Đề thi cuối học kì 1 Ngữ Văn 7 Chân trời sáng tạo năm 2022 - 2023 có đáp án (Đề 4)


ĐỀ 4

MA TRẬN ĐỀ THI HỌC KÌ I

TT

Kĩ năng

Nội dung

Mức độ nhận thức

Tổng % điểm

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

1

Đọc hiểu

Tản văn, tùy bút

5

0

3

0

0

1

0

0

60

2

Viết

Viết bài văn thuyết minh về một quy tắc hay luật lệ trong hoạt động

0

1*

0

1*

0

1*

0

1*

40

Tổng

25

5

25

15

0

30

0

10

100%

Tỉ lệ %

30%

30%

30%

10%

Tỉ lệ chung

60%

40%

BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ THI HỌC KÌ I

TT

Chương/ chủ đề

Nội dung/ đơn vị kiến thức

Mức độ đánh giá

Số câu hỏi theo mức độ nhận thức

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

1

Đọc hiểu

Tản văn, tùy bút

Nhận biết

- Nhận biết được các chi tiết tiêu biểu, đề tài, cảnh vật, con người, sự kiện được tái hiện trong tuỳ bút, tản văn.

- Nhận biết được cái tôi, sự kết hợp giữa chất tự sự, trữ tình, nghị luận, đặc trưng ngôn ngữ của tuỳ bút, tản văn.

- Xác định được số từ, phó từ, các thành phần chính và thành phần trạng ngữ trong câu (mở rộng bằng cụm từ).

Thông hiểu:

- Phân tích được nét riêng về cảnh vật, con người được tái hiện trong tùy bút, tản văn.

- Hiểu và lí giải được những trạng thái tình cảm, cảm xúc của người viết được thể hiện qua văn bản.

- Nêu được chủ đề, thông điệp mà văn bản muốn gửi đến người đọc.

- Giải thích được ý nghĩa, tác dụng của thành ngữ, tục ngữ; nghĩa của một số yếu tố Hán Việt thông dụng; nghĩa của từ trong ngữ cảnh; công dụng của dấu chấm lửng; chức năng của liên kết và mạch lạc trong văn bản.

Vận dụng:

- Nêu được những trải nghiệm trong cuộc sống giúp bản thân hiểu thêm về nhân vật, sự việc trong tuỳ bút, tản văn.

- Thể hiện được thái độ đồng tình hoặc không đồng tình với thái độ, tình cảm, thông điệp của tác giả trong tùy bút, tản văn.

5TN

3TN

1TL

2

Viết

Viết bài văn thuyết minh về một quy tắc hay luật lệ trong hoạt động

Nhận biết:

- Nhận biết được yêu cầu của đề về kiểu văn bản, về văn thuyết minh.

Thông hiểu:

- Viết đúng về nội dung, về hình thức (từ ngữ, diễn đạt, bố cục văn bản)

Vận dụng:

- Viết được bài văn thuyết minh về quy tắc, luật lệ trong hoạt động. Bố cục rõ ràng, mạch lạc; ngôn ngữ trong sáng, giản dị.

Vận dụng cao:

Có sự sáng tạo về dùng từ, diễn đạt, lựa chọn từ ngữ, hình ảnh để bày tỏ ý nghĩa của việc tuân thủ quy tắc, luật lệ.

1TL*

Tổng số câu

5TN

3TN

1TL

1TL

Tỉ lệ (%)

30%

20%

30%

10%

Tỉ lệ chung

60%

40%

PHÒNG GD&ĐT HUYỆN ……………………..

ĐỀ SỐ 4

ĐỀ THI HỌC KÌ I

Năm học: 2022 – 2023

Môn: Ngữ văn – Lớp 7(Thời gian làm bài: 90 phút)

Phần 1: Đọc hiểu (6 điểm)

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:

QUÀ CỦA YÊU THƯƠNG

Sống ở nơi thị thành chộn rộn lo toan, thỉnh thoảng mẹ vẫn thường lấp đầy nỗi nhớ nhà trong tôi bằng những thứ quà quê giản dị. Chuyến xe khách chật ních người và hàng hóa xuất bến ở quê nhà, nhịp nhàng lăn bánh chở theo bao yêu thương mà mẹ đã tỉ mẩn gói ghém…

