Đề thi cuối học kì 2 Ngữ Văn 7 Chân trời sáng tạo năm 2022 - 2023 có đáp án (Đề 5)


ĐỀ 5

MA TRẬN ĐỀ THI HỌC KÌ II

TT

Kĩ năng

Nội dung

Mức độ nhận thức

Tổng % điểm

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

1

Đọc hiểu

Thơ

3

0

5

0

0

2

0

0

60

2

Viết

Viết bài văn biểu cảm về con người

0

1*

0

1*

0

1*

0

1*

40

Tổng

15

5

25

15

0

30

0

10

100%

Tỉ lệ %

20%

40%

30%

10%

Tỉ lệ chung

60%

40%

BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ THI HỌC KÌ II

TT

Chương/ chủ đề

Nội dung/ đơn vị kiến thức

Mức độ đánh giá

Số câu hỏi theo mức độ nhận thức

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

1







Đọc hiểu








Thơ

Nhận biết:

- Nhận biết được nét độc đáo của bài thơ thể hiện qua thể thơ, từ ngữ, hình ảnh, vần, nhịp, biện pháp tu từ.

- Nhận biết được chủ đề, thông điệp mà văn bản muốn gửi đến người đọc.

- Nhận biết được ngữ cảnh, xác định được nghĩa của từ trong ngữ cảnh.

Thông hiểu:

- Tác dụng của các biện pháp tu từ, hình ảnh,… trong bài thơ.

- Hiểu được nội dung bài thơ.

- Hiểu được thông điệp bài thơ.

Vận dụng:

- Cảm nhận về chủ thể trữ tình trong bài thơ.

- Rút ra thái độ và cách ứng xử của bản thân sau khi đọc bài thơ.

3 TN

5 TN

2 TL

2

Viết

Viết bài văn biểu cảm về con người

Nhận biết:

- Xác định được kiểu bài biểu cảm.

- Xác định được bố cục bài văn, người được biểu cảm.

Thông hiểu:

- Giới thiệu được nhân vật cần bộc lộ cảm xúc: người thân, bạn bè, thầy cô,…

- Nêu những kỉ niệm, cảm xúc của bản thân với người đó.

Vận dụng:

- Vận dụng những kĩ năng tạo lập văn bản, vận dụng kiến thức của bản thân về những trải nghiệm xảy ra trong cuộc sống để viết được bài văn bộc lộ cảm xúc của bản thân với người mà em yêu quý.

- Khẳng định tình cảm, cảm xúc của bản thân dành cho nhân vật, rút ra điều đáng nhớ.

Vận dụng cao:

- Có lối viết sáng tạo, hấp dẫn lôi cuốn; kết hợp các yếu tố miêu tả, tự sự để làm nổi bật tình cảm của bản thân đối với nhân vật đó.

- Lời văn sinh động, giàu cảm xúc, có giọng điệu riêng.

1TL*

Tổng số câu

3TN

5TN

2TL

1TL

Tỉ lệ (%)

20%

40%

30%

10%

Tỉ lệ chung

60%

40%

PHÒNG GD&ĐT HUYỆN ……………………..

ĐỀ SỐ 5

ĐỀ THI HỌC KÌ II

Năm học: 2022 – 2023

Môn: Ngữ văn – Lớp 7(Thời gian làm bài: 90 phút)
Phần I. Đọc hiểu (6,0 điểm)

Đọc bài thơ sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

LÁ ĐỎ

Gặp em trên cao lộng gió
Rừng lạ ào ào lá đỏ
Em đứng bên đường như quê hương
Vai áo bạc quàng súng trường.
Ðoàn quân vẫn đi vội vã
Bụi Trường Sơn nhoà trong trời lửa.
Chào em, em gái tiền phương
Hẹn gặp nhé giữa Sài Gòn.
Em vẫy tay cười đôi mắt trong.

(Nguyễn Đình Thi)

Câu 1. Bài thơ trên được viết theo thể thơ gì?

A. Lục bát

B. Thơ tự do

C. Thơ 6 chữ

D. Thơ 7 chữ

Câu 2. Phương thức biểu đạt của bài thơ trên là:

A. Tự sự

B. Miêu tả

C. Biểu cảm

D. Thuyết minh

Câu 3. Nhân vật trữ tình trong bài thơ trên là ai?

A. Tác giả

B. Cô gái

C. Chàng trai

D. Đoàn quân

Câu 4. Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong câu thơ “Em đứng bên đường như quê hương”?

A. So sánh

B. Ẩn dụ

C. Hoán dụ

D. Nhân hóa

Câu 5. Đâu là hình ảnh miêu tả thiên nhiên trong bài thơ?

A. Bụi Trường Sơn, Sài Gòn

B. Bụi Trường Sơn, đồi cao lộng gió

C. Rừng lạ ào ào lá đỏ, Sài Gòn

D. Đỉnh trường Sơn lộng gió, rừng lạ ào ào lá đỏ

Câu 6. Hình ảnh “Em đứng bên đường như quê hương/ Vai áo bạc quàng súng trường” gợi lên vẻ đẹp nào của nhân vật trữ tình?

A. Vẻ đẹp trẻ trung, xinh đẹp của người con gái

B. Vẻ đẹp của lòng yêu nước, tinh thần dũng cảm của người con gái tiền phương

C. Vẻ đẹp gần gũi, thân thương, vừa mộc mạc, tảo tần vừa kiên cường, rắn rỏi của người con gái tiền phương

D. Vẻ đẹp giản dị, tuy khó khăn nhưng luôn tràn ngập tinh thần lạc quan, sự trẻ trung, xinh đẹp của người con gái

Câu 7. Cảm hứng chủ đạo của bài thơ trên là gì?

