Đề thi cuối học kì 2 Ngữ Văn 7 Chân trời sáng tạo năm 2022 - 2023 có đáp án (Đề 7)


ĐỀ 7

MA TRẬN ĐỀ THI HỌC KÌ II

TT

Kĩ năng

Nội dung

Mức độ nhận thức

Tổng

% điểm

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

1

Đọc hiểu

Nghị luận

xã hội

2

1

2

1

0

2

0

0

50

2

Viết

Viết bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống

0

1*

0

1*

0

1*

0

1*

50

Tổng

20

10

20

10

0

20

0

20

100%

Tỉ lệ %

30%

30%

20%

20%

Tỉ lệ chung

60%

40%

BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ THI HỌC KÌ II

TT

Chương/ chủ đề

Nội dung/ đơn vị kiến thức

Mức độ đánh giá

Số câu hỏi theo mức độ nhận thức

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

1

Đọc hiểu

Nghị luận xã hội

Nhận biết:

- Nhận biết được đặc điểm của văn bản nghị luận xã hội: mục đích và nội dung chính; ý kiến, lí lẽ, bằng chứng và mối quan hệ của chúng.

- Biết cách mở rộng thành phần chính và trạng ngữ trong câu bằng cụm từ.

Thông hiểu:

- Xác định được phép liên kết câu.

- Hiểu được chủ đề của văn bản.

- Hiểu được bài học được thể hiện qua văn bản.

Vận dụng:

- Vận dụng được kiến thức về liên kết, mạch lạc của văn bản.

- Vận dụng bài học trong văn bản vào cuộc sống.

2TN

1TL

2TN

1TL

2TL

2

Viết

Viết bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống

Nhận biết:

- Xác định được kiểu bài nghị luận.

- Xác định được bố cục bài văn, vấn đề cần nghị luận.

Thông hiểu:

- Trình bày rõ ràng vấn đề và ý kiến (tán thành hay phản đối).

- Đưa ra lí lẽ rõ ràng, bằng chứng xác thực, đa dạng để làm sáng tỏ cho ý kiến.

Vận dụng:

- Vận dụng những kĩ năng tạo lập văn bản, vận dụng kiến thức của bản thân về những trải nghiệm xảy ra trong cuộc sống để viết được bài văn nghị luận xã hội hoàn chỉnh đáp ứng yêu cầu của đề.

- Nhận xét, rút ra bài học từ trải nghiệm của bản thân.

Vận dụng cao:

- Có lối viết sáng tạo, hấp dẫn lôi cuốn; kết hợp các yếu tố miêu tả, biểu cảm để làm nổi bật ý của bản thân với vấn đề cần bàn luận.

- Lời văn sinh động, giàu cảm xúc, có giọng điệu riêng.

1TL*

Tổng số câu

2TN

1TL

2TN

1TL

2TL

1TL

Tỉ lệ (%)

30%

30%

20%

20%

Tỉ lệ chung

60%

40%

PHÒNG GD&ĐT HUYỆN ……………………..

ĐỀ SỐ 7

ĐỀ THI HỌC KÌ II

Năm học: 2022 – 2023

Môn: Ngữ văn – Lớp 7(Thời gian làm bài: 90 phút)
Phần I. Đọc hiểu (5,0 điểm)

Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

Có người thích sống một cuộc sống không có những bước ngoặt quá lớn làm đảo lộn cuộc đời của họ. Nhưng chúng ta không biết được ngày mai sẽ như thế nào? Thế nên bất kì ai cũng không thể sống thay cho người khác được. Thông thường, cha mẹ muốn giữ con ở một mức độ an toàn nào đó theo giới hạn mà họ nghĩ là đủ cho con của họ được lớn lên một cách tốt đẹp.

Nhưng khi con sống và lớn lên theo cách mà cha mẹ muốn thì chúng giống như những chiếc quần Jean mới tinh, còn nguyên tem nguyên mác, chưa được sử dụng và va chạm với cuộc sống. Chúng là những vật dùng để trang trí hơn là phục vụ cho cuộc sống của con người. Nhưng nếu chỉ làm một vật trang trí thôi thì chúng đâu có giá trị gì trong cuộc sống. Con cái giống như những cái nút áo xinh đẹp điểm tô cho cái áo của cha mẹ – nhưng nếu chỉ để con làm một cái nút áo xinh xắn thì đến bao giờ chúng mới chịu được phong sương của cuộc sống?

