm vụ: - Tạo ra tia lửa điện cao áp để châm cháy hòa khí trong xilanh động cơ đúng thời điểm. |
b. Hoạt động 2: Tìm hiểu phân loại của hệ thống. |
|
- GV: Hệ thống đánh lửa thường được điều khiển bằng cam. Còn hệ thống đánh lửa điện tử được điều khiển bằng các thiết bị điện tử. - GV: hệ thống đánh lửa điện tử được chia thành mấy loại? Gồm những loại nào? |
2. Phân loại: - Hệ thống đánh lửa thường.( có tiếp điểm) - Hệ thống đánh lửa điện tử: + Hệ thống đánh lửa có tiếp điểm. - + Hệ thống đánh lửa không tiếp điểm. - |
c. Hoạt động 3: Tìm hiểu vềhệ thống đánh lửa không tiếp điểm |
|
- Khi khóa K mở: GV: Giảng giải từng thiết bị cho HS hiểu và HS tự ghi bài. - GV: Hãy quan sát hình vẽ và choi biết khi khóa K đóng thì dòng điện sẽ đi như thế nào? -GV: Khi khóa K mở vad rôto củamanhêtô quay dòng điện trong mạch sẽ đi như thế nào? - GV: Giảng giải để HS quan sát theo trong hình vẽ vad tự ghi chép |
II./ Hệ thống đánh lửa không tiếp điểm: 1./ Cấu tạo: 2./ Nguyên lí làm việc: - Khi khóa K đóng dòng điện sẽ đi từ cuộn WN ra “mát” nên không có tia lửa điệnlàm cho động cơ ngưng hoạt động. - . |
IV. Củng cố: (4 phút)
- Trình bày nhiệm vụ, phân loại của hệ thống đánh lửa?
- Nêu cấu tạo của hệ thống đánh lửa điện tử không tiếp điểm?
- Trình bày nguyên lí làm việc của hệ thống đánh lửa điện tử không tiếp điểm?
V. Dặn dò, hướng dẩn học sinh học tập ở nhà
-Đọc trước bài 30:
E. RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY : .................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................