Viết bài văn chứng minh câu Ăn quả nhớ kẻ trồng cây
2 câu trả lời
Kho tàng tục ngữ Việt Nam chứa đựng rất nhiều bài học sâu sắc cùng với những đạo lí làm người được đúc kết từ biết bao kinh nghiệm quý giá của ông cha ta từ ngàn đời xưa để lại cho con cháu, trong đó có câu tục ngữ: “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”. Câu tục ngữ này nói về lòng biết ơn của con người trong đời sống xã hội – một truyền thống tốt đẹp trong tâm hồn của người Việt Nam.
Trong các câu tục ngữ quý báu của ông bà ta, đều có những hình ảnh so sánh, ẩn dụ vô cùng độc đáo và sâu sắc để từ đó làm nổi bật lên những lời khuyên, lời dạy bảo về đạo lí làm người và về những bài học trong cuộc sống. “Ăn quả” là hành động thể hiện sự hưởng thụ. “Nhớ” là trạng thái của lòng biết ơn, sự tưởng nhớ. “Kẻ trồng cây” là người đã tạo ra thành quả để cho ta hưởng thụ. Khi ăn một quả chín thơm, ta phải nhớ đến công lao vun trồng, chăm sóc của người trồng cây. Từ hình ảnh ấy, ông cha ta đã khuyên nhủ con cháu về một vấn đề đạo đức sâu xa hơn trong cuộc sống: “Ta phải biết ơn những người đã tạo ra thành quả cho ta hưởng thụ.”
Thực tế, lòng biết ơn đã được thể hiện rõ ở trong mỗi gia đình. Chúng ta được lớn lên trong vòng tay ấm áp của bà, trong tiếng hát ru ầu ơi của mẹ và trong sự che chở vững chắc của cha. Ông bà, cha mẹ là người đã cho ta sinh ra trên thế giới này, lo cho ta từng bữa ăn đến giấc ngủ, dành cho ta biết bao tình thương yêu, chăm sóc từ đó ta khôn lớn, trưởng thành. Vì thế, chúng ta phải kính trọng và biết ơn đối với những người đã có công sinh thành và dưỡng dục mình. Một nén hương thơm trên bàn thờ tổ tiên cùng với sự thành kính trong tâm hồn đã thể hiện được sự tưởng nhớ, hướng về cội nguồn vì “chim có tổ, người có tông”. Vào những ngày lễ Tết, con cháu thường đoàn tụ, quây quần bên nhau và dành những lời chúc tốt đẹp nhất dành cho ông bà, cha mẹ. Chính sự ấm cúng, đoàn kết giữa các thành viên trong gia đình đã làm ấm lòng biết mấy những người là bậc làm cha, làm mẹ. Nhiều gia đình còn tổ chức lễ mừng thọ cho cha mẹ mình để cầu mong thật nhiều sức khoẻ, niềm cho ông bà, cha mẹ để sống lâu, sống khoẻ với con cháu. Ai mà chẳng mong con cái mình khi lớn lên được hạnh phúc, sung sướng. Vì vậy, chỉ cần những hành động nhỏ thôi cũng đã thể hiện được sự báo hiếu về công lao sinh thành và dưỡng dục. Anh em trong nhà phải biết hoà thuận, bảo ban nhau, con cháu phải vâng lời, lễ phép với người lớn để trở thành con ngoan, trò giỏi, phụng dưỡng ông bà, cha mẹ khi về già. Chúng ta phải sống làm sao để xứng đáng với tình thương yêu vô bờ bến cha mẹ dành cho ta, sống làm sao “cho tròn chữ hiếu, mới là đạo con”.
Lòng biết ơn không chỉ giới hạn trong phạm vi gia đình, mà còn mở rộng ra cả ngoài xã hội. “Các vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước” – Câu nói của Bác như một lời dạy bảo, giáo huấn vô cùng sâu sắc đối với chúng ta về lòng biết ơn đối với các vua Hùng và các chiến sĩ đã anh dũng hi sinh vì độc lập dân tộc. Truyền thuyết “con Rồng cháu Tiên” luôn là niềm tự hào của những người con đất Việt khi nhắc về quê hương, nguồn cội của mình. Chúng ta tự hào vì chúng ta là con của Rồng, cháu của Tiên, cùng mang dòng máu trong Lạc Hồng, cùng khắc sâu trong trái tim mình hai tiếng “Tổ quốc” thiêng liêng. Vì thế, cứ vào mùng mười tháng ba Âm lịch hằng năm, chúng ta thường nhắc nhở nhau: “Dù ai đi ngược về xuôi. Nhớ ngày giỗ tổ mùng mười tháng ba”. Hành động cao đẹp này chính là sự biết ơn cùng với sự thành kính trong tâm hồn, hướng về cội nguồn của người Việt Nam. Để có ngày hôm nay, chúng ta đã phải đánh đổi biết bao mồ hôi, xương máu của những người chiến sĩ anh hùng “quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”. Đất nước Việt Nam được thống nhất, dân tộc được hoà bình chính là nhờ công lao của Đảng và Bác Hồ, của những con người kiên cường, bất khuất, quyết tâm bảo vệ tự do cho đất nước. Đáp lại công ơn to lớn ấy, Nhà nước ta đã chọn ngày 27/7 làm ngày Thương binh liệt sĩ để tỏ lòng biết ơn, tưởng nhớ đến những anh hùng đã hi sinh tính mạng của mình để đổi lấy cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Ngày nay, đất nước ta đang ngày càng đổi mới, ngày càng tiến bộ để có thể “sánh vai với các cường quốc năm châu”. Đó là thành quả của những giọt mồ hôi và nước mắt, của sự cống hiến hết mình của biết bao thế hệ tầng lớp nông dân và công dân trên khắp mọi miền đất nước. Những công lao to lớn ấy đã được Nhà nước ghi nhận qua các ngày lễ lớn ở Việt Nam. Ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/2 là ngày để chúng ta bày tỏ lòng biết ơn đối với các y bác sĩ luôn tận tụy ngày đêm để chăm lo cho sức khỏe mọi người. Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 là dịp để các bậc phụ huynh và học sinh gửi lời tri ân đến quý thầy cô giáo – những người lái đò đang âm thầm và lặng lẽ đưa chúng em đến bến bờ tri thức, đến cánh cửa tương lai đang mở rộng. Người Việt Nam ta không thể sống thiếu những lễ hội và phong tục tốt đẹp ấy vì nó chính là nền tảng của nết sống văn minh, mang đậm nét đẹp văn hóa.