A. Cảm hứng về nhân dân, đất nước

B. Cảm hứng về thiên nhiên

C. Cảm hứng về tình yêu đôi lứa

D. Cảm hứng về chiến tranh

Câu 8. Nội dung chính của bài thơ trên là gì?

A. Tái hiện cả một cuộc hành quân vĩ đại của dân tộc ta trong cuộc chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc, thể hiện được tình yêu đôi lứa đẹp đẽ trong chiến tranh

B. Tái hiện cả một cuộc hành quân vĩ đại của dân tộc ta trong cuộc chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc, thể hiện vẻ đẹp của quê hương đất nước

C. Tái hiện cả một cuộc hành quân vĩ đại của dân tộc ta trong cuộc chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc, làm hiện lên hình ảnh người con gái đẹp của quê hương

D. Tái hiện cả một cuộc hành quân vĩ đại của dân tộc ta trong cuộc chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc – cuộc hành quân trên đường Trường Sơn, tiến vào Sài Gòn, giải phóng Miền Nam, thống nhất đất nước

Câu 9. Em có nhận xét gì về hai câu thơ cuối bài thơ.

Câu 10. Em có suy nghĩ gì về dự cảm và niềm tin tất thắng của dân tộc qua bài thơ trên.

Phần II. Viết (4,0 điểm)

Viết bài văn (khoảng 400 chữ) bày tỏ cảm xúc của em về một người thân trong gia đình mà em yêu quý.

HƯỚNG DẪN CHẤM

Phần I. Đọc hiểu (6,0 điểm)
CâuĐáp án

Điểm

Câu 1

B. Thơ tự do

0,5 điểm

Câu 2

C. Biểu cảm

0,5 điểm

Câu 3

B. Cô gái

0,5 điểm

Câu 4

A. So sánh

0,5 điểm

Câu 5

D. Đỉnh trường Sơn lộng gió, rừng lạ ào ào lá đỏ

0,5 điểm

Câu 6

C. Vẻ đẹp gần gũi, thân thương, vừa mộc mạc, tảo tần vừa kiên cường, rắn rỏi của người con gái tiền phương

0,5 điểm

Câu 7

A. Cảm hứng về nhân dân, đất nước

0,5 điểm

Câu 8

D. Tái hiện cả một cuộc hành quân vĩ đại của dân tộc ta trong cuộc chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc – cuộc hành quân trên đường Trường Sơn, tiến vào Sài Gòn, giải phóng Miền Nam, thống nhất đất nước

0,5 điểm

Câu 9

HS nhận xét về hai câu thơ cuối bài thơ:

Hai câu thơ cuối bài là lời chào, cũng là lời ước hẹn tràn đầy niềm lạc quan, tin tưởng và hi vọng vào ngày chiến thắng của người lính Trường Sơn.

1,0 điểm

Câu 10

HS nêu suy nghĩ về dự cảm và niềm tin tất thắng của dân tộc trong bài thơ:

Hình ảnh đoàn quân nối dài vô tận không ngừng nghỉ, nhà thơ – người chiến sĩ chỉ kịp ghi nhận cái hình dáng quê hương rồi gửi lời chào và hẹn gặp:

“Chào em, em gái tiền phương

Hẹn gặp nhé giữa Sài Gòn”

Người đứng lại bên đường như cột mốc, như điểm tựa và đoàn quân ra đi mang theo niềm vui phơi phới, niềm tin tất thắng. Sài Gòn, cái đích của cuộc tiến công đã rất gần, con đường đi đến chiến thắng chẳng còn bao xa. Sài Gòn, điểm hẹn của bao thế hệ Việt Nam. Lời chào, lời hẹn ấy chứa đựng nhiệt huyết của tuổi trẻ, của lí tưởng độc lập tự do, của niềm lạc quan tin tưởng vào thắng lợi cuối cùng.

1,0 điểm

Phần II. Viết (4,0 điểm)
CâuĐáp án

Điểm

a. Đảm bảo cấu trúc bài văn biểu cảm

Mở bài giới thiệu được nhân vật mà mình yêu quý. Thân bài triển khai được các ý bộc lộ tình cảm, cảm xúc của bản thân. Kết bài khẳng định lại tình cảm của mình.

0,25 điểm

b. Xác định đúng yêu cầu của đề: Bày tỏ cảm xúc về một người thân trong gia đình mà em yêu quý.

0,25 điểm

c. Bài viết có thể triển khai theo nhiều cách khác nhau song cần đảm bảo các ý sau:

- Mở bài: Giới thiệu nhân vật và biểu lộ cảm xúc sâu sắc dành cho nhân vật.

- Thân bài: Lần lượt biểu lộ những tình cảm, cảm xúc sâu sắc, chân thực của người viết thông qua việc kể, tả lại các kỉ niệm cảm động, đáng nhớ về nhân vật. Với mỗi cảm xúc cần lí giải nguyên nhân khiến HS có những tình cảm, cảm xúc đó.

- Kết bài: Khẳng định lại tình cảm, cảm xúc dành cho nhân vật, rút ra điều đáng nhớ đối với bản thân.

2,5 điểm

d. Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.

0,5 điểm

e. Sáng tạo: Diễn đạt sáng tạo, sinh động, giàu hình ảnh, có giọng điệu riêng.

0,5 điểm

Danh mục: Đề thi