ĐỀ 3
MA TRẬN ĐỀ THI HỌC KÌ II
TT | Kĩ năng | Nội dung | Mức độ nhận thức | Tổng % điểm | |||||||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Vận dụng cao | ||||||||
TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | ||||
1 | Đọc hiểu | Nghị luận xã hội | 2 | 1 | 2 | 1 | 0 | 2 | 0 | 0 | 50 |
2 | Viết | Viết bài văn biểu cảm về con người | 0 | 1* | 0 | 1* | 0 | 1* | 0 | 1* | 50 |
Tổng | 20 | 10 | 20 | 10 | 0 | 20 | 0 | 20 | 100% | ||
Tỉ lệ % | 30% | 30% | 20% | 20% | |||||||
Tỉ lệ chung | 60% | 40% |
TT | Chương/ chủ đề | Nội dung/ đơn vị kiến thức | Mức độ đánh giá | Số câu hỏi theo mức độ nhận thức | |||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Vận dụng cao | ||||
1 | Đọc hiểu | Nghị luận xã hội | Nhận biết: - Nhận biết được đặc điểm của văn bản nghị luận xã hội: mục đích và nội dung chính; ý kiến, lí lẽ, bằng chứng và mối quan hệ của chúng. - Biết cách mở rộng thành phần chính và trạng ngữ trong câu bằng cụm từ. Thông hiểu: - Xác định được phép liên kết câu. - Hiểu được chủ đề của văn bản. - Hiểu được bài học được thể hiện qua văn bản. Vận dụng: - Vận dụng được kiến thức về liên kết, mạch lạc của văn bản. - Vận dụng bài học trong văn bản vào cuộc sống. | 2TN 1TL | 2TN 1TL | 2TL | |
2 | Viết | Viết bài văn biểu cảm về con người | Nhận biết: - Xác định được kiểu bài biểu cảm. - Xác định được bố cục bài văn, người được biểu cảm. Thông hiểu: - Giới thiệu được nhân vật cần bộc lộ cảm xúc: người thân, bạn bè, thầy cô,… - Nêu những kỉ niệm, cảm xúc của bản thân với người đó. Vận dụng: - Vận dụng những kĩ năng tạo lập văn bản, vận dụng kiến thức của bản thân về những trải nghiệm xảy ra trong cuộc sống để viết được bài văn bộc lộ cảm xúc của bản thân với người mà em yêu quý. - Khẳng định tình cảm, cảm xúc của bản thân dành cho nhân vật, rút ra điều đáng nhớ. Vận dụng cao: - Có lối viết sáng tạo, hấp dẫn lôi cuốn; kết hợp các yếu tố miêu tả, tự sự để làm nổi bật tình cảm của bản thân đối với nhân vật đó. - Lời văn sinh động, giàu cảm xúc, có giọng điệu riêng. | 1TL* | |||
Tổng số câu | 2TN 1TL | 2TN 1TL | 2TL | 1TL | |||
Tỉ lệ (%) | 30% | 30% | 20% | 20% | |||
Tỉ lệ chung | 60% | 40% |
PHÒNG GD&ĐT HUYỆN …………………….. ĐỀ SỐ 3 | ĐỀ THI HỌC KÌ IINăm học: 2022 – 2023 Môn: Ngữ văn – Lớp 7(Thời gian làm bài: 90 phút) |
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:
Bạn sẽ làm gì khi có một ngày thức dậy thấy bên mình không còn việc gì nữa cả. Tiền trong túi không còn, việc làm không có, người yêu chia tay, bạn bè, gia đình ở xa. Cuộc sống coi như mất hết ý nghĩa. Vậy mà đến lúc đó, tôi lại tự dưng mỉm cười.
Con số không tròn trĩnh để người ta soi mình vào đó và chợt nhận ra những thất bại. Như một chiếc gương soi trung thực để thấy ta từ thuở tập bò, tập đi, vội vàng tập chạy, rồi thì vấp ngã. Có kẻ ngã rồi nằm luôn, có kẻ gượng dậy để ngã tiếp. Trong suốt cuộc đời bao nhiêu lần ta ngã, bao nhiêu lần đứng dậy, ta có nhớ hết không?
Khi tiền trong túi không còn, tôi nghĩ đến hàng triệu người trên thế giới vẫn còn đang đói khát. Khi việc làm không có, tôi tin cũng có hàng triệu người khác cũng đang chạy đôn chạy đáo tìm việc như mình. Khi tình yêu tan vỡ, tôi viết thêm vào thời gian biểu của mình một số giờ học thêm hoặc đi ngủ. Và rồi tôi mỉm cười. Cuộc sống vẫn cứ trôi. Đôi khi ta chao đảo. Rồi sau đó ta sẽ nhận ra và lấy lại thế cân bằng. Một câu danh ngôn nào đấy đại ý là như vậy. Hình như tôi là người lạc quan.
Và khi người ta no đủ, người ta sẽ không thể có được cảm giác thử sức khao khát và hi vọng. Bởi vậy cho đến già ta vẫn cứ là bé thơ khi chơi thứ đồ chơi này đến chán ngấy rồi lại đòi thứ khác. Tôi khao khát no đủ nhưng sẽ chẳng bao giờ no đủ. Lúc biết mình đang đi vào cái vòng tròn của con số không, tôi sẽ hít một hơi dài rồi vùng vẫy.
Có biết bao nhiêu người trên trái đất này tìm ý nghĩa cuộc sống bằng cách ban tặng cuộc đời mình đến những nơi xa xôi, những người cùng khổ. Thế thì tại sao ta thấy đời mất hết ý nghĩa khi lại bắt đầu bằng bàn tay trắng?
Hãy cứ tin đi, bằng cách mỉm cười khi mình thất bại, sẽ thấy cuộc đời lại mỉm cười. Khi ta không còn gì hết, không có gì hết, đời sẽ ban tặng ta một cái gì đó mới mẻ hơn, hạnh phúc hơn. Sau hạnh phúc là bất hạnh, đi hết bất hạnh rồi sẽ gặp hạnh phúc. Điều đó chẳng phải là quy luật hay sao?
(Trích Bài học của thầy - Trang 32 - NXB Hà Nội - Năm 2016)
Câu 1. Phương án nào nêu đúng căn cứ chủ yếu để xác định đoạn trích trên là văn bản nghị luận?
A. Nêu lí lẽ nhằm thuyết phục con người cần phải lạc quan
B. Nêu lên bằng chứng về sự lạc quan của tác phẩm
C. Nêu lên tầm quan trọng, ý nghĩa của sự lạc quan
D. Nêu lên các bài học để trở thành người lạc quan
Câu 2. Trong đoạn trích, tác giả tự cho mình là người như thế nào?
A. Người giỏi giang
B. Người ấm áp
C. Người lạc quan
D. Người hạnh phúc
Câu 3. Hình ảnh “con số không” trong đoạn trích trên có ý nghĩa gì?
A. Những mất mát, thất bại mà con người phải đối diện và vượt qua trong cuộc sống
B. Những mất mát về tiền bạc mà con người gặp phải
C. Sự khởi đầu của con người
D. Là cuộc sống mất hết ý nghĩa
Câu 4. Đâu là câu mở rộng thành phần vị ngữ bằng cụm từ?
A. Vậy mà đến lúc đó, tôi lại tự dưng mỉm cười.
B. Và khi người ta no đủ, người ta sẽ không thể có được cảm giác thử sức khao khát và hi vọng.
C. Có biết bao nhiêu người trên trái đất này tìm ý nghĩa cuộc sống bằng cách ban tặng cuộc đời mình đến những nơi xa xôi, những người cùng khổ.
D. Thế thì tại sao ta thấy đời mất hết ý nghĩa khi lại bắt đầu bằng bàn tay trắng?
Câu 5. Đặt nhan đề cho đoạn trích trên.
Câu 6. Chỉ ra và phân tích tác dụng của các phép liên kết trong đoạn thứ 3.
Câu 7. Hãy nêu quan điểm của em về câu “Hãy cứ tin đi, bằng cách mỉm cười khi mình thất bại, sẽ thấy cuộc đời lại mỉm cười”.
Câu 8. Nêu thông điệp có ý nghĩ nhất đối với em trong đoạn trích trên.
Phần II. Viết (5,0 điểm)Viết bài văn (khoản 400 chữ) bày tỏ cảm xúc của em về một thầy cô giáo cũ.
HƯỚNG DẪN CHẤM
Phần I. Đọc hiểu (5,0 điểm)Câu | Đáp án | Điểm |
Câu 1 | B. Nêu lên bằng chứng về sự lạc quan của tác phẩm | 0,5 điểm |
Câu 2 | C. Người lạc quan | 0,5 điểm |
Câu 3 | A. Những mất mát, thất bại mà con người phải đối diện và vượt qua trong cuộc sống | 0,5 điểm |
Câu 4 | C. Có biết bao nhiêu người trên trái đất này tìm ý nghĩa cuộc sống bằng cách ban tặng cuộc đời mình đến những nơi xa xôi, những người cùng khổ. | 0,5 điểm |
Câu 5 | HS đặt nhan đề cho tác phẩm sao cho phù hợp: VD: Hãy lạc quan, Đừng bỏ cuộc,… | 0,5 điểm |
Câu 6 | HS chỉ ra và phân tích tác dụng của các phép liên kết: - Phép lặp: Khi…tôi… - Phép nối: Và → Tác dụng: Tạo sự kiên kết và mạch lạc cho đoạn văn. Giúp tác giả đưa ra những dẫn chứng thể hiện bản thân mình là một người lạc quan. | 1,0 điểm |
Câu 7 | HS đưa ra quan điểm của mình về câu “Hãy cứ tin đi, bằng cách mỉm cười khi mình thất bại, sẽ thấy cuộc đời lại mỉm cười”: Đồng ý vì trong cuộc sống, con người không tránh khỏi những lúc vấp ngã, chán nản, tinh thần lạc quan sẽ giúp người đó đứng lên và tiếp tục chiến đấu, chinh phục con đường mà mình đã lựa chọn. Lạc quan giúp con người sống vui vẻ hơn, tận hưởng được nhiều vẻ đẹp hơn của cuộc sống, giúp cho cuộc sống muôn màu sắc hơn. | 1,0 điểm |
Câu 8 | HS đưa ra thông điệp: - Sống lạc quan luôn hướng về tương lai - Sống mạnh mẽ vượt lên mọi hoàn cảnh. - … | 0,5 điểm |
Câu | Đáp án | Điểm |
a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận xã hội Mở bài giới thiệu nhân vật được bày tỏ cảm xúc. Thân bài triển khai được các cảm xúc của bản thân đối với nhân vật đó. Kết bài khẳng định lại tình cảm của mình. | 0,25 điểm | |
b. Xác định đúng yêu cầu của đề: Bày tỏ cảm xúc về một thầy cô giáo cũ. | 0,25 điểm | |
c. Bài viết có thể triển khai theo nhiều cách khác nhau song cần đảm bảo các ý sau: - Mở bài: + Giới thiệu về một người thầy, cô của em. + Nêu tình cảm của em dành cho thầy, cô. - Thân bài:+ Tả vài nét về ngoại hình, giọng nói, tính cách của thầy, cô. + Lời dạy bảo, dặn dò của thầy cô dành cho học sinh. + Cảm nhận của em về những kiến thức mà thầy cô đã truyền đạt cho em và các bạn cùng lớp. + Tình cảm của thầy cô dành cho cả lớp và cá nhân em. + Kỉ niệm nào với thầy cô làm em nhớ nhất. - Kết bài:Khẳng định lại tình cảm sâu sắc của em dành cho người thầy cô đó. | 3,5 điểm | |
d. Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. | 0,5 điểm | |
e. Sáng tạo: Diễn đạt sáng tạo, sinh động, giàu hình ảnh, có giọng điệu riêng. | 0,5 điểm |