ĐỀ 3
MA TRẬN ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ I
TT | Kĩ năng | Nội dung | Mức độ nhận thức | Tổng % điểm | |||||||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Vận dụng cao | ||||||||
TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | ||||
1 | Đọc hiểu | Thơ bốn chữ, năm chữ | 5 | 0 | 3 | 0 | 0 | 2 | 0 | 0 | 60 |
2 | Viết | Viết bài văn phân tích đặc điểm nhân vật trong một tác phẩm văn học | 0 | 1* | 0 | 1* | 0 | 1* | 0 | 1* | 40 |
Tổng | 25 | 5 | 15 | 15 | 0 | 30 | 0 | 10 | 100% | ||
Tỉ lệ % | 30% | 30% | 30% | 10% | |||||||
Tỉ lệ chung | 60% | 40% |
BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ I
TT | Chương/ chủ đề | Nội dung/ đơn vị kiến thức | Mức độ đánh giá | Số câu hỏi theo mức độ nhận thức | |||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Vận dụng cao | ||||
1 | Đọc hiểu | Thơ bốn chữ, năm chữ | Nhận biết: - Nhận biết được từ ngữ, thể thơ, các biện pháp tu từ trong bài thơ. - Nhận diện được bố cục, những hình ảnh tiêu biểu, các yếu tố tự sự và miêu tả được sử dụng trong bài thơ. Thông hiểu: - Xác định được phó từ. - Hiểu và lí giải được tình cảm, cảm xúc của nhân vật trữ tình được thể hiện qua ngôn ngữ văn bản. - Rút ra được chủ đề, thông điệp mà văn bản muốn gửi đến người đọc. - Phân tích được giá trị biểu đạt của từ ngữ, hình ảnh, vần, nhịp, biện pháp tu từ. Vận dụng: - Trình bày được những cảm nhận sâu sắc và rút ra được bài học ứng xử cho bản thân. - Đánh giá được nét độc đáo của bài thơ thể hiện qua cách nhìn riêng về thiên nhiên, con người; qua cách sử dụng từ ngữ, hình ảnh, giọng điệu. | 5TN | 3TN | 2TL | |
2 | Viết | Viết bài văn phân tích đặc điểm nhân vật trong một tác phẩm văn học | Nhận biết: Nhận biết được yêu cầu của đề về kiểu văn phân tích nhân vật trong một tác phẩm văn học Thông hiểu: Viết đúng về kiểu bài, về nội dung, hình thức Vận dụng: Viết được bài văn phân tích nhân vật trong một tác phẩm văn học. Bố cục rõ ràng, mạch lạc, ngôn ngữ trong sáng, làm sáng tỏ nhân vật phân tích. Vận dụng cao: Viết được bài phân tích đặc điểm nhân vật trong một tác phẩm văn học. Bài viết có đủ những thông tin về tác giả, tác phẩm, vị trí của nhân vật trong tác phẩm; phân tích được các đặc điểm của nhân vật dựa trên những chi tiết về lời kể, ngôn ngữ, hành động của nhân vật. | 1TL* | |||
Tổng số câu | 5TN | 3TN | 2TL | 1TL | |||
Tỉ lệ (%) | 30% | 30% | 30% | 10% | |||
Tỉ lệ chung | 60% | 40% |
PHÒNG GD&ĐT HUYỆN …………………….. ĐỀ SỐ 3 | ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ INăm học: 2022 – 2023 Môn: Ngữ văn – Lớp 7(Thời gian làm bài: 90 phút) |
Phần 1: Đọc hiểu (6 điểm)
Đọc bài thơ sau và trả lời câu hỏi:
CHIỀU SÔNG THƯƠNG
Đi suốt cả ngày thu
Vẫn chưa về tới ngõ
Dùng dằng hoa quan họ
Nở tím bên sông Thương
Nước vẫn nước đôi dòng
Chiều vẫn chiều lưỡi hái
Những gì sông muốn nói
Cánh buồm đang hát lên
Đám mây trên Việt Yên
Rủ bóng về Bố Hạ
Lúa cúi mình giấu quả
Ruộng bời con gió xanh
Nước màu đang chảy ngoan
Giữa lòng mương máng nổi
Mạ đã thò lá mới
Trên lớp bùn sếnh sang
Cho sắc mặt mùa màng
Đất quê mình thịnh vượng
Những gì ta gửi gắm
Sắp vàng hoe bốn bên
Hạt phù sa rất quen
Sao mà như cổ tích
Mấy cô coi máy nước
Mắt dài như dao cau
Ôi con sông màu nâu
Ôi con sông màu biếc
Dâng cho mùa sắp gặt
Bồi cho mùa phôi phai
Nắng thu đang trải đầy
Đã trăng non múi bưởi
Bên cầu con nghé đợi
Cả chiều thu sang sông.
