Đề thi thử THPT Quốc Gia môn Hóa năm 2023 có đáp án ( đề 6 ) - thầy Nguyễn Ngọc Anh


THẦY NGUYỄN NGỌC ANH

(Đề thi có trang)

ĐỀ PEN-I HÓA HỌC – ĐỀ SỐ 6

Môn thi: HÓA HỌC

Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề

Họ, tên thí sinh:

Số báo danh:

I. MA TRẬN ĐỀ THI

Chuyên đề

Loại câu hỏi

Cấp độ nhận thức

Tổng

Lý thuyết

Bài tập

Nhớ

Hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

1. Sự điện li

1

Câu 9

1

2. Cacbon-Silic

1

Câu 10

1

3. Nito-Photpho

1

1

Câu 19

Câu 23

2

4. Đại cương hữu cơ

1

Câu 11

1

5. Hiđrocacbon

1

Câu 30

1

6. Ancol-Phenol

1

Câu 12

1

7. Đại cương về kim loại

1

2

Câu 1

Câu 13

Câu 33

3

8. Kim loại kiềm, kim loại kiềm thổ,nhôm và hợp chất

2

3

Câu 2,7

Câu 14

Câu 31

Câu 35

5

9. Sắt-một số kim loại nhóm B và hợp chất

3

1

Câu 5,8

Câu 27

Câu 37

4

10. Tổng hợp hóa học vô cơ

4

1

Câu 15

Câu 21,25,29

Câu 39

5

11. Este, lipit

2

3

Câu 4

Câu 16,17

Câu 22,34

5

12. Amin, amino axit, ptotein

1

3

Câu 18

Câu 24

Câu 36,38

4

13. Cacbohidrat

1

Câu 26

1

14. Polime, vật liệu Polime

1

Câu 6

1

15. Tổng hợp nội dung hóa học

3

1

Câu 20

Câu 28,32

Câu 40

4

16. Hóa học với vấn đề phát triển kinh tế-xã hội-môi trường

1

Câu 3

1

Tổng(câu)

23

17

12

8

14

6

40

II. ĐỀ THI

Cho biết khối lượng nguyên tử (theo đvC) của các nguyên tố.

H = 1; C = 12; N = 14; O = 16; Na = 23; Al = 27; S = 32; Cl = 35,5; Fe = 56; Cu = 64; Rb = 85,5; K = 39; Li = 7; Zn = 65; Ag = 108; Ba = 137; F = 19; Mg = 24; P = 31; Ca = 40; Cr = 52; Mn = 55; Br = 80; I = 127; Au = 197; Pb = 207; Ni = 59; Si = 28; Sn = 119.

PHẦN NHẬN BIẾT

Câu 1. Kim loại nào sau đây có tính khử yếu nhất?

A. Ag. B. Al. C. Fe. D. Cu.

Câu 2. Chất nào sau đây làm mất tính cứng của nước cứng vĩnh cửu?

A. NaCl. B. Na2CO3. C. NaNO3. D. HCl.

Câu 3. Trong các chất sau, chất gây ô nhiễm không khí có nguồn gốc từ khí thải sinh hoạt là

A. CO. B. O3. C. N2. D. H2.

Câu 4. Este nào sau đây có phản ứng tráng bạc?

A. CH3COOCH2CH3. B. CH2=CHCOOCH3. C. HCOOCH3. D. CH3COOCH3.

Câu 5. Công thức của sắt(II) hiđroxit là

A. Fe(OH)3. B. Fe(OH)2. C. FeO. D. Fe2O3.

Câu 6. Polime nào sau đây có cấu trúc mạch phân nhánh?

A. Amilozơ. B. Xenlulozơ. C. Amilopectin. D. Polietilen.

Câu 7. Chất nào sau đây vừa phản ứng với dung dịch HCl, vừa phản ứng với dung dịch NaOH?

A. Al(OH)3. B. AlCl3. C. BaCO3. D. CaCO3.

Câu 8. Crom có số oxi hóa +6 trong hợp chất nào sau đây?

A. NaCrO2. B. Cr2O3. C. K2Cr2O7. D. CrSO4.

Câu 9. Dung dịch nào sau đây có pH > 7?

