Đề thi cuối học kì 2 Ngữ Văn 7 Chân trời sáng tạo năm 2022 - 2023 có đáp án (Đề 6)


ĐỀ 6

MA TRẬN ĐỀ THI HỌC KÌ II

TT

Kĩ năng

Nội dung

Mức độ nhận thức

Tổng

% điểm

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

1

Đọc hiểu

Nghị luận

xã hội

2

1

2

1

0

2

0

0

50

2

Viết

Viết bài văn biểu cảm về con người

0

1*

0

1*

0

1*

0

1*

50

Tổng

20

10

20

10

0

20

0

20

100%

Tỉ lệ %

30%

30%

20%

20%

Tỉ lệ chung

60%

40%

BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ THI HỌC KÌ II

TT

Chương/ chủ đề

Nội dung/ đơn vị kiến thức

Mức độ đánh giá

Số câu hỏi theo mức độ nhận thức

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

1

Đọc hiểu

Nghị luận xã hội

Nhận biết:

- Nhận biết được đặc điểm của văn bản nghị luận xã hội: mục đích và nội dung chính; ý kiến, lí lẽ, bằng chứng và mối quan hệ của chúng.

- Biết cách mở rộng thành phần chính và trạng ngữ trong câu bằng cụm từ.

Thông hiểu:

- Xác định được phép liên kết câu.

- Hiểu được chủ đề của văn bản.

- Hiểu được bài học được thể hiện qua văn bản.

Vận dụng:

- Vận dụng được kiến thức về liên kết, mạch lạc của văn bản.

- Vận dụng bài học trong văn bản vào cuộc sống.

2TN

1TL

2TN

1TL

2TL

2

Viết

Viết bài văn biểu cảm về con người

Nhận biết:

- Xác định được kiểu bài biểu cảm.

- Xác định được bố cục bài văn, người được biểu cảm.

Thông hiểu:

- Giới thiệu được nhân vật cần bộc lộ cảm xúc: người thân, bạn bè, thầy cô,…

- Nêu những kỉ niệm, cảm xúc của bản thân với người đó.

Vận dụng:

- Vận dụng những kĩ năng tạo lập văn bản, vận dụng kiến thức của bản thân về những trải nghiệm xảy ra trong cuộc sống để viết được bài văn bộc lộ cảm xúc của bản thân với người mà em yêu quý.

- Khẳng định tình cảm, cảm xúc của bản thân dành cho nhân vật, rút ra điều đáng nhớ

Vận dụng cao:

- Có lối viết sáng tạo, hấp dẫn lôi cuốn; kết hợp các yếu tố miêu tả, tự sự để làm nổi bật tình cảm của bản thân đối với nhân vật đó.

- Lời văn sinh động, giàu cảm xúc, có giọng điệu riêng.

1TL*

Tổng số câu

2TN

1TL

2TN

1TL

2TL

1TL

Tỉ lệ (%)

30%

30%

20%

20%

Tỉ lệ chung

60%

40%

PHÒNG GD&ĐT HUYỆN ……………………..

ĐỀ SỐ 6

ĐỀ THI HỌC KÌ II

Năm học: 2022 – 2023

Môn: Ngữ văn – Lớp 7(Thời gian làm bài: 90 phút)
Phần I. Đọc hiểu (5,0 điểm)

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

TÂM THÁI QUYẾT ĐỊNH TA LÀ KỊ SĨ HAY LÀ CON VẬT CƯỠI

Giữa con người với nhau vốn không có sự khác biệt quá lớn, điều khác biệt thực sự chính là tâm thái, “một là ta điều khiển cuộc đời, hai là cuộc đời sẽ điều khiển ta, tâm thái quyết định ai mới là kị sĩ”. Khi đối diện với thời kì đen tối trong cuộc đời, có nhiều người lựa chọn thỏa hiệp với hiện thực, từ bỏ lí tưởng và những thứ mà mình đang theo đuổi; nhưng cũng có nhiều người không chịu cúi đầu nhận thua, họ không ngừng nhìn nhận lại bản thân và cuộc đời, phân tích sai lầm của mình, dũng cảm đối diện, từ đó thoát khỏi khó khăn, tiếp tục theo đuổi ước mơ. Tất cả đều do tâm mà thôi.

Hai người lữ hành đi trong sa mạc đều đang rất khát, bỗng họ có được một cốc nước.

Người bi quan sẽ thở dài nói: “Có mỗi cốc nước thôi thì làm được gì bây giờ?” còn người lạc quan sẽ nghĩ: “Cuối cùng chúng ta cũng có được một cốc nước rồi!”

Đối diện với thất bại khó khăn, cuộc sống tăm tối, tính quyết định của tâm thái mới có tác dụng. Người có tâm thái lạc quan, thái độ tích cực, kiên nhẫn rèn luyện sẽ có thể đối diện với lỗi lầm mình phạm phải và dũng cảm sửa sai, từ đó có được động lực để tiếp tục tiến lên. Còn người bi quan hay nghĩ tiêu cực chỉ biết oán trời trách người, lấy lí do “cơ hội chưa tới”, “hoàn cảnh không được tốt” để biện minh và tự an ủi mình. Dù chúng ta chưa thể hoàn toàn kiểm soát được nắng mưa trên suốt chặng đường đời, nhưng ít nhất chúng ta cũng kiểm soát được tâm thái của mình, đón nhận ánh nắng và để lại bóng tối sau lưng.

(Gyatso Rinpoche, “Chớ vội vã dù dòng đời xô ngã”, NXB Hồng Đức)

Câu 1. Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên là gì?

A. Miêu tả

B. Nghị luận

C. Tự sự

D. Biểu cảm

Câu 2. Theo văn bản, khi đối diện với thất bại, khó khăn, thất bại người bi quan sẽ làm gì?

A. Đối diện với lỗi lầm mình phạm phải và dũng cảm sửa sai, từ đó có được động lực để tiếp tục tiến lên

B. Kiểm soát được tâm thái của mình, đón nhận ánh nắng và để lại bóng tối sau lưng

C. Lựa chọn thỏa hiệp với hiện thực, từ bỏ lí tưởng và những thứ mà mình đang theo đuổi

D. Oán trời trách người, lấy lí do “cơ hội chưa tới”, “hoàn cảnh không được tốt” để biện minh và tự an ủi mình

Câu 3. Chủ đề của đoạn trích trên là gì?

A. Sự lạc quan

B. Sự bi quan

C. Kiểm soát tâm thái

D. Sự lựa chọn

Câu 4. Biện pháp nghệ thuật nào được sử dụng trong câu văn “Dù chúng ta chưa thể hoàn toàn kiểm soát được nắng mưa trên suốt chặng đường đời, nhưng ít nhất chúng ta cũng kiểm soát được tâm thái của mình, đón nhận ánh nắng và để lại bóng tối sau lưng”?

A. Ẩn dụ

B. Hoán dụ

C. Nhân hóa

D. So sánh

Câu 5. Em hãy giải thích ý nghĩa nhan đề “Tâm thái quyết định ta là kị sĩ hay là con vật cưỡi”.

Câu 6. Theo văn bản, sự khác biệt giữa người lạc quan và người bi quan khi đối diện với thất bại, khó khăn là gì?

Câu 7. Em có đồng ý với câu “Đối diện với thất bại khó khăn, cuộc sống tăm tối, tính quyết định của tâm thái mới có tác dụng” không? Vì sao?

Câu 8. Em rút ra được thông điệp gì qua đoạn tích trên?

Phần II. Viết (5,0 điểm)

Viết bài văn (khoảng 400 chữ) bày tỏ cảm xúc của em với một người bạn mà em yêu quý.

HƯỚNG DẪN CHẤM

Phần I. Đọc hiểu (5,0 điểm)
CâuĐáp án

Điểm

Câu 1

B. Nghị luận

0,5 điểm

Câu 2

D. Oán trời trách người, lấy lí do “cơ hội chưa tới”, “hoàn cảnh không được tốt” để biện minh và tự an ủi mình

0,5 điểm

Câu 3

C. Kiểm soát tâm thái

0,5 điểm

Câu 4

A. Ẩn dụ

0,5 điểm

Câu 5

HS giải thích nhan đề:

- Tâm thái quyết định chúng ta làm chủ cuộc sống hay sẽ bị cuộc sống chi phối.

- Mỗi người hãy luôn chuẩn bị tâm thái tích cực để chủ động đối mặt với những khó khăn, thử thách trong cuộc sống.

1,0 điểm

Câu 6

HS nêu sự khác biệt giữa người lạc quan và người bi quan khi đối diện với thất bại, khó khăn:

- Người lạc quan có tâm thái tích cực, kiên nhẫn rèn luyện, sửa sai, từ đó tiến bộ.

- Người bi quan nghĩ tiêu cực, oán trách hoàn cảnh, tự an ủi, biện minh cho sự không cố gắng.

1,0 điểm

Câu 7

HS nêu ý kiến của mình về câu “Đối diện với thất bại khó khăn, cuộc sống tăm tối, tính quyết định của tâm thái mới có tác dụng”.

HS có thể trả lời đồng ý hoặc không đồng ý và nêu ý kiến phù hợp.

0,5 điểm

Câu 8

HS đưa ra thông điệp của mình:

- Phải sáng suốt để sẵn sàng đối mặt trong mọi hoàn cảnh.

- Sống lạc quan sẽ giúp ta làm chủ cuộc đời mình.

- …

0,5 điểm

Phần II. Viết (5,0 điểm)
CâuĐáp án

Điểm

a. Đảm bảo cấu trúc bài văn biểu cảm

Mở bài giới thiệu được nhân vật được bày tỏ cảm xúc. Thân bài triển khai được các cảm xúc của bản thân đối với nhân vật đó. Kết bài khẳng định lại tình cảm của mình.

0,25 điểm

b. Xác định đúng yêu cầu của đề: Bày tỏ cảm xúc về một người bạn mà em yêu quý.

0,25 điểm

c. Bài viết có thể triển khai theo nhiều cách khác nhau song cần đảm bảo các ý sau:- Mở bài:

+ Giới thiệu về người bạn thân đó của em.

+ Nêu ấn tượng chung của em về người đó.

- Thân bài:

+ Biểu cảm kết hợp với miêu tả vài nét nổi bật trong ngoại hình, tính cách của người bạn đó.

+ Kể lại ngắn gọn một kỉ niệm sâu sắc nhất về tình bạn giữa em và người đó, có thể là kỉ niệm vui hay buồn; qua đó bộc lộ suy nghĩ, tình cảm của người bạn dành cho em cũng như của em dành cho bạn.

- Kết bài:

+ Khẳng định lại tình bạn thân thiết giữa em và người đó.

+ Cảm nghĩ của em về người bạn.

3,5 điểm

d. Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.

0,5 điểm

e. Sáng tạo: Diễn đạt sáng tạo, sinh động, giàu hình ảnh, có giọng điệu riêng.

0,5 điểm

Danh mục: Đề thi