(Hữu Thỉnh)
Câu 1: Bài thơ trên thuộc thể thơ nào?
A. Thơ bốn chữ
B. Thơ năm chữ
C. Thơ tự do
D. Thơ bát cú
Câu 2: Xác định biện pháp tu từ được sử dụng trong khổ thơ sau:
“Nước màu đang chảy ngoan
Giữa lòng mương máng nổi
Mạ đã thò lá mới
Trên lớp bùn sếnh sang”
A. So sánh
B. Nhân hóa
C. Ẩn dụ
D. Hoán dụ
Câu 3: Cảnh vật trong bài thơ được tác giả miêu tả qua những màu sắc nào?
A. Tím, xanh, vàng, nâu
B. Đỏ, xanh, vàng, nâu
C. Xanh, tím, đen, trắng
D. Trắng, vàng, nâu, tím
Câu 4: Bài thơ nhắc đến mùa nào trong năm?
A. Mùa xuân
B. Mùa hạ
C. Mùa thu
D. Mùa đông
Câu 5: Chiều thu bên dòng sông Thương hiện lên như thế nào qua sự cảm nhận, miêu tả của nhà thơ?
A. Đầy thơ mộng, thanh bình và thân thuộc
B. Lặng im, nhẹ nhàng, không xô bồ
C. Nắng chói chang, gây cảm giác bức bối, khó chịu
D. Dềnh dàng, đủng đỉnh, không vội vã
Câu 6: Cảm xúc của nhà thơ đã được bộc lộ như thế nào qua khổ thơ sau?
“Ôi con sông màu nâu
Ôi con sông màu biếc
Dâng cho mùa sắp gặt
Bồi cho mùa phôi phai”
A. Bồi hồi, xao xuyến
B. Đau đớn, xót xa
C. Nhớ nhung, tiếc nuối
D. Vui mừng, phấn khởi
Câu 6: Giọng điệu trong bài thơ trên được thể hiện như thế nào?
A. Sôi nổi, hứng khởi
B. Nhẹ nhàng, dịu dàng
C. Trang trọng, thành kính
D. Thiết tha, xúc động
Câu 7: Trong hai câu thơ sau, từ ngữ “dùng dằng” được hiểu như thế nào?
“Dùng dằng hoa quan họ
Nở tím bên sông Thương”
A. Ung dung, thảnh thơi
B. E rè, ngập ngừng
C. Chậm chạp, lề mề
D. Lưỡng lự, không quyết đoán
Câu 8: Các phó từ được sử dụng trong khổ thơ sau bổ sung ý nghĩa cho loại từ nào?
“Nước màu đang chảy ngoan
Giữa lòng mương máng nổi
Mạ đã thò lá mới
Trên lớp bùn sếnh sang”
A. Danh từ
B. Động từ
C. Tính từ
D. Trạng ngữ
Câu 9: Nêu cảm xúc của em sau khi đọc xong bài thơ trên.
Câu 10: Kể ra hai hành động cụ thể của em để thể hiện tình yêu đối với quê hương đất nước.
Phần 2: Tạo lập văn bản (5 điểm)Em hãy phân tích cách “xem voi” của năm ông thầy bói trong truyện ngụ ngôn “Thầy bói xem voi”. Sai lầm của các thầy ở đây là gì? Từ đó, em hãy rút ra cho mình những bài học cần thiết.
HƯỚNG DẪN CHẤM
Phần 1: Đọc hiểu (6 điểm)Câu | Đáp án | Điểm |
Câu 1 | B. Thơ năm chữ | 0,5 điểm |
Câu 2 | B. Nhân hóa | 0,5 điểm |
Câu 3 | A. Tím, xanh, vàng, nâu | 0,5 điểm |
Câu 4 | C. Mùa thu | 0,5 điểm |
Câu 5 | A. Đầy thơ mộng, thanh bình và thân thuộc | 0,5 điểm |
Câu 6 | D. Thiết tha, xúc động | 0,5 điểm |
Câu 7 | D. Lưỡng lự, không quyết đoán | 0,5 điểm |
Câu 8 | B. Động từ | 0,5 điểm |
Câu 9 | HS có thể trình bày được những suy nghĩ, nhận thức riêng, song cần tập trung các ý trọng tâm sau: - Bức tranh đẹp về quê hương. - Cảm xúc yêu quý, tự hào, hãnh diện của nhà thơ về con sông quê hương mình. - Cảm xúc của HS: yêu quê hương đất nước mình. | 1 điểm |
Câu 10 | HS nêu hành động cụ thể để thể hiện tình yêu đối với quê hương đất nước. Có thể diễn đạt bằng nhiều cách: Ví dụ: - Chăm chỉ học tập và lao động, phấn đấu thành con ngoan trò giỏi. - Kế thừa và tiếp nối những truyền thống quý báu của dân tộc khi trở thành chủ nhân của đất nước. | 1 điểm |
Câu | Đáp án | Điểm |
a. Đảm bảo cấu trúc bài văn phân tích: mở bài, thân bài và kết bài. | 0,25 điểm 0,25 điểm 2,5 điểm 0,5 điểm 0,5 điểm | |
b. Xác định đúng yêu cầu của đề: phân tích cách “xem voi” của năm ông thầy bói trong truyện ngụ ngôn “Thầy bói xem voi”. | ||
c. Triển khai vấn đề:HS triển khai vấn đề theo nhiều cách, nhưng cần lựa chọn chi tiết, thông tin chọn lọc, tin cậy về sự việc. Sau đây là một số gợi ý: - Giới thiệu truyện và cách “xem voi” của năm ông thầy bói mù. - Cách xem voi của năm ông thầy bói là kì quặc, không giống ai. - Trớ trêu thay các ông lại sờ voi bằng tay, con voi còn to hơn người của năm ông thầy bói cộng lại, nên mỗi ông có sờ cũng chỉ sờ được một bộ phận của con voi chứ không nhìn thấy để sờ hết cả con voi. - Sai lầm khi chỉ xem các bộ phận chứ không xem tổng thể con voi. => Chính sai lầm trong việc xem voi của năm ông thầy bói đã dẫn đến hậu quả như vậy, đáng lẽ phải xem cả con voi thì các ông mỗi người lại chỉ xem một phần nhỏ của con voi rồi nhận định đó là tổng thể con voi. => Sai lầm khi không biết lắng nghe ý kiến và hỏi quản tượng: Sai lầm thứ hai của các ông thầy bói khi xem voi đã không biết lắng nghe ý kiến của nhau, cũng không biết hỏi người quản voi mà chỉ cố thủ trong ý kiến của mình. - Bài học rút ra từ cách “xem voi” của năm ông thầy bói: Khi chúng ta xem xét một sự vật, hiện tượng, hay đối tượng nào đó, chúng ta cần nhìn nhận một cách tổng thể, bao quát và toàn diện về sự vật hiện tượng đó. - Sau khi đã nhìn nhận tổng thể còn phải tiếp thu những nhận định khác để làm cho nhận định của mình chuẩn xác hơn. | ||
d. Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt. | ||
e. Sáng tạo: Bố cục mạch lạc, cách diễn đạt độc đáo, sáng tạo |