A. NaCl. B. NaOH. C. HNO3. D. H2SO4.

Câu 10. Cacbon chỉ thể hiện tính khử trong phản ứng hóa học nào sau đây?

A. B.

C. D.

Câu 11. Chất nào sau đây là chất hữu cơ?

A. CH4. B. CO2. C. Na2CO3. D. CO.

Câu 12. Cho vài giọt nước brom vào dung dịch phenol, lắc nhẹ thấy xuất hiện

A. kết tủa trắng. B. kết tủa đỏ nâu.

C. bọt khí. D. dung dịch màu xanh.

PHẦN THÔNG HIỂU

Câu 13. Cho 4,48 lít khí CO (đktc) phản ứng với 8 gam một oxit kim loại, sau khi phản ứng hoàn toàn, thu được m gam kim loại và hỗn hợp khí có tỉ khối so với H2 là 20. Giá trị của m là

A. 7,2. B. 3,2. C. 6,4. D. 5,6.

Câu 14. Cho 375 ml dung dịch NaOH 2M vào dung dịch chứa 0,2 mol AlCl3, thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là

A. 15,6. B. 7,8. C. 3,9 D. 19,5

Câu 15. Trong phòng thí nghiệm, khí X được điều chế và thu vào bình tam giác bằng cách đẩy không khí như hình vẽ bên.

Khí X là

A. H2.

B. C2H2.

C. NH3.

D. Cl2

Câu 16. Phát biểu nào sau đây sai?

A. Thủy phân etyl axetat thu được ancol metylic. B. Etyl fomat có phản ứng tráng bạc.

C. Triolein phản ứng được với nước brom. D. Ở điều kiện thường, tristearin là chất rắn.

Câu 17. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp metyl axetat và etyl axetat, thu được CO2 và m gam H2O. Hấp thụ toàn bộ sản phẩm cháy vào dung dịch Ca(OH)2 dư, thu được 25 gam kết tủa. Giá trị của m là

A. 5,4. B. 4,5. C. 3,6. D. 6,3.

Câu 18. Đốt cháy hoàn toàn amin X (no, đơn chức, mạch hở) bằng O2, thu được 4,48 lít CO2 và 1,12 lít N2 (các thể tích khí đo ở đktc). Công thức phân tử của X là

A. C2H7N. B. C4H11N. C. C3H9N. D. C2H5N.

Câu 19. Cho sơ đồ phản ứng sau.

Mỗi mũi tên là một phản ứng hóa học. Số phản ứng mà nitơ đóng vai trò chất khử là

A. 2. B. 3. C. 4. D. 5.

Câu 20. Cho các chất sau. etyl axetat, tripanmitin, saccarozơ, etylamin, Gly-Ala. Số chất tham gia phản ứng thủy phân trong môi trường kiềm là

A. 2. B. 3. C. 4. D. 5.

PHẦN VẬN DỤNG

Câu 21. Cho các phát biểu sau.

(a) Điện phân dung dịch NaCl (điện cực trơ), thu được khí H2 ởcatot.

(b) Cho CO dư qua hỗn hợp Al2O3 và CuO đun nóng, thu được Al vàCu.

(c) Nhúng thanh Zn vào dung dịch chứa CuSO4 và H2SO4, có xuất hiện ăn mòn điệnhóa.

(d) Kim loại có nhiệt độ nóng chảy thấp nhất là Hg, kim loại dẫn điện tốt nhất làAg.

(e) Cho dung dịch AgNO3 dư vào dung dịch FeCl2, thu được chất rắn gồm Ag và AgCl.

