Giáo án Công nghệ 11 bài 17: Công nghệ cắt gọt kim loại mới nhất

Ngày soạn :

BÀI 17 : CÔNG NGHỆ CẮT GỌT KIM LOẠI

A.MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Biết bản chất và đặc điểm của gia công kim loại bằng cắt gọt.

- Biết được nguyên lí cắt.

- Biết được các chuyển động tịnh tiến, chuyển động quay khi tiện.

2.Kỹ năng:

-Nhận biết được cấu tạo của dao.

-Nhận biết được các chuyển động của dao.

3. Thái độ:

- Ý thức được tầm quan trọng của công nghệ cắt gọt lim loại trong các ngành công nghiệp hiện nay.

B. PHƯƠNG PHÁP : Nêu vấn đề, đàm thoại

C. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN, HỌC SINH:

1. Chuẩn bị của giáo viên:

-Nghiên cứu kĩ bài 17 SGK.Đọc phần thông tin bổ sung trong SGK và SGV

- Tìm kiếm, sưu tầm các thông tin, tư liệu, tranh ảnh, vật mẫu có liên quan đến công nghệ cắt gọt KL.

- Tham khảo thêm các tài liệu có liên quan..

2.Chuẩn bị của học sinh:

-Nghiên cứu bài 17 SGK.

- Sưu tầm các loại phôi của các máy cắt gọt KL khác nhau.

D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP :

I.ổn định: ( 1 phút)

II. Kiểm tra bài cũ: ( 3`)

-Vì sao phương pháp hàn có thể tạo được các vật có hình dạng và kết cấu phức tạp?

III.Bài mới:

1. Đặt vấn đề : ( 1phút)

2.Triển khai bài

Tiết 1:Nội dung 1: Nguyên lí cắtvà dao cắt

a. Hoạt động 1: Tìm hiểu bản chất và đặc điểm của gia công KL bằng cắt gọt.

- GV: Từ phôi trục xe đạp làm thế nào để tạo ra sản phẩm trục xe đạp?

- HS: Suy nghĩ và trả lời câu hỏi.( Lấy đi một phần KL dư)

- GV: Làm thế nào để lấy đi?

- HS: Dùng máy cắt và dao cắt.

GV: Em hãy so sánh phương pháp gia công cắt gọt KL với các phương pháp gia công khác

I./ Nguyên lí cắt và dao cắt.

1./ Bản chất của gia công KL bằng cắt gọt:

- Sau khi cắt gọt đi phần kim loại dư của phôi dưới dạng phoi người ta thu được sản phẩm có hình dạng và kích thước theo yêu cầu.

- Phương pháp gia công KL bằng cắt gọt là phương pháp gia công phổ biến nhất trong ngành chế tạo cơ khí.

- Sản phẩm có độ chính xác cao, nhẵn bóng bề mặt cao

b. Hoạt động 2: Tìm hiểu nguyên lí cắt gọt.

- GV: Hãy quan sát hình 17.1và trả lời câu hỏi: Phoi KL được hình thành như thế nào?

- HS: trả lời sau đó GV giả thích thêm cho HS hiểu.

- GV: Dao cắt KL phải có độ cứng như thế nào với phôi?

GV: Để dao cắt được vật liệu phải có điều kiện gì?

2./ Nguyên lí cắt:

a./ Quá trình hình thành phoi: Dưới tác dụng của lực (do máy tạo ra) dao tiến vào phôi làm cho lớp KL phía trước dao bị dịch chuyển theo các mặt trượt tao ra phoi.

b./ Chuyển động cắt:

Chuyển động tương đối với nhau

c. Hoạt động 3: Tìm hiểu các mặt của dao

- HS quan sát hình 17.2a suy nghĩ trả lời câu hỏi: Đâu là mặt trước của dao tiện? Có tác dụng gì khi tiện?

- GV: Đâu là mặt sau của dao tiện? Có tác dụng gì khi tiện?

- GV: Đâu là lưỡi cắt chính của dao tiện? Có tác dụng gì khi tiện?

- GV: Góc trước được tạo thành như thế nào? Vai trò của góc trước khi tiện?

- GV: Góc sau được tạo thành như thế nào? Vai trò của góc sau khi tiện?

- GV: Góc sắc được tạo thành như thế nào? Vai trò của góc sắc khi tiện?

a./ Các mặt của dao:

Lưỡi cắt chinh là giao tuyến của mặt trước với mặt sau chính được dùng để cắt KL khi tiện.

b./ Các góc của dao:

c./ Vật liệu làm dao:

-Thép 45.

-Thép dụng cụ.

-Thép gió.

-Hợp kim cứng.

Hỗn hợp kim cương

Tiết 2 : Nội dung 2: Gia công trên máy tiện.

d. Hoạt động 4: Tìm hiểu cấu tạo của máy tiện.

- GV: Treo tranh vẽ máy tiện để HS quan sát và nhận biết các bộ phận của máy tiện.

- GV: Yêu cầu HS chỉ trên hình các bộ phận của máy tiện và trình bày công dụng của các bộ phận đó.

1./ Máy tiện:

- Ụ trước và hộp trục chính.

- Mâm cặp.

- Đài gá dao.

- Bàn dao dọc trên.

- Ụ động.

- Bàn dao ngang.

- Bàn xe dao.

- Thân máy.

- Hộp bước tiến.

e.Hoạt động 5: Tìm hiểu các chuyển động khi tiện.

-GV: Em hãy quan sát hình vẽ và cho biết trong chuyển động cắt phôi và dao chuyển động như thế nào?

- HS: Quan sát hình vẽ để trả lời câu hỏi.

- GV: Có mấy chuyển động tịnh tiến khi tiện?

2./ Các chuyển động khi tiện:

a./ Chuyển động cắt:

- Phôi quay tròn.

- Dao chuyển động tịnh tiến.

b./ Chuyển động tịnh tiến

- Chuyển động tịnh tiến dao ngang.

- Chuyển động tịnh tiến dao dọc

g. Hoạt động 6: Tìm hiểu khả năng gia công của máy tiện.

-GV: Em hãy cho biết công dụng của các phương pháp gia công kim loại đã học?

GV: Tiện có thể gia công dược những gì?.

Cưa: cắt đứt phôi.

Dũa : làm nhẵn bề mặt của phôi.

Khoan : khoan lỗ trên phôi.

-Mài: mài nhẵn bề mặt phôi.

IV. Củng cố: (4 phút)

- Để cắt gọt được kim loại dao phải đảm bảo những yêu cầu gì?

- Khi gia công cắt gọt các bề mặt phải tiếp xúc như thế nào với phôi?

V. Dặn dò, hướng dẩn học sinh học tập ở nhà

- Trả lời các câu hỏi trong SGK.

- Họcbài cũ, đặc biệt là nội dung bài công nghệ cắt gọt.

- Đọc bài thực hành: Lập qui trình công nghệ chế tạo một chi tiết máy đơn giản.

E. RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY : .................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................