Mùa nào thức nấy, mẹ luôn dành cho đứa con xa quê những bó rau, chùm quả tươi ngon nhất từ mảnh vườn nhà. Đến mùa xoài chín, cha dùng cây vợt dài hái những trái xoài cát vàng ươm, ngọt lịm, rồi mẹ lót rơm khô dưới đáy thùng giấy, khéo léo đặt xoài vào đó để gửi cho tôi. Mẹ chọn những trái xoài hườm mới ửng nắng xếp thành một lớp phía dưới, ở giữa là loại xoài vừa chín tới, và trên cùng là những quả chín mọng. Mẹ xếp đều như vậy để quả xoài không bị dập, ruột xoài giữ được vị ngọt thanh, đượm hương nắng gió quê nhà. Cầm quả xoài cát thơm thảo, lòng lại nhớ những tinh sương mẹ dậy sớm lụi cụi quét lá xoài khô. Nhớ ngày thơ ấu, chị em tôi xách rổ lom khom dưới gốc mấy cây xoài nhặt quả rụng. Những mùa xoài trong kí ức đã qua, giờ chỉ còn lại trong lòng người đau đáu những thước phim kỉ niệm…

Ở nơi phố thị ngược xuôi, khi niềm tin dần ngủ quên và người ta nhắc nhiều đến vấn đề vệ sinh thực phẩm, lại càng thấy trân quý, nâng niu những cọng rau, hoa quả quê nhà. Cầm trên tay món quà quê, đôi khi tôi quên mất khái niệm thời gian. Chỉ có kí ức bỗng tỉnh dậy sau cơn mê dài và những mảnh nhớ rời rạc ghép lại thành con đò ngày xưa, đưa tôi ngược dòng về bến bờ thơ ấu, thấy vị ngọt của bình yên thấm đượm trong từng giác quan và ngọn lửa của tình quê hương nồng đượm sưởi ấm tâm hồn. Tôi biết những món quà quê đâu chỉ đơn thuần là rau xanh, quả sạch, là bánh trái thảo thơm, mà đó là kết tinh của lòng yêu thương, quyện cùng những giọt mồ hôi của sự hi sinh lặng thầm. Hũ chuối khô ngào đường của mẹ, lọ mắm cá đồng mà cha bắt dưới ao, mớ rau chùm quả hái ở vườn nhà - những thức quà quê bình dị, quý hơn tất cả các món đồ xa xỉ ở nơi phồn hoa thị thành…

(Trần Văn Thiên, https://baodaknong.org.vn/van-hoc-nghe-thuat)

Câu 1: Văn bản trên thuộc thể loại nào?

A. Truyện ngắn

B. Tùy bút

C. Tản văn

D. Tiểu thuyết

Câu 2: Đối tượng chính được nói đến trong văn bản là:

A. Người con

B. Những thứ quà quê

C. Người mẹ

D. Người bố

Câu 3: Mục đích của bài viết trên là gì?

A. Miêu tả về những thứ quà quê

B. Nghị luận về người mẹ

C. Ca ngợi tấm lòng biết ơn trân trọng của người con đối với mẹ

D. Ca ngợi những thứ quà quê và sự nâng niu, trân trọng những thứ quà quê của tác giả

Câu 4: Từ ngữ nào dưới đây được sử dụng trong văn bản không phải là phó từ?

A. Một (một lớp phía dưới...)

B. Vẫn (vẫn thường lấp đầy nỗi nhớ)

C. Mới (mới hửng nắng)

D. Những (những món quà quê)

Câu 5: Tác dụng của dấu chấm lửng trong câu “Hũ chuối khô ngào đường của mẹ, lọ mắm cá đồng mà cha bắt dưới ao, mớ rau chùm quả hái ở vườn nhà - những thức quà quê bình dị, quý hơn tất cả các món đồ xa xỉ ở nơi phồn hoa thị thành…” là gì?

A. Tỏ ý còn nhiều sự vật, hiện tượng tương tự chưa liệt kê hết

B. Thể hiện chỗ lời nói bỏ dở hay ngập ngừng, ngắt quãng

C. Làm giãn nhịp điệu câu văn, chuẩn bị cho sự xuất hiện của một từ ngữ biểu thị nội dung bất ngờ hay hài hước, châm biếm

D. Đặt sau từ ngữ tượng thanh để biểu thị sự kéo dài âm thanh

Câu 6: Nghĩa của từ “thơm thảo” trong câu văn “Cầm quả xoài cát thơm thảo, lòng lại nhớ những tinh sương mẹ dậy sớm lụi cụi quét lá xoài khô.” là gì?