(…)

Trải nghiệm cuộc sống sẽ giúp bạn nhận ra điều thiếu sót của bản thân, cố gắng sống mạnh mẽ và hoàn thiện hơn. Khi trải nghiệm những đắng cay, vui buồn, thất bại thành công trong đời, bạn mới thấy cuộc đời của mình ý nghĩa và đáng sống. Đừng ngại va chạm và giấu mình: bạn sẽ không bao giờ chạm tới được các vì sao.

(Nhóm tác giả hanhtrinhdelta.edu.vn)

Câu 1. Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên là gì?

A. Nghị luận

B. Miêu tả

C. Tự sự

D. Biểu cảm

Câu 2. Chủ đề của đoạn trích trên là gì?

A. Tình yêu thương của cha mẹ với con cái

B. Trách nhiệm của con cái với gia đình

C. Sự trải nghiệm của bản thân

D. Sự hi vọng của cha mẹ với con cái

Câu 3. Đâu là câu chủ đề của đoạn trích?

A. Có người thích sống một cuộc sống không có những bước ngoặt quá lớn làm đảo lộn cuộc đời của họ.

B. Thế nên bất kì ai cũng không thể sống thay cho người khác được.

C. Trải nghiệm cuộc sống sẽ giúp bạn nhận ra điều thiếu sót của bản thân, cố gắng sống mạnh mẽ và hoàn thiện hơn.

D. Đừng ngại va chạm và giấu mình: bạn sẽ không bao giờ chạm tới được các vì sao.

Câu 4. Theo tác giả, đâu không phải là điều chúng ta nhận được khi trải nghiệm cuộc sống?

A. Giúp bạn nhận ra điều thiếu sót của bản thân

B. Có được các mối quan hệ và tiền bạc

C. Giúp bản thân sống mạnh mẽ và hoàn thiện hơn

D. Thấy cuộc đời có ý nghĩa và đáng sống

Câu 5. Chỉ ra và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu văn sau “Nhưng khi con sống và lớn lên theo cách mà cha mẹ muốn thì chúng giống như những chiếc quần Jean mới tinh, còn nguyên tem nguyên mác, chưa được sử dụng và va chạm với cuộc sống”.

Câu 6. Đoạn trích trên bàn về vấn đề gì?

Câu 7. Theo em, vì sao người viết đưa ra lời khuyên “Đừng ngại va chạm và giấu mình: Bạn sẽ không bao giờ chạm tới được các vì sao”?

Câu 8. Em thấy tâm đắc với thông điệp nào nhất trong đoạn trích trên? Vì sao?

Phần II. Viết (5,0 điểm)

Viết bài văn (khoảng 400 chữ) trình bày suy nghĩ của em về ý nghĩa của sự trải nghiệm trong cuộc sống.

HƯỚNG DẪN CHẤM

Phần I. Đọc hiểu (5,0 điểm)
CâuĐáp án

Điểm

Câu 1

A. Nghị luận

0,5 điểm

Câu 2

C. Sự trải nghiệm của bản thân

0,5 điểm

Câu 3

D. Đừng ngại va chạm và giấu mình: bạn sẽ không bao giờ chạm tới được các vì sao.

0,5 điểm

Câu 4

B. Có được các mối quan hệ và tiền bạc

0,5 điểm

Câu 5

HS chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ:

- Biện pháp nghệ thuật so sánh: con sống và lớn lên theo cách mà cha mẹ muốn - những chiếc quần Jean mới tinh

- Tác dụng:

+ Làm lời văn hấp dẫn, sinh động, gợi hình gợi cảm.

+ Gây ấn tượng, làm tăng sức thuyết phục cho vấn đề lập luận.
+ Làm nổi bật lời khuyên của tác giả: Cha mẹ hãy đưa con vào trải nghiệm cuộc sống để con cái trưởng thành hơn, được hoàn thiện bản thân hơn, có tương lai tốt đẹp.

