Đề thi giữa học kì 2 Ngữ Văn 7 Chân trời sáng tạo năm 2022 - 2023 có đáp án (Đề 10)


ĐỀ 10

MA TRẬN ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ II

TT

Kĩ năng

Nội dung

Mức độ nhận thức

Tổng

%

điểm

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

1

Đọc hiểu

Nghị luận xã hội

2

1

2

1

0

2

0

0

50

2

Viết

Viết bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống

0

1*

0

1*

0

1*

0

2*

50

Tổng

20

10

20

10

0

20

0

20

100%

Tỉ lệ %

30%

30%

20%

20%

Tỉ lệ chung

60%

40%

BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ II

TT

Chương/ chủ đề

Nội dung/ đơn vị kiến thức

Mức độ đánh giá

Số câu hỏi theo mức độ nhận thức

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

1







Đọc hiểu








Nghị luận xã hội

Nhận biết:

- Nhận biết được đặc điểm của văn bản nghị luận xã hội: mục đích và nội dung chính; ý kiến, lí lẽ, bằng chứng và mối quan hệ của chúng.

Thông hiểu:

- Xác định được phép liên kết câu.

- Hiểu được chủ đề của văn bản.

- Hiểu được bài học được thể hiện qua văn bản.

Vận dụng:

- Vận dụng được kiến thức về liên kết, mạch lạc của văn bản.

- Vận dụng bài học trong văn bản vào cuộc sống.

2 TN

1 TL

2 TN

1TL

2 TL

2

Viết

Viết bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống

Nhận biết:

- Xác định được kiểu bài nghị luận, bố cục bài văn, vấn đề cần nghị luận.

Thông hiểu:

- Trình bày rõ ràng vấn đề và ý kiến của bản thân.

- Đưa ra lí lẽ rõ ràng, bằng chứng xác thực, đa dạng để làm sáng tỏ cho ý kiến.

Vận dụng:

- Vận dụng những kĩ năng tạo lập văn bản, vận dụng kiến thức của bản thân về những trải nghiệm xảy ra trong cuộc sống để viết được bài văn nghị luận xã hội hoàn chỉnh đáp ứng yêu cầu của đề.

- Nhận xét, rút ra bài học từ trải nghiệm của bản thân.

Vận dụng cao:

- Có lối viết sáng tạo, hấp dẫn lôi cuốn; kết hợp các yếu tố miêu tả, biểu cảm để làm nổi bật ý của bản thân với vấn đề cần bàn luận.

- Lời văn sinh động, giàu cảm xúc, có giọng điệu riêng.

1 TL*





Tổng số câu

2 TN

1 TL

2 TN

1 TL

2TL

1 TL

Tỉ lệ (%)

30%

30%

20%

20%

Tỉ lệ chung

60%

40%

PHÒNG GD&ĐT HUYỆN ……………………..

ĐỀ SỐ 10

ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ II

Năm học: 2022 – 2023

Môn: Ngữ văn – Lớp 7(Thời gian làm bài: 90 phút)
Phần I. Đọc hiểu (5,0 điểm)

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

(1) Đọc sách là sinh hoạt và nhu cầu trí tuệ thường trực của con người có cuộc sống trí tuệ. […] Không đọc sách tức là không còn nhu cầu về cuộc sống trí tuệ nữa. Và khi không còn nhu cầu đó nữa, thì đời sống tinh thần của con người nghèo đi, mòn mỏi đi, cuộc sống đạo đức cũng mất luôn nền tảng. Đây là một câu chuyện nghiêm túc, lâu dài và cần được trao đổi, thảo luận một cách cũng rất nghiêm túc, lâu dài. Tôi chỉ muốn thử nêu lên ở đây một đề nghị: Tôi đề nghị các tổ chức thanh niên của chúng ta, bên cạnh những sinh hoạt thường thấy hiện nay, nên có một cuộc vận động đọc sách trong thanh niên cả nước; và vận động từng nhà gây dựng tủ sách gia đình.

(2) Gần đây có một nước đã phát động phong trào trong toàn quốc mỗi người mỗi ngày đọc lấy 20 dòng sách. Chúng ta cũng có thể làm như thế, hoặc vận động mỗi người trong mỗi năm đọc lấy một cuốn sách. Cứ bắt đầu bằng việc rất nhỏ, không quá khó. Việc nhỏ đấy nhưng rất có thể là việc nhỏ khởi đầu một công cuộc lớn.

(Theo Nguyên Ngọc, Một đề nghị, tạp chí Điện tử Tiasang.com.vn, ngày 19-7-2007)

Câu 1. Đoạn trích trên bàn về vấn đề gì?

A. Bàn về vai trò của việc đọc sách

B. Bàn về nội dung trong cuốn sách

C. Bàn về việc đọc sách

D. Bàn về giá trị của những cuốn sách

Câu 2. Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên là:

A. Miêu tả

B. Nghị luận

C. Tự sự

D. Biểu cảm

Câu 3. Câu văn “Gần đây có một nước đã phát động phong trào trong toàn quốc mỗi người mỗi ngày đọc lấy 20 dòng sách” sử dụng mấy số từ?

A. 4

B. 3

C. 2

D. 1

Câu 4. Tác giả đã đưa ra đề nghị gì?

A. Có một cuộc vận động đọc sách trong thanh niên cả nước; và vận động từng nhà gây dựng tủ sách gia đình

B. Vận động mỗi người trong mỗi năm đọc lấy một cuốn sách

C. Phát động phong trào trong toàn quốc mỗi người mỗi ngày đọc lấy 20 dòng sách

D. Cứ bắt đầu bằng việc rất nhỏ, không quá khó

Câu 5. Vì sao tác giả cho rằng: “Không đọc sách tức là không còn nhu cầu về cuộc sống trí tuệ nữa”?