Số phát biểu đúng là

A. 2. B. 3. C. 4. D. 5.

Câu 22. Cho este đa chức X (có công thức phân tử C6H10O4) tác dụng với dung dịch NaOH, thu được sản phẩm gồm một muối của axit cacboxylic Y và một ancol Z. Biết X không có phản ứng tráng bạc. Số công thức cấu tạo phù hợp của X là

A. 4. B. 3. C. 5. D. 2.

Câu 23. Cho m gam P2O5 vào dung dịch chứa 0,1 mol NaOH và 0,05 mol KOH, thu được dung dịch X. Cô cạn X, thu được 8,56 gam hỗn hợp chất rắn khan. Giá trị của m là

A. 1,76. B. 2,13. C. 4,46. D. 2,84.

Câu 24. Hỗn hợp E gồm muối vô cơ X (CH8N2O3) và đipeptit Y (C4H8N2O3). Cho E tác dụng với dung dịch NaOH đun nóng, thu được khí Z. Cho E tác dụng với dung dịch HCl dư, thu được khí T và chất hữu cơ Q. Nhận định nào sau đây sai?

A. Chất Y là H2NCH2CONHCH2COOH. B. Chất Q là H2NCH2COOH.

C. Chất Z là NH3 và chất T là CO2. D. Chất X là (NH4)2CO3.

Câu 25. Hòa tan hoàn toàn Fe3O4 trong dung dịch H2SO4 (loãng, dư), thu được dung dịch X. Cho dãy gồm các chất. Cu, Fe(NO3)2, KmnO4, BaCl2, Cl2, KNO3, NaCl. Số chất trong dãy phản ứng được với dung dịch X là

A. 3. B. 4. C. 5. D. 6.

Câu 26. Lên men m gam tinh bột thành ancol etylic với hiệu suất 81%, hấp thụ toàn bộ khí CO2 sinh ra vào dung dịch chứa 0,05 mol Ba(OH)2, thu được kết tủa và dung dịch X. Cho từ từ dung dịch NaOH vào X đến khi kết tủa lớn nhất thì cần ít nhất 10 ml dung dịch NaOH 1M. Giá trị của m là

A. 6,0. B. 5,5. C. 6,5. D. 7,0.

Câu 27. Cho sơ đồ chuyển hoá sau:

Biết X, Y, Z, T là các hợp chất của crom. Chất Z và T lần lượt là

A. K2Cr2O7 và Cr2(SO4)3. B. K2Cr2O7 và CrSO4.

C. K2CrO4 và CrSO4. D. K2CrO4 và Cr2(SO4)3.

Câu 28. Tiến hành thí nghiệm với các dung dịch X, Y, Z và T. Kết quả được ghi ở bảng sau.

Mẫu thử

Thuốc thử

Hiện tượng

Y

Qùy tím

Qùy chuyển sang màu xanh

X,Z

Dung dịch AgNO3 trong NH3, đun nóng

Tạo kết tủa Ag

T

Dung dịch Br2

Kết tủa trắng

Z

Cu(OH)2

Tạo dung dịch màu xanh lam

X, Y, Z, T lần lượt là

A. Etyl fomat, lysin, glucozơ, phenol. B. Etyl fomat, lysin, glucozơ, axit acrylic.

C. Glucozơ, lysin, etyl fomat, anilin. D. Lysin, etyl fomat, glucozơ, anilin.

Câu 29. Tiến hành các thí nghiệm sau.

(a) Cho dung dịch chứa 4a mol HCl vào dung dịch chứa a mol NaAlO2.

(b) Cho Al2O3 vào lượng dư dung dịchNaOH.

(c) Sục khí CO2 đến dư vào dung dịchBa(OH)2.

(d) Cho Fe vào dung dịch Fe2(SO4)3 dư.

(e) Cho dung dịch chứa a mol KHSO4 vào dung dịch chứa a mol NaHCO3.

(g) Cho Mg dư vào dung dịch HNO3 (phản ứng không thu được chất khí).

Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, số thí nghiệm thu được dung dịch chứa hai muối là

A. 4. B. 5. C. 2. D. 3.

Câu 30. Cho 3,2 gam hỗn hợp C2H2, C3H8, C2H6, C4H6 và H2 đi qua bột Ni nung nóng, sau một thời gian thu được hỗn hợp khí X. Đốt cháy hoàn toàn X cần vừa đủ V lít khí O2 (đktc), thu được 4,48 lít CO2 (đktc). Giá trị của V là

A. 6,72. B. 7,84. C. 8,96. D. 10,08.

Câu 31. Cho từ từ dung dịch HCl 1M vào dung dịch chứa x mol NaOH và y mol NaAlO2. Số mol Al(OH)3 (n mol) tạo thành phụ thuộc vào thể tích dung dịch HCl (V ml) được biểu diễn bằng đồ thị bên.