1,0 điểm

Câu 6

HS nêu được vấn đề mà đoạn trích đề cập đến:

Vấn đề cần phải trải nghiệm để trưởng thành và có cuộc đời ý nghĩa và đáng sống hơn.

0,5 điểm

Câu 7

HS giải thích được lời khuyên của tác giả:

+ Có từng trải gian nan, thử thách, con người mới tự khẳng định mình, tự đứng vững trên đôi chân của mình, được trưởng thành, khôn lớn.

+ Con người ai cũng có mơ ước và theo đuổi ước mơ. Muốn biến ước mơ, khát vọng thành hiện thực, cần phải đối diện với muôn vàn khó khăn.

→ Vì tác giả muốn truyền tải thông điệp rằng để có thể khám phá ra thật nhiều những điều mới mẻ trong cuộc sống, trải nghiệm những ngày tháng sống ý nghĩa thì ta buộc phải bước ra khỏi vùng an toàn của bản thân, va chạm và trải nghiệm thật nhiều.

1,0 điểm

Câu 8

HS đưa ra được thông điệp và giải thích lí do.

0,5 điểm

Phần II. Viết (5,0 điểm)
CâuĐáp án

Điểm

a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận xã hội

Mở bài giới thiệu được vấn đề nghị luận. Thân bài triển khai được các ý kiến của bản thân. Kết bài khẳng định lại ý kiến và nêu bài học nhận thức, hành động.

0,25 điểm

b. Xác định đúng yêu cầu của đề: Trình bày ý nghĩa của sự trải nghiệm.

0,25 điểm

c. Bài viết có thể triển khai theo nhiều cách khác nhau song cần đảm bảo các ý sau:

- Mở bài: Giới thiệu và dẫn dắt vào vấn đề cần nghị luận: ý nghĩa của sự trải nghiệm.

- Thân bài:

+ Giải thích:

Sự trải nghiệm: là việc con người học hỏi và tự rút ra bài học cho bản thân, từ đó hoàn thiện và phát triển bản thân mình theo chiều hướng tích cực hơn. Sự trải nghiệm vô cùng quan trọng đối với con người đặc biệt là giới trẻ hiện nay, những người trẻ tuổi hãy biết tìm tòi, học hỏi và va chạm thực tế nhiều hơn nữa để tự đúc rút ra bài học cho bản thân mình.

+ Phân tích:

• Biểu hiện của người tích cực học tập, trải nghiệm:

Cố gắng vươn lên trong học tập, công việc, tích cực tìm hiểu, tham gia, khám phá những điều mới lạ, hay ho.

Biết cách tiếp thu có chọn lọc, rút ra bài học cho bản thân sau mỗi sự kiện, mỗi hành động mà mình đã trải qua.

• Ý nghĩa, vai trò của trải nghiệm đối với con người:

Sự trải nghiệm giúp con người mở mang tầm hiểu biết, có thêm bài học, kinh nghiệm sống cho bản thân.

Giữa lí thuyết trong sách vở và thực tiễn cuộc sống có nhiều sự chênh lệch và khác biệt. Sự trải nghiệm giúp chúng ta chuyển hóa, áp dụng lí thuyết vào thực tiễn.

Nếu không có những trải nghiệm, con người sẽ không rút ra được bài học và sẽ không tiến bộ hơn được.

+ Chứng minh:

Học sinh tự lấy dẫn chứng về những người trẻ tuổi nhưng luôn ham học hỏi, có nhiều trải nghiệm quý báu để minh họa cho bài làm văn của mình.

+ Phản đề:

Bên cạnh đó vẫn còn có nhiều người lười biếng, không chịu tìm tòi học hỏi, cũng như không chịu áp dụng lí thuyết vào thực tế để đánh giá, lại có những người có cái nhìn sai lệch về trải nghiệm cũng như việc học tập,...

- Kết bài: Khái quát lại vấn đề nghị luận: ý nghĩa của sự trải nghiệm; đồng thời rút ra bài học, liên hệ thực tiễn đến bản thân mình.

3,5 điểm

d. Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.

0,5 điểm

e. Sáng tạo: Diễn đạt sáng tạo, sinh động, giàu hình ảnh, có giọng điệu riêng.

0,5 điểm

Danh mục: Đề thi