ĐỀ 3
MA TRẬN ĐỀ THI HỌC KÌ I
TT | Kĩ năng | Nội dung | Mức độ nhận thức | Tổng % điểm | |||||||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Vận dụng cao | ||||||||
TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | ||||
1 | Đọc hiểu | Văn bản thông tin | 4 | 0 | 4 | 0 | 0 | 2 | 0 | 0 | 60 |
2 | Viết | Viết bài văn biểu cảm về con người, sự việc | 0 | 1* | 0 | 1* | 0 | 1* | 0 | 1* | 40 |
Tổng | 20 | 5 | 20 | 15 | 0 | 30 | 0 | 10 | 100% | ||
Tỉ lệ % | 25% | 35% | 30% | 10% | |||||||
Tỉ lệ chung | 60% | 40% |
BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ THI HỌC KÌ I
TT | Chương/ chủ đề | Nội dung/ đơn vị kiến thức | Mức độ đánh giá | Số câu hỏi theo mức độ nhận thức | |||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Vận dụng cao | ||||
1 | Đọc hiểu | Văn bản thông tin | Nhận biết: - Nhận biết được thể loại, đặc điểm của văn bản. - Nhận biết được thông tin cung cấp, không gian, thời gian trong văn bản. Thông hiểu: - Xác định được nghĩa của từ, sự mạch lạc, liên kết trong một đoạn văn. - Hiểu được mục đích, ý nghĩa, quy cách thực hiện của văn bản muốn gửi đến người đọc. - Chỉ ra và phân tích hiệu quả của phương tiện ngôn ngữ và phi ngôn ngữ. Vận dụng: - Thể hiện thái độ đồng tình/ không đồng tình/ đồng tình một phần với những vấn đề đặt ra trong văn bản. - Nêu được những trải nghiệm trong cuộc sống giúp bản thân hiểu thêm nội dung văn bản cung cấp. | 4TN | 4TN | 2TL | |
2 | Viết | Viết bài văn biểu cảm về con người,sự việc | Nhận biết: - Nhận biết được yêu cầu của đề về kiểu văn bản, về văn biểu cảm. Thông hiểu: - Viết đúng về nội dung, về hình thức (từ ngữ, diễn đạt, bố cục văn bản) Vận dụng: - Viết được bài văn biểu cảm về con người. Bố cục rõ ràng, mạch lạc; ngôn ngữ trong sáng, giản dị; thể hiện cảm xúc của bản thân về người đó. Vận dụng cao: Có sự sáng tạo về dùng từ, diễn đạt, lựa chọn từ ngữ, hình ảnh để bày tỏ tình cảm, cảm xúc về người đó. | 1TL* | |||
Tổng số câu | 4TN | 4TN | 2TL | 1TL | |||
Tỉ lệ (%) | 25% | 35% | 30% | 10% | |||
Tỉ lệ chung | 60% | 40% |
PHÒNG GD&ĐT HUYỆN …………………….. ĐỀ SỐ 3 | ĐỀ THI HỌC KÌ INăm học: 2022 – 2023 Môn: Ngữ văn – Lớp 7(Thời gian làm bài: 90 phút) |
Phần 1: Đọc hiểu (6 điểm)
Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:
LÒ CÒ Ô
a. Mục đích, ý nghĩa, yêu cầu:
- Góp phần rèn luyện khả năng ước lượng, di chuyển nhanh nhẹn, khéo léo, tính cẩn thận, tỉ mỉ... cho người chơi.
- Tạo không khí vui chơi sôi nổi, thư giãn, vui vẻ.
b. Số lượng, đội hình, địa điểm chơi:
- Số lượng người chơi từ 3-5 em, nếu đông chia thành nhiều nhóm.
- Địa điểm chơi là sân trường, sân nhà… sạch sẽ, bằng phẳng, thoáng mát.
c. Hướng dẫn cách chơi:
- Chuẩn bị chơi:
+ Dùng phấn vẽ các hình ô chơi theo ý thích (kiểu ô hình chữ nhật hoặc hình tròn và chữ nhật xen kẽ), 9-11 ô tùy theo độ tuổi và khả năng người chơi.
