Đề thi cuối học kì 1 Ngữ Văn 7 Chân trời sáng tạo năm 2022 - 2023 có đáp án (Đề 9)


ĐỀ 9

MA TRẬN ĐỀ THI HỌC KÌ I

TT

Kĩ năng

Nội dung

Mức độ nhận thức

Tổng % điểm

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

1

Đọc hiểu

Thơ bốn chữ, năm chữ

3

0

5

0

0

1

0

0

60

2

Viết

Viết bài văn biểu cảm về con người, sự việc

0

1*

0

1*

0

1*

0

1*

40

Tổng

15

5

25

15

0

30

0

10

100%

Tỉ lệ %

20%

40%

30%

10%

Tỉ lệ chung

60%

40%

BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ THI HỌC KÌ I

TT

Chương/ chủ đề

Nội dung/ đơn vị kiến thức

Mức độ đánh giá

Số câu hỏi theo mức độ nhận thức

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

1

Đọc hiểu

Thơ bốn chữ, năm chữ

Nhận biết:

- Nhận biết được từ ngữ, thể thơ, các biện pháp tu từ trong bài thơ.

- Nhận diện được bố cục, những hình ảnh tiêu biểu, các yếu tố tự sự và miêu tả được sử dụng trong bài thơ.

Thông hiểu:

- Hiểu và lí giải được tình cảm, cảm xúc của nhân vật trữ tình được thể hiện qua ngôn ngữ văn bản.

- Rút ra được chủ đề, thông điệp mà văn bản muốn gửi đến người đọc.

- Phân tích được giá trị biểu đạt của từ ngữ, hình ảnh, vần, nhịp, biện pháp tu từ.

Vận dụng:

- Trình bày được những cảm nhận sâu sắc và rút ra được bài học ứng xử cho bản thân.

- Đánh giá được nét độc đáo của bài thơ thể hiện qua cách nhìn riêng về thiên nhiên, con người; qua cách sử dụng từ ngữ, hình ảnh, giọng điệu.

3TN

5TN

1TL

2

Viết

Viết bài văn biểu cảm về con người, sự việc

Nhận biết:

- Nhận biết được yêu cầu của đề về kiểu văn bản, về văn biểu cảm.

Thông hiểu:

- Viết đúng về nội dung, về hình thức (từ ngữ, diễn đạt, bố cục văn bản)

Vận dụng:

- Viết được bài văn Biểu cảm về con người. Bố cục rõ ràng, mạch lạc; ngôn ngữ trong sáng, giản dị; thể hiện cảm xúc của bản thân về người đó.

Vận dụng cao:

Có sự sáng tạo về dùng từ, diễn đạt, lựa chọn từ ngữ, hình ảnh để bày tỏ tình cảm, cảm xúc về người đó.

1TL*

Tổng số câu

3TN

5TN

1TL

1TL

Tỉ lệ (%)

20%

40%

30%

10%

Tỉ lệ chung

60%

40%

PHÒNG GD&ĐT HUYỆN ……………………..

ĐỀ SỐ 9

ĐỀ THI HỌC KÌ I

Năm học: 2022 – 2023

Môn: Ngữ văn – Lớp 7(Thời gian làm bài: 90 phút)

Phần 1: Đọc hiểu (6 điểm)

Đọc bài thơ sau và trả lời câu hỏi:

MÙA XUÂN ƠI HÃY VỀ

Mùa xuân ơi hãy về!

Mang thêm nhiều nắng ấm

Cho khắp nẻo làng quê

Nở bừng nhiều hoa thắm

Cho con ong làm mật

Cho con én tung trời

Cho dòng sông trong vắt

Êm đềm con thuyền trôi

Cho em thêm tuổi mới

Được nhiều lộc đầu năm

Thêm áo quần mới nữa

Cùng anh đi hội xuân

Cho chim non vỗ cánh

Ríu rít khung trời thơ

Xua mùa đông giá lạnh

Mùa xuân ơi hãy về!

(Nguồn: https://www.thivien.net/, Nguyễn Lãm Thắng)

Câu 1: Bài thơ trên thuộc thể thơ nào?

A. Thơ tự do

B. Thơ lục bát

C. Thơ bốn chữ

D. Thơ năm chữ

Câu 2: Bài thơ sử dụng phương thức biểu đạt chính nào?

A. Miêu tả

B. Biểu cảm

C. Tự sự

D. Nghị luận

Câu 3: Phó từ trong câu thơ “Thêm áo quần mới nữa” là từ ngữ nào?

A. Thêm

B. Mới

C. Nữa

D. Thêm, nữa

Câu 4: Cặp từ ngữ nào sau đây nêu chính xác các vần được gieo trong khổ thơ đầu?

A. Mùa – mang, nắng – thắm

B. Về – quê, ấm – thắm

C. Hãy – mang, làng – hoa

D. Hãy – thêm, khắp – nhiều

Câu 5: Những hình ảnh nào trong bài thơ khắc họa sinh động vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên khi đón nhận mùa xuân về?