Câu 6. Chỉ ra và phân tích tác dụng của các phép liên kết được sử dụng trong đoạn (1).

Câu 7. Theo em việc nhỏ và công cuộc lớn mà tác giả đề cập trong đoạn văn là gì?

Câu 8. Nêu thông điệp tác giả gửi gắm qua đoạn trích?

Phần II. Viết (5,0 điểm)

Viết bài văn (khoản 400 chữ) trình bày suy nghĩ của em về vai trò của việc đọc sách.

HƯỚNG DẪN CHẤM

Phần I. Đọc hiểu (5,0 điểm)
CâuĐáp án

Điểm

Câu 1

C. Bàn về việc đọc sách

0,5 điểm

Câu 2

B. Nghị luận

0,5 điểm

Câu 3

C. 2

0,5 điểm

Câu 4

A. Có một cuộc vận động đọc sách trong thanh niên cả nước; và vận động từng nhà gây dựng tủ sách gia đình

0,5 điểm

Câu 5

HS giải thích:

Tác giả cho rằng “Không đọc sách tức là không còn nhu cầu về cuộc sống trí tuệ nữa” vì: sách là nơi lưu trữ tri thức khổng lồ của con người; là kho tàng kiến thức không giới hạn mà con người có và là một cách cung cấp tri thức phổ biến nhất của con người. Không đọc sách chúng ta đang tự triệt tiêu đi kiến thức, mở mang trí tuệ của bản thân.

0,5 điểm

Câu 6

HS chỉ ra và phân tích tác dụng của phép liên kết được sử dụng trong đoạn (1):

- Phép lặp: Đọc sách

- Phép thế: Đọc sách – đây

→ Tác dụng: Tạo tính liên kết chặt chẽ cho đoạn văn, giúp tác giả nhấn mạnh hậu quả của việc không đọc sách.

1,0 điểm

Câu 7

HS giải thích theo ý hiểu:

Việc nhỏ và công cuộc lớn mà tác giả đề cập trong đoạn văn là:

- Việc nhỏ: đọc mỗi ngày 20 dòng sách hoặc 1 cuốn sách 1 năm.

- Việc lớn: có thêm nhiều kiến thức quý báu, trở thành một người tài giỏi, giàu tri thức, cống hiến cho xã hội.

1,0 điểm

Câu 8

HS nêu thông điệp: Thông điệp tác giả gửi gắm qua đoạn trích: vai trò, giá trị, tầm quan trọng của việc đọc sách đối với mỗi con người.

0,5 điểm

Phần II. Viết (5,0 điểm)
CâuĐáp án

Điểm

a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận xã hội

Mở bài giới thiệu được vấn đề cần nghị luận. Thân bài triển khai được các ý kiến của bản thân. Kết bài khẳng định lại ý kiến của mình.

0,25 điểm

b. Xác định đúng yêu cầu của đề: trình bày suy nghĩ về vai trò của việc đọc sách

0,25 điểm

c. Triển khai vấn đề

Bài viết có thể triển khai theo nhiều cách khác nhau song cần đảm bảo các ý sau:

Mở bài: Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: vai trò của việc đọc sách.

Lưu ý: học sinh tự lựa chọn cách dẫn mở bài trực tiếp hoặc gián tiếp tùy thuộc vào năng lực của bản thân.

Thân bài:

- Giải thích:

Đọc sách giúp con người tiếp thu nguồn tri thức để hoàn thiện bản thân, suy nghĩ đúng đắn hơn và đủ kiến thức để tìm kiếm công việc nuôi sống bản thân.

- Phân tích:

+ Mỗi con người không thể trưởng thành, mở rộng tầm hiểu biết nếu không tiếp thu, lĩnh hội kiến thức, kiến thức được ghi lại, tập trung chủ yếu dưới dạng sách vở.

+ Mỗi người cũng có thể chia sẻ bài học, lan tỏa thông điệp tốt đẹp thông qua sách vở.

+ Nếu các thế hệ đi trước không lưu lại kiến thức, bài học vào sách vở thì hiện nay chúng ta sẽ không có những bài học bổ ích và xã hội sẽ không phát triển như bây giờ.

+ Xã hội không có sách vở, kiến thức sẽ chìm trong u tối với sự lạc hậu, những thông điệp tốt đẹp, truyền thống văn hóa không được lưu truyền từ đời nọ sang đời kia tạo nên bản sắc văn hóa riêng.

+ Sách còn giúp con người giải trí, thư giãn sau những giờ làm việc căng thẳng, mệt mỏi.

- Chứng minh:

Học sinh tự lấy dẫn chứng về tầm quan trọng của sách vở đối với đời sống con người.

- Phản biện:

Trong cuộc sống vẫn còn nhiều người chưa ý thức được tầm quan trọng của sách vở, chưa có ý thức đọc sách, trau dồi kiến thức để hoàn thiện bản thân mà chỉ lười biếng, dựa dẫm vào người khác… Những người này mãi sẽ không tiến bộ và đáng bị chỉ trích.

Kết bài: Khẳng định lại tầm quan trọng của việc đọc sách và rút ra bài học cho bản thân.

3,5 điểm

d. Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.

0,5 điểm

e. Sáng tạo: Diễn đạt sáng tạo, sinh động, giàu hình ảnh, có giọng điệu riêng.

0,5 điểm

Danh mục: Đề thi