Giá trị của x và y lần lượt là

A. 0,30 và 0,30. B. 0,30 và 0,35. C. 0,15 và 0,35. D. 0,15 và 0,30.

Câu 32. Cho các chất sau. metan, etilen, buta-1,3-đien, benzen, toluen, stiren, phenol, metyl acrylat. Số chất tác dụng được với nước brom ở điều kiện thường là

A. 5. B. 4. C. 6. D. 7.

Câu 33. Điện phân (điện cực trơ, màng ngăn xốp) dung dịch gồm CuSO4 và NaCl (tỉ lệ mol tương ứng 1.3) với cường độ dòng điện 1,34 A. Sau thời gian t giờ, thu được dung dịch Y (chứa hai chất tan) có khối lượng giảm 10,375 gam so với dung dịch ban đầu. Cho bột Al dư vào Y, thu được 1,68 lít khí H2 (đktc). Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn, hiệu suất điện phân 100%, bỏ qua sự hòa tan của khí trong nước và sự bay hơi của nước. Giá trị của t là

A. 7. B. 6. C. 5. D. 4.

Câu 34. Đốt cháy hoàn toàn a gam este hai chức, mạch hở X (được tạo bởi axit cacboxylic no và hai ancol) cần vừa đủ 6,72 lít khí O2 (đktc), thu được 0,5 mol hỗn hợp CO2 và H2O. Cho a gam X phản ứng hoàn toàn với 200 ml dung dịch NaOH 1M, thu được dung dịch Y. Cô cạn Y, thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m là

A. 11,2. B. 6,7. C. 10,7. D. 7,2.

PHẦN VẬN DỤNG CAO

Câu 35. Hòa tan hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm Ba, BaO, Al và Al2O3 vào nước (dư), thu được 0,896 lít khí (đktc) và dung dịch Y. Hấp thụ hoàn toàn 1,2096 lít khí CO2 (đktc) vào Y, thu được 4,302 gam kết tủa. Lọc kết tủa, thu được dung dịch Z chỉ chứa một chất tan. Mặt khác, dẫn từ từ CO2 đến dư vào Y thì thu được 3 12 gam kết tủa. Giá trị của m là

A. 6,79. B. 7,09. C. 2,93. D. 5,99.

Câu 36. Hỗn hợp X chứa hai amin kế tiếp thuộc dãy đồng đẳng của metylamin. Hỗn hợp Y chứa glyxin và lysin. Đốt cháy hoàn toàn 0,2 mol hỗn hợp Z (gồm X và Y) cần vừa đủ 1,035 mol O2, thu được 16,38 gam H2O; 18,144 lít (đktc) hỗn hợp CO2 và N2. Phần trăm khối lượng của amin có khối lượng phân tử nhỏ hơn trong Z là

A. 21,05%. B. 16,05%. C. 13,04%. D. 10,70%.

Câu 37. Hỗn hợp X gồm Fe2O3, FeO và Cu (trong đó nguyên tố oxi chiếm 16% theo khối lượng). Cho m gam X tác dụng với 500 ml dung dịch HCl 2M (dư), thu được dung dịch Y và còn lại 0,27m gam chất rắn không tan. Cho dung dịch AgNO3 dư vào Y, thu được khí NO (sản phẩm khử duy nhất của N5+) và 165,1 gam kết tủa. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là

A. 40. B. 48. C. 32. D. 28.

Câu 38. Cho hỗn hợp Z gồm peptit mạch hở X và amino axit Y (MX > 4MY) với tỉ lệ mol tương ứng 1. 1. Cho m gam Z tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH, thu được dung dịch T chứa (m + 12,24) gam hỗn hợp muối natri của glyxin và alanin. Dung dịch T phản ứng tối đa với 360 ml dung dịch HCl 2M, thu được dung dịch chứa 63,72 gam hỗn hợp muối. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Kết luận nào sau đây đúng?