Tóm lại, câu tục ngữ trên đã khẳng định và khuyên nhủ chúng ta phải biết ơn đối với những người đã tạo ra thành quả cho ta hưởng thụ. Hôm nay chúng ta là người ăn quả để mai sau chúng ta là người trồng cây. Hãy giữ gìn và phát huy truyền thống quý báu đó vì nó chính là phẩm chất đạo đức cao quý, nét đẹp trong tâm hồn của người Việt Nam.
P/s: Bài này mik tự làm, ko copy mạng, chắc lun. Mình có đánh máy cho cô mik sửa qua mail rùi nên bn yên tâm nhé.Chúc bn học tốt
bn tham khảo,
Tục ngữ là túi khôn của dân gian, nó chứa đựng những bài học kinh nghiệm quý báu của ông cha ta như về thiên nhiên, lao động sản xuất....Không chỉ là kinh nghiệm, tục ngữ còn cho ta nhiều bài học quý giá về cách ứng xử trong xã hội, ...Trong số đó, có rất nhiều những câu tục ngữ hay và ý nghĩa phản ánh đạo lí sống của nhân dân Việt Nam. Ví dụ như:
'' Tôn sư trọng đạo'', ''Nước có nguồn mới bể rộng, sông sâu''.... Qua các câu tục ngữ này, ta có thể thấy được nhân dân ta luôn có lòng biết ơn và sống theo đạo lí ''Ăn quả nhớ kẻ trồng cây'', ''Uống nc nhớ nguồn''. Tuy câu tục ngữ ngắn gọn nhưng có hàm ý vô cùng sâu sắc.
''Quả là trái cây. Được ăn quả cây chín, ngon ngọt một là một sự hưởng thụ sung sướng, phải biết nhớ ơn người trồng cây.
Nghĩa bóng của câu tục ngữ là ''Quả'' là thành quả lao động. Mọi giá trị-vật chất và tinh thần-đều phải từ lao động mà có. Được hưởng thụ thành quả lao động phải biết nhớ ơn những người đã có công tạo dựng nên.
Câu tục ngữ ''Ăn quả nhớ kẻ trồng cây'' là đạo lý tốt đẹp và nhân dân ta luôn luôn làm theo .
Ông cha ta cũng có một số câu tương tự như :
'' Uống nc nhớ nguồn''
'' Muốn sang thì bắc cầu kiều
Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy''
''Muốn ăn quả chín, nhớ ơn người trồng.''
''Biển Đông còn lúc đầy vơi,
Chớ lòng cha mẹ suốt đời tràn dâng''
''Con người có tổ có tông
Như cây có cội như sông có nguồn''
'' Chim có tổ người có tông
Cây có cội, nước có nguồn.''
Chúng ta phải ghi nhớ và biết ơn những người đã giúp đỡ ta trong lúc khó khăn, người mang lại cho ta những điều quý giá trong cuộc sống. Nếu ko có mẹ nuôi ta khôn lớn, cho ta ăn học thì ta cũng ko thể có đc ngày hôm nay, có đc thành công, vinh quang trong cuộc sống. Nếu ko nhờ các chiến sĩ anh dũng mà ta có đc độc lập này hôm nay
Lòng biết ơn vẫn còn đc nối tiếp trong hiện tại nó đc thể hiện qua các ngày, việc làm như : thờ cúng tổ tiên, những người đã khuất, xây dựng bảo tàng lịch sử , đền Hùng, đền Hai Bà Trưng, ...
ngày nhà giáo Việt Nam (20/11) vì họ là người đã dạy dỗ chúng ta nên người , giỗ tổ Hùng Vương bởi vì để có đc hòa bình thì nhiều anh hùng phải đổ máu. Các bài hát ca ngợi cha mẹ, chiến sĩ bộ đội... Rồi ngày thầy thuốc Vn tôn vinh những ng làm nghề y sắp diễn ra, chúng ta cần phải tôn vinh những y bác sĩ đã luôn hết mình để chữa cho các bênh nhân mắc covid_19.
Bên cạnh đó, ta cần lên án, phê phán những người sống vô ơn; ca ngợi những người ơn ai một chút cũng ko quên.
Ng biết ơn thì sẽ đc mọi người yếu quý, tôn trọng, cuộc sống thanh thản, bình yên...
Nếu ko có lòng bt ơn thì sẽ sống thiếu trách nhiệm, vô ơn, ăn cháo đá bát...
Em nhận thấy lòng biết ơn là một truyền thống đẹp của dân tộc. Và em cũng cần phải giữ gìn và trau dồi nó bằng các việc làm như : cố gắng học tập để bố mẹ vui, nhớ tói tổ tiên, những ng đã từng giúp đỡ mình, bảo vệ và giữ gìn các công trình, kiến trúc lâu đời, .... Tóm lại, lòng biết ơn là một tính tốt, mỗi người cần có lòng biết ơn và có trách nhiệm tiếp nối truyền thống tốt đẹp đó