Đề thi giữa học kì 1 Ngữ Văn 7 Chân trời sáng tạo năm 2022 - 2023 có đáp án (Đề 6)


ĐỀ 6

MA TRẬN ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ I

TT

Kĩ năng

Nội dung

Mức độ nhận thức

Tổng % điểm

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

1

Đọc hiểu

Truyện ngụ ngôn

3

0

5

0

0

1

0

0

60

2

Viết

Viết bài văn kể lại sự việc có thật liên quan đến nhân vật hoặc sự kiện lịch sử

0

1*

0

1*

0

1*

0

1*

40

Tổng

15

5

25

15

0

30

0

10

100%

Tỉ lệ %

30%

30%

30%

10%

Tỉ lệ chung

60%

40%

BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ I

TT

Chương/ chủ đề

Nội dung/ đơn vị kiến thức

Mức độ đánh giá

Số câu hỏi theo mức độ nhận thức

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

1

Đọc hiểu

Truyện ngụ ngôn

Nhận biết:

- Nhận biết được đề tài, chi tiết tiêu biểu của văn bản.

- Nhận biết được ngôi kể, đặc điểm của lời kể trong truyện.

- Nhận diện được nhân vật, tình huống, cốt truyện, không gian, thời gian trong truyện ngụ ngôn.

- Xác định được từ láy, số từ, phó từ, các thành phần chính và thành phần trạng ngữ trong câu (mở rộng bằng cụm từ).

Thông hiểu:

- Tóm tắt được cốt truyện.

- Nêu được chủ đề, thông điệp mà văn bản muốn gửi đến người đọc.

- Phân tích, lí giải được ý nghĩa, tác dụng của các chi tiết tiêu biểu.

- Trình bày được tính cách nhân vật thể hiện qua cử chỉ, hành động, lời thoại; qua lời của người kể chuyện.

Vận dụng:

- Rút ra được thông điệp/ bài học/ lời khuyên cho bản thân và người khác từ nội dung, ý nghĩa của câu chuyện trong tác phẩm.

- Thể hiện được thái độ đồng tình/ không đồng tình/ đồng tình một phần với bài học được thể hiện qua tác phẩm.

3TN

5TN

1TL

2

Viết

Viết bài văn kể lại sự việc có thật liên quan đến nhân vật hoặc sự kiện lịch sử

Nhận biết:

- Xác định được kiểu bài tự sự.

- Xác định được bố cục bài văn, nhân vật, sự việc, ngôi kể.

- Giới thiệu được nội dung của vấn đề tự sự.

Thông hiểu:

- Tạo được tình huống của câu chuyện, xây dựng được cốt truyện.

- Nắm được các sự việc chính theo trình tự thời gian, không gian, tâm lí nhân vật. Cần có sự lựa chọn phù hợp các chi tiết, sự việc.

Vận dụng:

- Vận dụng những kĩ năng tạo lập văn bản, vận dụng kiến thức của bản thân về những trải nghiệm xảy ra trong cuộc sống để viết được bài văn tự sự hoàn chỉnh đáp ứng yêu cầu của đề.

- Nhận xét, rút ra bài học từ trải nghiệm của bản thân.

Vận dụng cao:

- Có lối kể sáng tạo, hấp dẫn lôi cuốn, kết hợp các yếu tố miêu tả, biểu cảm để làm nổi bật ý nghĩa của câu chuyện.

- Lời văn sinh động, giàu cảm xúc, có giọng điệu riêng.

1TL*

Tổng số câu

3TN

5TN

1TL

1TL

Tỉ lệ (%)

20%

40%

30%

10%

Tỉ lệ chung

60%

40%

PHÒNG GD&ĐT HUYỆN ……………………..

ĐỀ SỐ 6

ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ I

Năm học: 2022 – 2023

Môn: Ngữ văn – Lớp 7(Thời gian làm bài: 90 phút)

Phần 1: Đọc hiểu (6 điểm)

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:

CON CÁO VÀ CHÙM NHO

Một ngày nọ, Cáo ta xuống triền núi và phát hiện ra phía trước có một vườn nho. Dưới tán lá xanh, từng chùm nho căng tròn mọng nước, dưới ánh sáng mặt trời trông lại càng hấp dẫn. Những chùm nho này khiến người ta thèm thuồng. Cáo thèm tới mức nước bọt cứ trào ra hai bên mép.

- Ái chà chà, ngon quá đi mất!

Cáo ta nhìn trước ngó sau thấy chẳng có ai, nho lại nhiều thế này, cũng muốn chén ngay mấy chùm. Cáo đứng thẳng người, vươn tay hái nho. Nhưng giàn nho thì cao quá, Cáo ta dù có vươn người đến đâu cũng không thể tới được.

- Nào! Cố lên nào. Cố lên!

Cáo nhanh trí nghĩ ra một cách, thử nhảy lên xem sao.

- Một, hai, ba. Nhảy nào...

Nhưng cố lắm cũng chỉ với tới lá nho mà thôi. Cáo ta không đành lòng rời khỏi vườn nho khi chưa chén được quả nào. Nó nói một mình:

- Hừ! Không thể bỏ đi dễ dàng như vậy được!

Thế là nó lượn mấy vòng quanh vườn, cuối cùng phát hiện ra một cây nho khá thấp. Cáo ta lại nhảy lên, không tới được chùm nho, lại gắng sức nhảy lên lần nữa, vẫn không hái được quả nho nào. Cáo ta lại lượn xung quanh giàn nho. Và kia, sau một tán lá, Cáo ta phát hiện ra một chùm nho còn thấp hơn chùm lúc nãy. Thích chí quá, Cáo tự đắc:

- Không có việc gì có thể làm khó ta được. Ha ha! Lần này thì ta có nho ăn rồi!

Nước dãi trong cổ họng cứ trào ra, lùi lại mấy bước lấy đà, Cáo nhảy lên.

- Hai, ba. Nhảy nào!

Những hỡi ôi, vẫn chẳng với tới được.

- Hừ, tức thật. Làm thế nào bây giờ?

Cáo ta dù có làm thế nào cũng không thể hái được, thở đánh thượt một cái rồi nói:

- Làm sao mà mình lại cứ phải cố ăn mấy cái chùm nho này nhỉ? Vỏ thì xanh thế, chắc chắn là chưa chín rồi. Không biết chừng còn vừa chua vừa chát, không nuốt được, có khi còn phải nhổ ra, đúng là chả ra làm sao cả. Nói xong, Cáo rầu rĩ rời khỏi vườn nho.

(Nguồn: https://truyendangian.com/con-cao-va-chum-nho/)

Câu 1: Văn bản trên thuộc thể loại nào?

A. Truyện ngắn

B. Truyện cổ tích

C. Truyện ngụ ngôn

D. Truyền thuyết

Câu 2: Truyện có mấy nhân vật?

A. Một nhân vật

B. Hai nhân vật

C. Ba nhân vật

D. Bốn nhân vật

Câu 3: Vì sao con Cáo lại rầu rĩ ra khỏi vườn nho?

A. Vì chùm nho còn xanh, vừa chua vừa chát

B. Vì có hái được chùm nho thì nho vừa xanh, vừa chát, không nuốt được

C. Vì chùm nho cao quá

D. Vì mặc dù nó tự bao biện rằng nho còn xanh, có hái cũng không ăn được nhưng sự thật là nó đã cố gắng hết sức nhưng vẫn không thể hái được

Câu 4: Phó từ trong câu văn “Cáo ta lại lượn xung quanh giàn nho” là từ ngữ nào?

A. Lại

B. Lượn

C. Xung quanh

D. Giàn nho

Câu 5: Biện pháp tu từ nổi bật trong văn bản trên là biện pháp nào?

A. Điệp ngữ

B. Nhân hóa

C. So sánh

D. Ẩn dụ

Câu 6: Từ “chén” trong câu văn “Cáo ta không đành lòng rời khỏi vườn nho khi chưa chén được quả nào.” có nghĩa là gì?

A. Xông pha

B. Ăn

C. Ngửi

D. Nếm

Câu 7: Con Cáo có tâm trạng như thế nào khi “rầu rĩ rời khỏi vườn nho”?

A. Buồn bã, tiếc nuối

B. Bực tức, khó chịu

C. Vui vẻ, phấn khởi

D. Mệt mỏi, lo lắng

Câu 8: Câu chuyện trên ngụ ý răn dạy con người bài học nào trong cuộc sống?

A. Khuyên răn mọi người nên biết từ bỏ những thứ vốn không thuộc về mình dù có cố gắng đến mấy cũng chẳng thể đạt được

B. Khuyên răn mọi người phải cố gắng đạt được mục đích của bản thân bằng bất cứ giá nào, không được từ bỏ

C. Khuyên răn mọi người cần phải khiêm tốn, điềm tĩnh để có thể giải quyết mọi vấn đề một cách dễ dàng, thuận lợi

D. Khuyên răn mọi người hãy thường xuyên đọc những câu chuyện về loài sói để rút ra những bài học kinh nghiệm cho bản thân

Câu 9: Khi không hái được chùm nho, Cáo tự bao biện: “Làm sao mà mình lại cứ phải cố ăn mấy cái chùm nho này nhỉ? Vỏ thì xanh thế, chắc chắn là chưa chín rồi. Không biết chừng còn vừa chua vừa chát, không nuốt được, có khi còn phải nhổ ra, đúng là chả ra làm sao cả”.

Em có đồng tình với thái độ của Cáo hay không? Hãy viết đoạn văn ngắn (khoảng 8 – 10 dòng) bày tỏ suy nghĩ của em.

Phần 2: Viết (4 điểm)

Viết bài văn kể lại một sự việc có thật liên quan đến nhân vật hoặc sự kiện lịch sử mà em có dịp tìm hiểu.

HƯỚNG DẪN CHẤM

Phần 1: Đọc hiểu (6 điểm)
CâuĐáp án

Điểm

Câu 1

C. Truyện ngụ ngôn

0,5 điểm

Câu 2

A. Một nhân vật

0,5 điểm

Câu 3

D. Vì mặc dù nó tự bao biện rằng nho còn xanh, có hái cũng không ăn được nhưng sự thật là nó đã cố gắng hết sức nhưng vẫn không thể hái được

0,5 điểm

Câu 4

A. Lại

0,5 điểm

Câu 5

B. Nhân hóa

0,5 điểm

Câu 6

B. Ăn

0,5 điểm

Câu 7

A. Buồn bã, tiếc nuối

0,5 điểm

Câu 8

A. Khuyên răn mọi người nên biết từ bỏ những thứ vốn không thuộc về mình dù có cố gắng đến mấy cũng chẳng thể đạt được

0,5 điểm

Câu 9

HS bày tỏ quan điểm đồng tình/ không đồng tình về thái độ của con Sói.

+ Đảm bảo yêu cầu hình thức: đoạn văn (khoảng 8 – 10 dòng)

+ Đảm bảo yêu cầu nội dung.

2 điểm

Phần 2: Viết (4 điểm)
CâuĐáp án

Điểm

a. Đảm bảo cấu trúc bài văn tự sự: mở bài, thân bài và kết bài.

0,25 điểm

0,25 điểm

2,5 điểm

0,5 điểm

0,5 điểm

b. Xác định đúng yêu cầu của đề: kể lại sự việc liên quan đến một nhân vật hoặc sự kiện lịch sử.

c. Triển khai vấn đề:

HS triển khai sự việc theo trình tự hợp lí, cần vận dụng tốt các phương thức biểu đạt: miêu tả, tự sự.

- Giới thiệu được sự việc có thật liên quan đến nhân vật/sự kiện lịch sử.

- Nêu được không gian, thời gian diễn ra sự việc.

- Gợi lại bối cảnh câu chuyện, dấu tích liên quan đến nhân vật/sự kiện

- Thuật lại nội dung/diễn biến của sự việc có thật liên quan đến nhân vật/sự kiện lịch sử.

- Ý nghĩa, tác động của sự việc đối với đời sống hoặc đối với nhận thức về nhân vật và sự kiện.

- Khẳng định ý nghĩa của sự việc hoặc nêu cảm nhận của người viết về nhân vật/sự kiện.

d. Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.

e. Sáng tạo: Bố cục mạch lạc, cách diễn đạt độc đáo, sáng tạo

Danh mục: Đề thi