Giáo án Công nghệ 11 bài 23: Cơ cấu trục khuỷu thanh truyền mới nhất

Ngày soạn :

BÀI 23 : CƠ CẤU TRỤC KHUỶU THANH TRUYỀN

A.MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

-Biết được nhiệm vụ và cấu tạo của các chi tiết chính trong cơ cấu trục khuỷu thanh truyền.

2.Kỹ năng:

- Đọc được sơ đồ cấu tạo của piston, thanh truyền vàg trục khuỷu.

3. Thái độ:

-Nhận thức được tầm quan trọng của động cơ đốt trong đối với sự phát triển của nền công nghiệp.

B. PHƯƠNG PHÁP : Nêu vấn đề, đàm thoại

C. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN, HỌC SINH:

1. Chuẩn bị của giáo viên:

-Đọc kĩ nội dung bài dạy trong SGK.

- Tìm hiểu các thông tin liên quan đến các chi tiết thuộc cơ cấu trục khuỷu thanh truyền.

- Tranhhình 23.1, 23.2, 23.3, 23.4 . Vật thật của các chi tiết: piston, thanh truyền

2.Chuẩn bị của học sinh:

- Đọc trước bài học ở nhà.

- Sưu tầm các chi tiết: piston, thanh truyền.

D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP :

I.ổn định: ( 1 phút)

II. Kiểm tra bài cũ: ( 3`)

- Em có nhận xét gì về đặc điểm cấu tạo thân xilanh của động cơ làm mát bằng nước và động cơ làm mát bằng không khí.

III.Bài mới:

1. Đặt vấn đề : ( 1phút)

2. Triển khai bài

a. Hoạt động 1: Giới thiệu chung về cơ cấu trục khuỷu thanh truyền

- GV: Quan sát hình 22.1 SGK và giới thiệu khái quát cơ cấu trục khuỷu thanh truyền.

- GV: Khi động cơ làm việc em thấy hoạt độngcủa piston, trục khuỷu và thanh truyền như thế nào?

GV: cơ cấu trục khuỷu thanh truyền chia thành mấy nhóm chi tiết chính

I./ Giới thiệu chung:

- Cơ cấu trục khuỷu thanh truyền chia thành 3 nhóm chi tiết chính:

+Nhóm piston.

+Nhóm trục khuỷu.

- Nhóm thanh truyền

b. Hoạt động 2: Tìm hiểu nhiệm vụ, cấu tạo của piston

- GV: Quan sát hình 23.1,23.2 SGK và liên hệ thực tế trả lời câu hỏi.

- GV: Đỉnh của piston có nhiệm vụ gì?

- GV: Đầu của piston có nhiệm vụ gì khi động cơ làm việc?

- GV: Thân của piston có nhiệm vụ gì khi động cơ làm việc?

- GV: Vì sao đỉnh piston có nhiều hình dạng khác nhau?

- GV: Đầu của piston có cấu tạo như thế nào? Vì sao phải có rãnh lắp xecmăng?

GV: Xecmăng có nhiệm vụ gì?

I./ Piston

1./ Nhiệm vụ:

Tạo ra không gian làm việc.

Nhận và truyền lực.

2./ Cấu tạo: gồm 3 phần: đỉnh, đầu, thân.

- Đỉnh:

+ Lồi

+ Lõm

+ Bằng

- Đầu:

- Thân:

c. Hoạt động 3: Tìm hiểu nhiệm vụ, cấu tạo của thanh truyền

-GV: Quan sát hình 23.3 SGK trả lời câu hỏi: Thanh truyền được nối với chi tiết nào trong cơ cấu trục khuỷu thanh truyền?

-GV: Nhiệm vụ chính của thanh truyền là gì?

-GV: Thanh truyền có các bộ phận nào?

-GV: Đầu to của thanh truyền được lắp với chi tiết nào? Tại sao đầu to lại gồm hai nửa?

-GV: Vì sao đầu nhỏ với piston đầu to với trục khuỷu lại phải có bạc lót hoặc ổ bi?

HS: Thảo luận theo nhóm sau đó cử đại diện trình bày phần trả lời của nhóm mình.

II./ Thanh truyền

1./ Nhiệm vụ: truyền lực giữa piston và trục khuỷu.

2./ Cấu tạo: Gồm 3 phần:

- Đầu nhỏ.

- Đầu to.

- Thân.

d. Hoạt động 4: Tìm hiểu nhiệm vụ, cấu tạo của trục khuỷu

-GV: Khi động cơ làm việc trục khuỷu có nhiệm vụ gì?

-GV: Để trục khuỷu quay, thanh truyền và piston chuyển động được thì cổ khuỷu, chốt khuỷu có hình dáng như thế nào?

-GV: Đối trọng được dùng với mục đích gì?

-GV: Đuôi trục khuỷu được lắp với bánh đà nhằm mục đích gì?

III. Trục khuỷu

1./ Nhiệm vụ:

-Nhận lực từ thanh truyền tạo moment để quay máy công tác.

-Dẫn động các cơ cấu và hệ thống của động cơ.

2./ Cấu tạo:

- Đầu trục khuỷu.

- Đuôi trục khuỷu.

- Cổ khuỷu.

- Chốt khuỷu.

- Má khuỷu

IV. Củng cố: (4 phút)

-Tại sao không làm piston vừa khít với xilanh để không phải làm xecmăng?

V. Dặn dò, hướng dẩn học sinh học tập ở nhà

- Trả lời các câu hỏi trong SGK.

- Chuẩn bị bài mới:

E. RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY : .................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................