Đề thi cuối học kì 2 Ngữ Văn 7Chân trời sáng tạo năm 2022 - 2023 có đáp án (Đề 10)


ĐỀ 10

MA TRẬN ĐỀ THI HỌC KÌ II

TT

Kĩ năng

Nội dung

Mức độ nhận thức

Tổng

% điểm

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

1

Đọc hiểu

Nghị luận

xã hội

2

1

2

1

0

2

0

0

50

2

Viết

Viết bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống

0

1*

0

1*

0

1*

0

1*

50

Tổng

20

10

20

10

0

20

0

20

100%

Tỉ lệ %

30%

30%

20%

20%

Tỉ lệ chung

60%

40%

BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ THI HỌC KÌ II

TT

Chương/ chủ đề

Nội dung/ đơn vị kiến thức

Mức độ đánh giá

Số câu hỏi theo mức độ nhận thức

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

1

Đọc hiểu

Nghị luận xã hội

Nhận biết:

- Nhận biết được đặc điểm của văn bản nghị luận xã hội: mục đích và nội dung chính; ý kiến, lí lẽ, bằng chứng và mối quan hệ của chúng.

- Biết cách mở rộng thành phần chính và trạng ngữ trong câu bằng cụm từ.

Thông hiểu:

- Xác định được phép liên kết câu.

- Hiểu được chủ đề của văn bản.

- Hiểu được bài học được thể hiện qua văn bản.

Vận dụng:

- Vận dụng được kiến thức về liên kết, mạch lạc của văn bản.

- Vận dụng bài học trong văn bản vào cuộc sống.

2TN

1TL

2TN

1TL

2TL

2

Viết

Viết bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống

Nhận biết:

- Xác định được kiểu bài nghị luận.

- Xác định được bố cục bài văn, vấn đề cần nghị luận.

Thông hiểu:

- Trình bày rõ ràng vấn đề và ý kiến (tán thành hay phản đối).

- Đưa ra lí lẽ rõ ràng, bằng chứng xác thực, đa dạng để làm sáng tỏ cho ý kiến.

Vận dụng:

- Vận dụng những kĩ năng tạo lập văn bản, vận dụng kiến thức của bản thân về những trải nghiệm xảy ra trong cuộc sống để viết được bài văn nghị luận xã hội hoàn chỉnh đáp ứng yêu cầu của đề.

- Nhận xét, rút ra bài học từ trải nghiệm của bản thân.

Vận dụng cao:

- Có lối viết sáng tạo, hấp dẫn lôi cuốn; kết hợp các yếu tố miêu tả, biểu cảm để làm nổi bật ý của bản thân với vấn đề cần bàn luận.

- Lời văn sinh động, giàu cảm xúc, có giọng điệu riêng.

1TL*

Tổng số câu

2TN

1TL

2TN

1TL

2TL

1TL

Tỉ lệ (%)

30%

30%

20%

20%

Tỉ lệ chung

60%

40%

PHÒNG GD&ĐT HUYỆN ……………………..

ĐỀ SỐ 10

ĐỀ THI HỌC KÌ II

Năm học: 2022 – 2023

Môn: Ngữ văn – Lớp 7(Thời gian làm bài: 90 phút)
Phần I. Đọc hiểu (5,0 điểm)

Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

Quả thật trong rất nhiều trường hợp, im lặng là vàng. Có thể điều này cũng chẳng mới mẻ gì với bạn, nhưng hãy cố gắng nhìn nhận vấn đề một cách thấu đáo hơn. Bởi người biết im lặng thường là người biết suy nghĩ; và một anh công nhân biết im lặng là anh công nhân biết làm việc. Và trên hết, nếu im lặng là nguyên tắc ứng xử hằng ngày của bạn thì bạn sẽ trở nên có tầm vóc và mạnh mẽ.

Tất cả những người làm nên nghiệp lớn trên thế giới đều là những người ít lời: Napoleon, Cromwell, Washington, Grant, Lincoln, Marshall Field, Edison… Họ không có thời gian để tranh chấp, cãi cọ và trả đũa.