A. Thơm và gây cảm giác dễ chịu

B. Có mùi thơm lan tỏa ra mạnh và rộng khắp trong không gian

C. Thể hiện tình thương, sẵn sàng chia sẻ những điều quý giá nhất cho người khác

D. Được hưởng một phần tiếng tốt và vinh dự của người khác

Câu 7: Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong câu văn “Chỉ có kí ức bỗng tỉnh dậy sau cơn mê dài và những mảnh nhớ rời rạc ghép lại thành con đò ngày xưa, đưa tôi ngược dòng về bến bờ thơ ấu, thấy vị ngọt của bình yên thấm đượm trong từng giác quan và ngọn lửa của tình quê hương nồng đượm sưởi ấm tâm hồn.” ?

A. So sánh

B. Điệp ngữ

C. Nhân hóa

D. Ẩn dụ

Câu 8: Người mẹ đã luôn dành cho con những thức quà quê nào?

A. Những con vật nuôi trong nhà quen thuộc

B. Những bó rau, chùm quả tươi ngon nhất từ mảnh vườn nhà

C. Những đồ ăn mà người mẹ mua ở chợ quê

D. Những thức quà mà người con muốn ăn

Câu 9: Viết một đoạn văn ngắn (khoảng 8 – 10 dòng) nêu cảm nhận của em về hình ảnh người mẹ qua những thứ quà quê.

Phần 2: Viết (4 điểm)

Em hãy viết một bài văn thuyết minh về luật lệ trong trò chơi kéo co.

HƯỚNG DẪN CHẤM

Phần 1: Đọc hiểu (6 điểm)
CâuĐáp án

Điểm

Câu 1

C. Tản văn

0,5 điểm

Câu 2

B. Những thứ quà quê

0,5 điểm

Câu 3

D. Ca ngợi những thứ quà quê và sự nâng niu, trân trọng những thứ quà quê của tác giả

0,5 điểm

Câu 4

A. Một (một lớp phía dưới...)

0,5 điểm

Câu 5

B. Thể hiện chỗ lời nói bỏ dở hay ngập ngừng, ngắt quãng

0,5 điểm

Câu 6

C. Thể hiện tình thương, sẵn sàng chia sẻ những điều quý giá nhất cho người khác

0,5 điểm

Câu 7

C. Nhân hóa

0,5 điểm

Câu 8

B. Những bó rau, chùm quả tươi ngon nhất từ mảnh vườn nhà

0,5 điểm

Câu 9

HS trình bày cảm nhận của mình về người mẹ trong văn bản.

- Đảm bảo yêu cầu hình thức: đoạn văn (khoảng 8 – 10 dòng)

- Đảm bảo yêu cầu nội dung.

Gợi ý: tình yêu thương vô bờ bến của người mẹ dành cho đứa con, tình yêu thương bao la, thứ tình cảm vô tận, luôn mang đến cảm giác ấm áp, bình yên, thân thuộc từ quê nhà gửi tới người con,...

2 điểm

Phần 2: Viết (4 điểm)
CâuĐáp án

Điểm

a. Đảm bảo cấu trúc bài văn thuyết minh: mở bài, thân bài và kết bài.

0,25 điểm

0,25 điểm

2,5 điểm

0,5 điểm

0,5 điểm

b. Xác định đúng yêu cầu của đề: thuyết minh về luật lệ trong trò chơi kéo co.

c. Triển khai vấn đề:

HS có thể thuyết minh theo nhiều cách khác nhau, kết hợp miêu tả sinh động hấp dẫn, đảm bảo được các yêu cầu sau:

- Giới thiệu được trò chơi.

- Miêu tả cách chơi (quy tắc).

- Miêu tả luật chơi.

- Nêu tác dụng của trò chơi.

- Nêu ý nghĩa của trò chơi.

d. Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.

e. Sáng tạo: Có sự sáng tạo về dùng từ, diễn đạt mạch lạc.

Danh mục: Đề thi