+ Làm “cái” trò chơi (miếng chàm) bằng một miếng nhựa đặc… nhỏ, dẹt hoặc các sợi dây điện nhỏ thắt lại với nhau vừa vặn tay cầm ném vào các ô chơi.
+ Vẽ đậm vạch đứng để đi “cái”, là vạch ngang ở một đầu ô chơi.
+ Các người chơi “oẳn tù tì” để xếp thứ tự chơi.
- Bắt đầu chơi:
Người chơi đứng vào vạch đi “cái” (ném “miếng cái” vào ô có hình vẽ hoa thị), “cái” của ai gần hoa thị nhất là được đi trước, có thể dùng gang tay hoặc đoạn que làm thước đo cho chính xác. Nếu có 2-3 “cái” cùng chạm “vòng tiêu điểm” thì phải tính cụ thể từ điểm tâm O để phân hơn thua, hoặc nếu không xác định được rõ ràng thì những người có “cái” như thế phải đi lại.
Sau khi phân định thứ tự xong, người chơi thực hiện các động tác chơi chủ yếu như sau:
Đối với kiểu ô chơi hình chữ nhật:
+ Đầu tiên, người chơi thảy “miếng cái” vào ô 1 sao cho “cái” không được chạm vào các vạch bốn bên là được, rồi nhảy lò cò lần lượt từ ô số 10 đến hết ô số 6 thì nghỉ bằng cả hai chân, rồi lại lò cò tiếp đến ô số 1 tìm cách lấy bàn chân đang lò cò nhảy lên đánh bạt “miếng cái” thẳng ra ngoài vạch đứng ném “cái”, xong rồi nhảy lò cò ra. Nếu không đẩy được miếng cái ra khỏi ô hoặc nhảy sang ô khác hoặc nằm trên vạch hoặc người chơi mất thăng bằng mà ngã (có tay hoặc chân đang chạm đất hoặc dẫm vạch) làm mất lượt chơi.
Đối với người chơi giỏi và có sức khỏe, đến ô số 1 vẫn lò cò nhưng dùng ngón chân cái và ngón chân trỏ kẹp “miếng cái” nhảy hất lên cao và dùng bàn tay đón bắt lấy nó. Đối với người chơi bé nhỏ hơn thì nhảy lò cò đến ô số 2 rồi tìm cách cúi xuống nhặt lấy “miếng cái”.
+ Thực hiện các động tác tương tự như trên với các ô số 2, 3, 4…đến 10 kể cả ô vòng bán nguyệt trên đầu ô số 5 và 6.
+ Đi hết ô số 10 thì được tậu ruộng: Muốn tậu ruộng, phải đứng ở chỗ có hoa thị mà không được giẫm vạch, quay lưng lại các ô, tay cầm “miếng cái” ném qua đầu để “miếng cái” rơi xuống ô nào mà không chạm các vạch trong ô thì được lấy ô đó làm ruộng, được đánh dấu X hoặc gạch vẽ gì tùy ý. Nếu ném cái cái ra ngoài các ô chơi thì mất lượt chơi lần ấy, nếu miếng cái chạm vạch thì vẫn được đi lại lần sau trong ván chơi.
Ruộng của ai thì người chơi ấy được nghỉ chân, khi lò cò qua đó. Nếu lần thứ hai được tậu ruộng, người chơi sẽ cố tình ném “miếng cái” sao cho vào được ô gần với ô ruộng cũ để mỗi khi lò cò qua đó chủ ruộng được nghỉ liên tiếp và lâu hơn. Còn ruộng của người khác, khi đi qua phải lò cò cắt qua mà không được ngã hoặc giẫm vạch, hoặc nếu muốn nghỉ ngơi thì phải xin phép chủ ruộng hoặc phải nộp cống chủ ruộng bằng một cái búng tai (sau nhiều lần xin nghỉ chủ ruộng sẽ tính rồi búng luôn một lần).
Đối với kiểu ô chơi có hình tròn xen kẽ:
+ Cách này với phù hợp với người chơi nhỏ tuổi, vì chỉ phải lò cò ở các ô tròn và được để hai chân ở ô hình chữ nhật. Đến ô số 8 và ô số 9 thì nhảy quay người lại, đổi chân đứng so với chân trước đó.