Thế giới đang có xu hướng tiến đến Ý tưởng Im lặng – xu thế nói ít, làm nhiều. Đó là một quy luật tự nhiên quan trọng, và nó cũng đang trở thành một quy luật thiết yếu trong kinh doanh. Bởi lẽ, không có câu trả lời nào là xác đáng cho sự im lặng, ngoại trừ thời gian.

Hãy nhìn xung quanh bạn. Phải chăng, bạn luôn ngưỡng mộ những ai biết lắng nghe và chuyên tâm vào việc của mình? Bạn cũng rất trân trọng những người biết quý trọng thời gian, không lãng phí vào những thói quen vô bổ như lười biếng, thất hứa, nóng giận? Bạn không thể lấy cắp được bất cứ thứ gì ở họ. Biết im lặng chính là gia sản của họ, và mỗi khi họ hành động thì chính những gì họ thể hiện – không phải qua lời nói suông – đã nói lên rất nhiều. Hãy thêm vào sổ tay của bạn một khẩu hiệu hành động nữa: Im lặng là vàng.

(Trích Không gì là không thể, George Matthew Adams, NXB Trẻ)

Câu 1. Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên là gì?

A. Nghị luận

B. Miêu tả

C. Tự sự

D. Biểu cảm

Câu 2. Điểm chung giữa các nhân vật Napoleon, Cromwell, Washington, Grant, Lincoln, Marshall Field, Edison là gì?

A. Đều là người thành công

B. Đều là người giàu có

C. Đều là người nói ít làm nhiều

D. Đều là người bận rộn, không có thời gian

Câu 3. Nội dung chính của đoạn văn cuối cùng là gì?

A. Nêu dẫn chứng về sự im lặng

B. Nêu vai trò về sự im lặng

C. Nêu biểu hiện của sự im lặng

D. Nêu ra lời khuyên về sự im lặng

Câu 4. Câu nào thể hiện rõ lời khuyên của tác giả với mỗi người?

A. Hãy thêm vào sổ tay của bạn một khẩu hiệu hành động nữa: Im lặng là vàng.

B. Thế giới đang có xu hướng tiến đến Ý tưởng Im lặng – xu thế nói ít, làm nhiều.

C. Tất cả những người làm nên nghiệp lớn trên thế giới đều là những người ít lời.

D. Quả thật trong rất nhiều trường hợp, im lặng là vàng.

Câu 5. Đoạn trích trên sử dụng thành ngữ nào? Em hãy giải thích thành ngữ đó.

Câu 6. Em có đồng tình với ý kiến: “Nếu im lặng là nguyên tắc ứng xử hằng ngày của bạn thì bạn sẽ trở nên có tầm vóc và mạnh mẽ.”? Vì sao?

Câu 7. Theo tác giả, thế nào là người im lặng?

Câu 8. Từ đoạn trích trên, em rút ra được bài học gì cho bản thân mình?

Phần II. Viết (5,0 điểm)

Viết bài văn (khoảng 400 chữ) trình bày suy nghĩ của em về hiện tượng giao tiếp thời công nghệ.

HƯỚNG DẪN CHẤM

Phần I. Đọc hiểu (5,0 điểm)
CâuĐáp án

Điểm

Câu 1

A. Nghị luận

0,5 điểm

Câu 2

C. Đều là người nói ít làm nhiều

0,5 điểm

Câu 3

D. Nêu ra lời khuyên về sự im lặng

0,5 điểm

Câu 4

A. Hãy thêm vào sổ tay của bạn một khẩu hiệu hành động nữa: Im lặng là vàng

0,5 điểm

Câu 5

HS nêu ra được thành ngữ và giải thích:

- Thành ngữ: Im lặng là vàng

- Giải thích: “Vàng” là thứ đáng quý, có giá trị; so sánh “im lặng là vàng” nhằm nhấn mạnh giá trị của im lặng: “Im lặng” là để lắng nghe, học hỏi, tiếp thu. Im lặng là dành thời gian để nghiên cứu, chuyên tâm, tận tụy làm việc, tận sức cống hiến để tạo ra thành quả.