A. Nắng ấm, ong làm mật, én tung trời, sông trong vắt, êm đềm con thuyền trôi, chim non vỗ cánh

B. Nắng ấm, hoa thắm, ong làm mật, én tung trời, sông trong vắt, chim non vỗ cánh, em thêm tuổi mới

C. Nắng ấm, hoa thắm, ong làm mật, én tung trời, sông trong vắt, êm đềm con thuyền trôi, chim non vỗ cánh, khung trời mơ

D. Hoa thắm, ong làm mệt, én tung trời, sông trong vắt, êm đềm con thuyền trôi, chim non vỗ cánh

Câu 6: Ở khổ thơ thứ ba, nhân vật “em” có những niềm vui gì khì mùa xuân về?

A. Thêm tuổi mới, được nhiều lộc, thêm quần áo mới, đi hội xuân

B. Thêm tuổi mới, được nhiều lộc, thêm quần áo mới, sum họp bên gia đình

C. Thêm tuổi mới, được nhiều lộc, thêm quần áo mới, đi chơi Tết cùng gia đình

D. Thêm tuổi mới, được nhiều lộc, thêm quần áo mới, đến thăm ông bà

Câu 7: Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong khổ thơ sau?

Cho con ong làm mật

Cho con én tung trời

Cho dòng sông trong vắt

Êm đềm con thuyền trôi

A. Hoán dụ, so sánh

B. So sánh, liệt kê

C. Nhân hóa, ẩn dụ

D. Điệp ngữ, liệt kê

Câu 8: Câu thơ “Mùa xuân ơi hãy về” được dùng để mở đầu và kết thúc bài thơ nhằm mục đích gì?

A. Làm cho bài thơ có kết cấu đầu cuối tương ứng, tạo sự hài hòa, cân đối

B. Điệp cấu trúc câu giúp khái quát được các câu thơ

C. Tăng sức gợi hình, gợi cảm cho bài thơ

D. Giúp người đọc có được những rung cảm trước vẻ đẹp thiên nhiên khi xuân về

Câu 9: Em hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 8 – 10 dòng) trình bày cảm nhận về tình cảm của nhân vật “em” đối với mùa xuân qua bài thơ?

Phần 2: Viết (4 điểm)

Viết bài văn phát biểu cảm nghĩ về một người bạn thân mà em yêu quý.

HƯỚNG DẪN CHẤM

Phần 1: Đọc hiểu (6 điểm)
CâuĐáp án

Điểm

Câu 1

D. Thơ năm chữ

0,5 điểm

Câu 2

B. Biểu cảm

0,5 điểm

Câu 3

C. Nữa

0,5 điểm

Câu 4

B. Về – quê, ấm – thắm

0,5 điểm

Câu 5

C. Nắng ấm, hoa thắm, ong làm mật, én tung trời, sông trong vắt, êm đềm con thuyền trôi, chim non vỗ cánh, khung trời mơ

0,5 điểm

Câu 6

A. Thêm tuổi mới, được nhiều lộc, thêm quần áo mới, đi hội xuân

0,5 điểm

Câu 7

D. Điệp ngữ, liệt kê

0,5 điểm

Câu 8

A. Làm cho bài thơ có kết cấu đầu cuối tương ứng, tạo sự hài hòa, cân đối

0,5 điểm

Câu 9

HS trình bày cảm nhận về tình cảm của nhân vật “em” đối với mùa xuân.

- Đảm bảo yêu cầu hình thức: đoạn văn (khoảng 8 – 10 dòng)

- Đảm bảo yêu cầu nội dung.

Gợi ý:

- Mong muốn mùa xuân về trên quê hương mình để chiêm ngưỡng bức tranh thiên nhiên tươi đẹp, dạt dào sức sống của vạn vật

- Yêu thích mùa xuân, cảm thấy hạnh phúc khi mùa xuân về đem lại nhiều niềm vui cho “em” như: thêm tuổi mới, được nhiều lộc, thêm quần áo mới, đi hội xuân…

- “Em” là người yêu thiên nhiên, biết trân trọng những khoảnh khắc đẹp của thiên nhiên, vạn vật; trân trọng giá trị của cuộc sống…

2 điểm

Phần 2: Viết (4 điểm)
CâuĐáp án

Điểm

a. Đảm bảo cấu trúc bài văn phát biểu cảm nghĩ: mở bài, thân bài và kết bài.

0,25 điểm

0,25 điểm

2,5 điểm

0,5 điểm

0,5 điểm

b. Xác định đúng yêu cầu của đề: cảm nghĩ về một người bạn thân mà em yêu quý.

c. Triển khai vấn đề:

HS có thể triển khai các ý theo nhiều cách, vận dụng tốt kĩ năng kể chuyện có kết hợp yếu tố miêu tả, tự sự trong bài viết; nhưng cần đảm bảo các yêu cầu sau:

- Giới thiệu về người bạn thân đó của em.

- Nêu ấn tượng chung của em về người đó.

- Miêu tả vài nét nổi bật trong ngoại hình, tính cách của người đó.

- Kể lại ngắn gọn một kỉ niệm sâu sắc nhất về tình bạn giữa em và người bạn đó => bộc lộ suy nghĩ, tình cảm của người bạn dành cho em cũng như em dành cho bạn.

- Khẳng định lại tình bạn thân thiết giữa em và người đó.

- Cảm nghĩ của em về người bạn.

d. Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.

e. Sáng tạo: Bố cục mạch lạc, cách diễn đạt độc đáo, sáng tạo.

Danh mục: Đề thi