+ Khi tậu ruộng có thể đứng trên các ô số 8 và ô số 9 hoặc ở chỗ có hoa thị tùy theo thỏa thuận trước khi chơi.
d. Luật chơi:
- Nếu người chơi thảy “miếng cái” mà trúng vào vạch trong các ô hoặc đang đẩy “miếng cái” trúng vạch hoặc nhảy sang ô khác là mất lượt chơi.
- Khi đang nhặt “miếng cái” hoặc tìm cách đẩy “miếng cái” ra ngoài ở bất cứ ô nào người chơi đều phải trong tư thế lò cò, chân đứng chân co. Nếu thả chân đang co xuống đất, chống tay xuống đất, bò ra đất, mất thằng bằng ngã xuống đất hoặc chạm vạch… là mất lượt chơi.
- Nếu đang chơi mà “miếng cái” cán mức (nằm trên vạch vẽ các ô) thì mất lượt phải đợi đến lượt sau mới được đi tiếp. Khi đến lượt chơi tiếp được tiếp tục thảy “miếng cái” vào ô của lượt chơi trước bị hỏng (ví dụ đang thảy cái đến ô thứ hai mà cái cán mức thì khi đến lượt chơi mới lại được tiếp tục thảy cái vào ô số 2 để chơi tiếp).
(In trong 100 trò chơi dân gian cho thiếu nhi, NXB Kim Đồng, 2014)
Câu 1: Văn bản trên thuộc thể loại văn bản nào?
A. Văn bản biểu cảm
B. Văn bản thông tin
C. Văn bản nghị luận
D. Văn bản tự sự
Câu 2: Văn bản cung cấp về những thông tin cơ bản nào?
A. Mục đích, ý nghĩa, chuẩn bị, hướng dẫn cách chơi và luật chơi
B. Nguồn gốc, mục đích, hướng dẫn cách chơi và luật chơi
C. Chuẩn bị, hướng dẫn cách chơi và hình thức xử phạt
D. Mục đích, ý nghĩa, hướng dẫn cách chơi và hình thức xử phạt
Câu 3: Văn bản hướng dẫn mấy cách chơi trò lò cò ô cho người chơi?
A. 1 cách chơi
B. 2 cách chơi
C. 3 cách chơi
D. 4 cách chơi
Câu 4: Vì sao khi tổ chức trò chơi, chúng ta nên chọn những địa điểm sạch sẽ, bằng phẳng và thoáng mát?
A. Để dễ dàng vẽ được các ô, có không gian cho người chơi nhảy và tránh được các tai nạn khi tham gia
B. Giúp người chơi rèn luyện ý thức bảo vệ môi trường
C. Nhằm giới thiệu được trò chơi đến với mọi người
D. Giúp người chơi rèn luyện thân thể, giữ gìn vệ sinh sạch sẽ
Câu 5: Ý nào sau đây không thể hiện ý nghĩa của trò chơi lò cò ô?
A. Tạo ra không khí vui chơi, sôi nổi cho người chơi
B. Giúp người chơi có được khoảng thời gian thoải mái, thư giãn
C. Giúp người chơi có thêm nhiều mảnh ruộng sau cuộc chơi
D. Giúp người chơi rèn luyện được khả năng ước lượng di chuyển nhanh nhẹn, khéo léo và tính cẩn thận, tỉ mỉ
Câu 6: Những thông tin trong mục “Hướng dẫn cách chơi” được triển khai theo cách nào?
A. Theo mức độ quan trọng của thông tin
B. Theo trình tự không gian
C. Theo trình tự thời gian
D. Theo mối quan hệ nhân quả
Câu 7: Theo em, cụm từ “tậu ruộng” được sử dụng trong văn bản nghĩa là gì?
A. Dùng một khoản tiền lớn để mua được ruộng
B. Giành được nhiều sản phẩm từ mảnh ruộng
C. Giành được phần thưởng trong lượt chơi
D. Bán ruộng cũ, mua ruộng mới
Câu 8: Các từ ngữ được in đậm trong đoạn trích dưới đây có tác dụng như thế nào trong việc tạo nên sự mạch lạc cho đoạn văn?