1,0 điểm

Câu 6

HS nêu ý kiến của mình:

- Khi xem sự im lặng là nguyên tắc ứng xử thì ta sẽ dành hết thời gian vào công việc, ta biết quý trọng thời gian chứ không phải là lãng phí vô bổ.

- Im lặng là để làm việc, có thời gian để đầu tư nghiên cứu, khám phá, có trách nhiệm với công việc. Chắc chắn công việc sẽ thành công sớm hơn dự định, ta sẽ khiến người khác nể phục, tin tưởng; uy tín ta sẽ nâng cao hơn trong mắt mọi người. Đó là ta đã lấy thành quả để minh chứng cho sự im lặng.

- Im lặng là nguyên tắc ứng xử còn tạo ra hình ảnh của con người nghiêm túc, chín chắn, không đôi co, cãi cọ, nổi nóng; luôn giữ được thái độ bình tĩnh, nhã nhặn, làm hình ảnh bản thân trở nên tầm vóc hơn, cao thượng hơn.

1,0 điểm

Câu 7

HS trả lời: Theo tác giả, người im lặng là người biết suy nghĩ.

0,5 điểm

Câu 8

HS nêu ra được bài học:

Im lặng là biết dừng lại đúng lúc để tránh đôi co, tránh mất thời gian. Im lặng không phải là bất lực hay thua cuộc mà đó là sự khiêm nhường, khiêm tốn trong cuộc sống.

0,5 điểm

Phần II. Viết (5,0 điểm)
CâuĐáp án

Điểm

a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận xã hội

Mở bài giới thiệu được vấn đề nghị luận. Thân bài triển khai được các ý kiến của bản thân. Kết bài khẳng định lại ý kiến và nêu bài học nhận thức, hành động.

0,25 điểm

b. Xác định đúng yêu cầu của đề: Hiện tượng giao tiếp thời kì công nghệ.

0,25 điểm

c. Bài viết có thể triển khai theo nhiều cách khác nhau song cần đảm bảo các ý sau:- Mở bài:

Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: vấn đề giao tiếp thời công nghệ.

Lưu ý: Học sinh lựa chọn cách viết mở bài trực tiếp hoặc gián tiếp tùy theo năng lực của bản thân.

- Thân bài:

+ Thực trạng:

• Ngày nay, mạng xã hội vô cùng phổ biến, nhà nhà sử dụng mạng xã hội, người người sử dụng mạng xã hội.

• Ở Việt Nam có rất nhiều mạng xã hội được người dân sử dụng trong đó phải kể đến: Facebook, Zalo, Instagram,… với hàng triệu người truy cập ở những lứa tuổi khác nhau.

• Ở trên mạng xã hội, con người cư xử với nhau theo nhiều cách: trang nhã có, lịch sự có, thậm chí là thô lỗ cũng có.

+ Nguyên nhân:

• Chủ quan: do ý thức sử dụng mạng xã hội của con người chưa tốt, các bạn trẻ muốn chứng minh bản thân mình với mọi người, muốn mình được chú ý.

• Khách quan: do ảnh hưởng từ môi trường sống, chưa được giáo dục đến nơi đến chốn,…

+ Hậu quả:

• Nhiều cuộc xung đột, cãi vã thậm chí là bạo lực đã xảy ra có nguyên nhân là tranh cãi nhau trên mạng xã hội.

• Sử dụng mạng xã hội quá nhiều gây tốn thời gian và ảnh hưởng đến những công việc khác của con người.

+ Giải pháp:

• Mỗi người tự điều chỉnh lại bản thân mình, cố gắng hạn chế tối đa việc sử dụng mạng xã hội, tập trung vào những công việc khác.

• Nhà nước và các cơ quan chức năng cần có những biện pháp để điều khiển hành vi con người có lối sống, cách giao tiếp trên mạng xã hội thật văn minh.

- Kết bài:

Khái quát lại vấn đề nghị luận: vấn đề giao tiếp thời công nghệ; đồng thời rút ra bài học và liên hệ bản thân.

3,5 điểm

d. Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.

0,5 điểm

e. Sáng tạo: Diễn đạt sáng tạo, sinh động, giàu hình ảnh, có giọng điệu riêng.

0,5 điểm

Danh mục: Đề thi