A. Phần trăm khối lượng nitơ trong Y là 15,73%. B. Số liên kết peptit trong phân tử X là 5.

C. Tỉ lệ số gốc Gly. Ala trong phân tử X là 3. 2. D. Phần trăm khối lượng nitơ trong X là 20,29%.

Câu 39. Hòa tan hoàn toàn 15,6 gam hỗn hợp gồm Fe, Fe3O4, Fe2O3, Mg, MgO và CuO vào 200 gam dung dịch H2SO4 và NaNO3, thu được dung dịch X chỉ chứa muối sunfat trung hòa của kim loại, hỗn hợp khí Y gồm 0,01 mol N2O và 0,02 mol NO. Cho X phản ứng với dung dịch Ba(OH)2 dư, thu được 89,15 gam kết tủa. Lọc kết tủa nung trong không khí đến khối lượng không đổi, thu được 84,386 gam chất rắn. Nồng độ phần trăm của FeSO4 trong X có giá trị gần nhất với giá trị nào sau đây?

A. 0,85. B. 1,06. C. 1,45. D. 1,86.

Câu 40. Cho các chất hữu cơ mạch hở. X là axit không no có hai liên kết trong phân tử, Y là axit no đơn chức, Z là ancol no hai chức, T là este của X, Y với Z. Đốt cháy hoàn toàn a gam hỗn hợp M gồm X và T, thu được 0,1 mol CO2 và 0,07 mol H2O. Cho 6,9 gam M phản ứng vừa đủ với dung dịch NaOH, cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được hỗn hợp muối khan E. Đốt cháy hoàn toàn E, thu được Na2CO3; 0,195 mol CO2 và 0,135 mol H2O. Phần trăm khối lượng của T trong M có giá trị gần nhất với giá trị nào sau đây?

A. 68,7. B. 68,1. C. 52,3. D. 51,3.

III. ĐÁP ÁN

1.A

2.B

3.A

4.C

5.B

6.C

7.A

8.C

9.B

10.A

11.A

12.A

13.D

14.C

15.D

16.A

17.B

18.A

19.B

20.B

21.C

22.A

23.D

24.B

25.D

26.A

27.A

28.A

29.A

30.C

31.D

32.A

33.A

34.C

35.D

36.B

37.A

38.D

39.A

40.A

HƯỚNG DẪN GIẢICâu 29:

(a) NaAlO2 + HCl + H2O → NaCl + Al(OH)3
Sau đó: Al(OH)3 + 3HCl → AlCl3 + 3H2O
⇒ Tạo 2 muối AlCl3 và NaCl
(b) Al2O3 + 2NaOH → 2NaAlO2 +H2O ⇒⇒ chỉ tạo 1 muối
(c) 2CO2(dư) + Ba(OH)2 → Ba(HCO3)2 ⇒⇒ Chỉ tạo 1 muối
(d) 2Fe + Fe2(SO4)3 → 3FeSO4 ⇒⇒ Do Fe2(SO4)3 dư nên sau pứ có 2 muối
(e) HSO4 + HCO3 → SO42– + CO2 + H2O ⇒⇒ Sau pứ có 2 muối là K2CO3 và Na2CO3
(g) Do Mg pứ HNO3 không thu khí nên sản phẩm khử là NH4NO3 ⇒⇒ 2 muối là Mg(NO3)2 và NH4NO3
4 phản ứng thỏa ⇒ Đáp án A

Câu 30:

đốt 3,2 gam hỗn hợp (C + H) + V lít O2 (đktc) → 0,2 mol CO2 + x mol H2O.
xét về mặt nguyên tố: mhỗn hợp = 3,2 gam = mC + mH ⇒ mH = 0,8 gam ⇒ nH2O = 0,4 mol
⇒ bảo toàn nguyên tố O có: nO2 = 0,4 mol → V = 0,4 × 22,4 = 8,96 lít.

→ Đáp án C

Câu 31:

các phản ứng trong quá trình xảy ra như sau:
• HCl + NaOH → NaCl + H2O 1 || • HCl + NaAlO2 + H2O → NaCl + Al(OH)32
• 3HCl + Al(OH)3 → AlCl3 + 3H2O 3. (xảy ra lần lượt như đồ thị biểu diễn).
tại điểm V = 150 mL ⇔ nHCl = 0,15 mol là kết thúc phản ứng 1 ⇒ x = nNaOH = 0,15 mol.
tại điểm V = 750 mL ⇔ nHCl = 0,75 mol; nAl(OH)3↓ = 0,2 mol là thời điểm
phản ứng 2 đã kết thúc, đang diễn ra phản ứng 3 (hòa tan một phần tủa).
Tại điểm sản phẩm gồm (x + y) mol NaCl + 0,2 mol Al(OH)3 + (y – 0,2) mol AlCl3.
⇒ bảo toàn nguyên tố Cl có: (x + y) + 3 × (y – 0,2) = 0,75 mol ⇒ y = 0,3 mol.

Câu 32:

Các chất tác dụng được với nước brom ở điều kiện thường là: etilen; buta-1,3-đien, stiren, phenol, metyl acrylat.

→ Đáp án A.

Câu 33:

dung dịch ban đầu gồm x mol CuSO4 + 3x mol NaCl.
→ dung dịch gồm: x mol CuCl2 + x mol HCl + ? mol H2O (tổng 10,375 gam).
⇒ hai chất tan trong Y gồm: x mol Na2SO4x mol NaOH.
chỉ có: NaOH + Al + H2O → NaAlO2 + 3/2.H2
có 0,075 mol H2↑ thu được → x = nNaOH = 0,05 mol.
⇒ ? = nH2O ra = (10,375 – 0,05 × 135 – 0,05 × 36,5) ÷ 18 = 0,1 mol.
Vậy: ∑ne trao đổi = 0,1 × 2 + 0,05 × 2 + 0,05 = 0,35 mol.
⇒ t = 0,35 × 96500 ÷ 1,34 = 25,205 giây ⇄ 7 giờ. → Đáp án A.

Câu 34:

Ta có x mol este X dạng CnH2mO4 (n, m là các giá trị nguyên dương; n ≥ 5).
giải đốt: x mol CnH2mO4 + 0,3 mol O2 → 0,5 mol (CO2 + H2O).
có nCO2 = nx mol; nH2O = mx mol ⇒ (n + m) × x = 0,5 mol.
bảo toàn nguyên tố O: 2nx + mx = 4x + 0,3 × 2 ⇒ 2n + m – 4) × x = 0,6
rút gọn x có: 0,6 × (n + m) = 0,5 × 2n + m – 4) ⇒ 4n = m + 20.
thêm điều kiện 2m ≤ 2n – 2 và n ≥ 5 → chặn: 5 ≤ n ≤ 6.
⇒ ứng với n = 6; m = 4 là cặp nghiệm nguyên thỏa mãn yêu cầu.!
→ công thức phân tử của X là C6H8O4: (được tạo bởi axit cacboxylic no và hai ancol)
⇒ cấu tạo X phù hợp là: CH3OOC–COOCH2CH=CH2.
(tạo bởi axit oxalic (COOH)2 và ancol metylic CH3OH + ancol anlylic CH2=CHCH2OH).
giải thủy phân: 0,05 mol X + 0,2 mol NaOH → m gam rắn + ....
⇒ m gam rắn gồm 0,05 mol (COONa)2 và 0,1 mol NaOH (dư) → m = 10,7 gam.

→ Đáp án C

Câu 35:

1 X + H2O → 0,04 mol H2↑ + Ba(OH)2 + Ba(AlO2)2.
⇒ thêm 0,04 mol O vào X → có (m + 0,64) gam hỗn hợp chỉ gồm BaO + Al2O3
Mặt khác: 2 0,054 mol CO2 + {Ba(OH)2 + Ba(AlO2)2) → 4,302 gam ↓ + Ba(HCO3)2
nếu CO2 dư, kết tủa chỉ có Al(OH)3; 3,12 gam ⇔ 0,04 mol
⇒ trong 4,302 gam ↓ trên gồm 0,04 mol Al(OH)3 và 0,006 mol BaCO3
→ bảo toàn nguyên tố C ở 2 ⇒ nBa(HCO3)2 = 0,024 mol.
bảo toàn Al và Ba có (m + 0,64) gam gồm 0,03 mol BaO và 0,02 mol Al2O3.
⇒ m + 0,64 = 0,03 × 153 + 0,02 × 102 ⇒ m = 5,99 gam.