“Đối với người chơi giỏi và có sức khỏe, đến ô số 1 vẫn lò cò nhưng dùng ngón chân cái và ngón chân trỏ kẹp “miếng cái” nhảy hất nó lên cao và dùng bàn tay đón bắt lấy nó. Đối với các người chơi bé nhỏ hơn thì nhảy lò cò đến ô số 2 rồi tìm cách cúi xuống nhặt lấy “miếng cái”.”
A. Các từ ngữ giúp miêu tả rõ nét hoạt động của người chơi lò cò ô
B. Các từ ngữ về chân và hoạt động của chân có tác dụng làm rõ cách chơi lò cò ô
C. Các từ ngữ cùng trường liên tưởng tạo nên sự liên kết (phép liên tưởng) giữa các câu văn
D. Các từ ngữ có sự lặp lại dùng để nhấn mạnh ý giữa các câu
Câu 9: Theo em, trò chơi dân gian ngày nay có còn quan trọng đối với trẻ em hay không? Vì sao?
Câu 10: Nêu một vài ưu điểm của trò chơi dân gian so với trò chơi có sử dụng các thiết bị công nghệ.
Phần 2: Viết (4 điểm)Công cha như núi Thái Sơn,
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
Một lòng thờ mẹ kính cha,
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.
Dựa vào nội dung bài ca dao trên, em hãy viết một bài văn trình bày cảm xúc của em về người mẹ kính yêu của mình.
HƯỚNG DẪN CHẤM
Phần 1: Đọc hiểu (6 điểm)Câu | Đáp án | Điểm |
Câu 1 | B. Văn bản thông tin | 0,5 điểm |
Câu 2 | A. Mục đích, ý nghĩa, chuẩn bị, hướng dẫn cách chơi và luật chơi | 0,5 điểm |
Câu 3 | B. 2 cách chơi | 0,5 điểm |
Câu 4 | A. Để dễ dàng vẽ được các ô, có không gian cho người chơi nhảy và tránh được các tai nạn khi tham gia | 0,5 điểm |
Câu 5 | C. Giúp người chơi có thêm nhiều mảnh ruộng sau cuộc chơi | 0,5 điểm |
Câu 6 | C. Theo trình tự thời gian | 0,5 điểm |
Câu 7 | C. Giành được phần thưởng trong lượt chơi | 0,5 điểm |
Câu 8 | C. Các từ ngữ cùng trường liên tưởng tạo nên sự liên kết (phép liên tưởng) giữa các câu văn | 0,5 điểm |
Câu 9 | - HS đưa ra câu trả lời có/không có tầm quan trọng của trò chơi dân gian, kèm lí giải phù hợp. | 1 điểm |
Câu 10 | - HS nêu được ít nhất 2 ưu điểm của trò chơi dân gian so với trò chơi có thể sử dụng các thiết bị công nghệ. + Trò chơi dân gian giúp rèn luyện thể chất, tăng tình đoàn kết, kỹ năng sống của trẻ em. + Các trò chơi phù hợp với nhiều đối tượng lứa tuổi từ trẻ con, trai gái đến những người trung niên hoặc người lớn tuổi. + Giữ gìn nét đẹp văn hóa truyền thống, vừa tạo sân chơi lành mạnh cho các em thoát khỏi những trò tiêu khiển hiện đại góp phần phát triển toàn diện trong công tác giáo dục… | 1 điểm |
Câu | Đáp án | Điểm |
a. Đảm bảo cấu trúc bài văn biểu cảm: mở bài, thân bài và kết bài. | 0,25 điểm 0,25 điểm 2,5 điểm 0,5 điểm 0,5 điểm | |
b. Xác định đúng yêu cầu của đề: biểu cảm về người mẹ kính yêu của mình. | ||
c. Triển khai vấn đề:HS triển khai các ý theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt cách bộc lộ cảm xúc thông qua câu ca dao Sau đây là một số gợi ý: - Giới thiệu được người mