• Lớp 12
  • Ngữ Văn
  • Mới nhất

mấy bạn giải đọc hiểu giúp mình với ạ I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm) Đọc đoạn trích: Mỗi chúng ta đều có một sứ mệnh trong cuộc đời này và phải nỗ lực hết mình để hoàn thành nó. Sứ mệnh đó bắt đầu từ khi bạn sinh ra và sẽ theo bạn cho đến hơi thở cuối cùng! Sứ mệnh đó được cụ thể hóa bằng trách nhiệm trong mỗi giai đoạn hoặc thời kỳ của cuộc đời mỗi người. Trách nhiệm là yếu tố cơ bản làm nên một con người đích thực. Trách nhiệm điều chỉnh hành động của con người theo những nguyên tắc nhất định. Dù bạn là ai hay vị trí hiện tại của bạn là gì thì việc tỏ ra có trách nhiệm trong những việc mình làm là điều rất cần thiết. Trong tất cả những trách nhiệm mà bạn phải gánh vác thì trách nhiệm với chính bản thân là cao cả và nặng nề nhất. Nếu bạn tỏ ra hèn kém hoặc nghi ngại ngay trong chính suy nghĩ và quyết định của mình thì sớm muộn gì, bạn cũng sẽ thất bại. Hãy sống dấn thân và thực hiện những mục tiêu mình đã đề ra. Nhưng quan trọng hơn, hãy sống với tinh thần trách nhiệm cao nhất, không chỉ với gia đình, công việc mà còn với chính bản thân. Khi làm bất kỳ việc gì, bạn hãy nỗ lực hết mình và biết chịu trách nhiệm với từng lời nói, hành động của mình. Bạn nên hiểu rằng, tiền bạc hay địa vị không phải là thứ có thể mang đến một cuộc sống hạnh phúc đích thực. Chỉ có những quyết định mang tính trách nhiệm mới có thể giúp bạn có được cuộc sống như bạn khao khát. (Trích Không gì là không thể – George Matthew Adams, NXB Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh, 2019, Tr.103, 104) Thực hiện các yêu cầu: Câu 1. Phương thức biểu đạt chính của văn bản trên. Câu 2. Theo đoạn trích, trong các trách nhiệm thì trách nhiệm nào được xem là cao cả và nặng nề nhất? Câu 3. Dựa vào đoạn trích, anh/chị hãy cho biết “sống dấn thân” là sống như thế nào? Câu 4. Lời khuyên “Khi làm bất kỳ việc gì, bạn hãy nỗ lực hết mình và biết chịu trách nhiệm với từng lời nói, hành động của mình” trong đoạn trích có ý nghĩa gì với anh/chị?

2 đáp án
133 lượt xem

Đọc văn bản sau đây và thực hiện các yêu cầu: Bạn sẽ thắc mắc, tôi có bao giờ đố kị không? Câu trả lời dĩ nhiên là có. Thỉnh thoảng tôi cũng ngồi nghĩ sao mình như này như này, mà không có được những thứ như kia. Sao cô này anh nọ có cái đó, mà mình hổng có cái đó v.v.... Và rồi kết quả thì sao? Giữa tình bạn luôn có một bức tường, giữa lòng người luôn có những vết thương, và chẳng làm bạn được bao lâu mọi thứ cũng lên đường. Tôi chợt nhớ hình ảnh ngày xưa chúng ta đi học, đôi lúc bạn bè cứ kèn cựa nhau vì một hai con điểm. Có khi đứa này cao điểm hơn, đứa kia vì thế mà buồn khổ suốt tuần. Rồi cứ thế lao vào học, lao vào thi. Sự đố kị, ghẹn tị ở mức độ nhẹ nhành như vậy thì rất có ích bởi nó là động lực cho mình phát triển. Nhưng ngày xưa khi mọi chuyện xảy ra xong xuôi thì bạn bè vẫn giúp đỡ nhau, vẫn xuống nước để giữ gìn tình cảm của nhau. Còn lớn lên thì khác, trong công ty mà bạn bị ghét, bị đố kị, có khi sẽ bị hại cho đến văng mất xác ra khỏi công ty vẫn còn ngơ ngác không hiểu sao mình bị vậy. Sự đố kị khi vượt qua ngưỡng “động lực”, nó sẽ đi đến một ngưỡng khác là “ích kỉ”. Kể từ khi ích kỉ, chúng ta sẽ đánh mất chính mình và sa đà vào sân hận. (Trích Lòng đố kị, Theo Mỉm cười cho qua, Iris Cao – Hamlet Trương, NXB trẻ 2015, tr.174-175) Câu 1. (0,5 điểm) Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên. Câu 2. (0,5 điểm) Theo người viết, lòng đố kị có ích khi nào? Câu 3. (1,0 điểm) Tính thuyết phục của văn bản được thể hiện như thế nào? Câu 4. (1,0 điểm) Hãy loại bỏ lòng đố kị theo cách riêng của anh (chị).

2 đáp án
82 lượt xem

Tre xanh Xanh tự bao giờ Chuyện ngày xưa... Đã có bờ tre xanh Thân gầy guộc, lá mong manh Mà sao nên lũy nên thành tre ơi? Ở đâu tre cũng xanh tươi Cho dù đất sỏi đá vôi bạc màu Có gì đâu, có gì đâu Mỡ màu ít chắt dồn lâu hóa nhiều Rễ siêng không ngại đất nghèo Tre bao nhiêu rễ bấy nhiêu cần cù Vươn mình trong gió tre đu Cây kham khổ vẫn hát ru lá cành Yêu nhiều nắng nỏ trời xanh Tre xanh không đứng khuất mình bóng râm. ( Tre Việt Nam - Nguyễn Duy , Cát trắng,NXB Quân đội nhân dân ,1973) Câu 1: câu thơ nào trong đoạn thơ miêu tả rõ nhất đặc điểm của cây tre? Câu 2: trình bày ngắn gọn hiệu quả biểu đạt của phép tương phản trong 4 câu thơ sau: Thân gầy guộc, lá mong manh Mà sao nên lũy nên thành tre ơi? Ở đâu tre cũng xanh tươi Cho dù đất sỏi đất vôi bạc màu. Câu 3: tác giả diễn tả điều gì trong 2 câu thơ: " vươn mình trong gió tre đu/cây kham khổ vẫn hát ru lá cành"? Câu 4: hãy cho biết nhận xét của anh/chị về việc sử dụng hình ảnh, từ ngữ của tác giả trong đoạn thơ trên. II. Làm văn Câu 1: từ nội dung đoạn trích phần đọc hiểu, hãy viết 1 đoạn văn ( khoảng 200 chữ) về một phẩm chất tốt đẹp của con người Việt Nam. MỌI NGƯỜI GIÚP EM GIẢI VỚI Ạ!!! EM ĐANG CẦN LẮM! EM CẢM ƠN NHIỀU??

2 đáp án
99 lượt xem
2 đáp án
40 lượt xem