→ Đáp án D.

Câu 36:

về mặt cấu tạo nguyên tố, ta có thể quy đổi gọn như sau:
hai amin thuộc dãy đồng đẳng của metylamin ⇔ hai ankan + NH
Gly = C2H6 + CO2 + NH và Lysin = C6H14 + CO2 + 2NH
||⇒ Quy 0,2 mol Z về 0,2 mol CnH2n + 2 + 2x mol NH + y mol CO2.
☆ đốt: 0,2 mol Z + 1,035 mol O2 –––to–→ 0,91 mol H2O + 0,81 mol – x) mol CO2 + x mol N2.
Tương quan đốt: ∑nH2O – ∑nCO2 = 0,2 + xy = 0,1 + x ||⇒ y = 0,1 mol.
biết y → bảo toàn nguyên tố O có ngay ∑nCO2 = 0,68 mol → nN2 = 0,13 mol.
chỉ Lys có 2N, còn lại các chất trong Z đều có 1N → nLysin = 0,13 × 2 – 0,2 = 0,06 mol.
0,1 mol CO2 quy đổi đại diện cho số mol Lys + Gly → nGly = 0,04 mol.
Theo đó, có 0,1 mol hai amin, ∑nC hai amin = 0,68 – 0,04 × 2 – 0,06 × 6 = 0,24 mol
⇒ Ctrung bình hai amin = 2,4 → cho biết có 0,06 mol C2H7N và 0,04 mol C3H9N.
⇒ %mC2H7N trong Z = 0,06 × 45 ÷ 16,82 × 100% ≈ 16,05%.

→ Đáp án B.

Câu 37:

X + HCl dư → FeCl2 + CuCl2 + HCl (dư) + H2O + Cu (dư),
||⇒ quy đổi quá trình → X gồm FeO (tạo FeCl2) + CuO (tạo CuCl2) + Cu (dư).
a mol FeO + b mol CuO + 0,27m Cu; trong đó ∑nO trong oxit = 0,01m (mol).
⇒ giải: a + b = 0,01m và 72a + 80b = m – 0,27m ||⇒ a = 0,00875m và b = 0,0125m.
Giải còn lại, ta gọi nFeCl2 = 7x mol → nCuCl2 = x mol → nHCl dư = 1 – 16x) mol.
Gộp quá trình:

(FeCl2, CuCl2, HCl) + AgNO3 → AgCl 1,0 mol) + (Fe(NO3)3; Cu(NO3)2) + NO + H2O.

165,1 gam tủa gồm Ag và AgCl nhưng về mặt nguyên tố gồm 1 mol Cl → còn lại là 1,2 mol Ag.
nNO = nHCl ÷ 4 = 0,25 – 4x) mol; lại có nFe(NO3)3 = 7x mol; nCu(NO3)2 = x mol
⇒ bảo toàn nguyên tố N có: 21x + 2x + 0,25 – 4x) = 1,2 ⇒ x = 0,25 mol.
Theo đó: m = 800b = 800x = 40 gam.

→ Đáp án A.

Câu 38:

Đặt n(gly-Na) = x mol; n(ala-Na) = y mol → n(HCl phản ứng) = 0,36∙2 = 2x + 2y

Ấp dụng ĐLBT khối lượng: m(muối trong Y) + m(HCl) = m(muối trong Z)

→ 97x + 111y + 0,72∙36,5 = 63,72

Giải hệ ta có: x = y = 0,18 mol → n(NaOH) = 0,18 + 0,18 = 0,36 mol

Mặt khác: n-peptit + nNaOH → n-muối + H2O || amino axit + NaOH → muối + H2O

Áp dụng ĐLBT khối lượng: m(X) + m(NaOH) = m(muối trong Y) + m(H2O)

→ m + 0,36∙40 = m + 12,24 + m(H2O) → m(H2O) = 2,16

→ ∑n(A,B) = n(H2O) = 0,12 mol → n(A) = n(B) = 0,06 mol.

TH1: B là Ala → A chứa 0,18/0,06 = 3 gốc Gly và 0,18 – 0,06)/0,06 = 2 gốc Ala.

→ A là Gly3Ala2 → M(A) = 331 < 4M(B) → loại.

TH2: B là Gly → A chứa 0,18 – 0,06)/0,06 = 2 gốc Gly và 18/0,06 = 3 gốc Ala.

→ A là Gly2Ala2 → M(A) > 4M(B) → Nhận.

A. Đúng: A có %m(N) = 14∙5)∙100%/345 = 20,29%

B. Sai: A chứa 4 liên kết peptit.

C. Sai: tỷ lệ số phân tử Gly và Ala là 2:3

D. Sai: B có %mN = 14∙100%/75 = 20,29%.

→ Đáp án A.

Câu 39: Nếu Fe có hóa trị không đổi ta có sơ đồ quá trình

15,6 gam (M, M2On) + (H2SO4, NaNO3) → (N2O: 0,01 mol; NO: 0,02 mol) + H2O + (Mn+, Na+, SO42− -+BaSO4 → 89,15 gam (M(OH)n, BaSO4)

bảo toàn N có: nNaNO3 = 0,04 mol. gọi nO trong oxit = x mol.
bỏ cụm SO4 2 vế, bảo toàn nguyên tố O có nH2O = x + 0,09 mol.
bảo toàn H có nH2SO4 = (x + 0,09) mol. Theo đó, 89,15 gam kết tủa gồm:
15,6 – 16x) gam M + 2x + 0,09 × 2 – 0,04Na+ mol OH và (x + 0,09) mol BaSO4.
⇒ giải x = 0,2 mol. Xét tiếp phản ứng nung 89,15 gam kết tủa:
2M(OH)n → M2On + nH2O (đơn giản: 2OH → 1O + 1H2O).
⇒ mchất rắn sau nung = 89,15 – 0,27 × 18 = 84,29 gam < 84,386 theo giả thiết.
→ FeSO4 → Fe(OH)2 → FeO mà thực tế: 2FeO + O → Fe2O3.
⇒ nFeO = 2 × 84,386 – 84,29) ÷ 16 = 0,012 mol ⇄ nFeSO4 = 0,012 mol.
Lại có mX = 15,6 + 200 – 0,01 × 44 – 0,02 × 30 = 214,56 gam
⇒ C%FeSO4 trong X = 0,012 × 152 ÷ 214,56 × 100% ≈ 0,85%.

→ Đáp án A.

Câu 40:

T là este của X, Y với Z nên X cũng đơn chức.

Muối E gồm XCOONa và YCOONa

→ n(XCOONa) = n(CO2) – n(H2O) = 0,06

Trong 6,9 gam M đặt:

X là CnH2n-2O2 ( u mol)

T là CmH2m-4O4 (v mol)

→ u + v = 0,06 1

m(M) = u14n + 30) + v14m + 60) = 6,9 2

Trong phản ứng đốt cháy:

n(X) + 2n(T) = n(CO2) – n(H2O) = 0,03

→ n(O) = 2n(X) + 3n(T) = 0,06

Áp dụng ĐLBT nguyên tố O → n(O2) = 0,105

Áp dụng ĐLBT khối lượng → m(M) = 2,3 → Trong phản ứng xà phòng hóa đã dùng lượng M nhiều gấp 6,9/2,3 = 3 lần phản ứng cháy.

→ n(CO2) = (nu + mv)/3 = 0,1 3

Giải 123 → u = 0,03; v = 0,03

nu+ mv = 0,3

→ n +m = 10

Do n ≥ 3 và m ≥ 6 và m≥ n + 3 → n = 3; m = 7 là nghiệm duy nhất.

X là CH2=CH-COOH 0,03)

T là CH2=CH-COO-CH2-CH2-OOC-CH30,03)

→%T = 68,7% → Đáp án A.

Danh mục: Đề thi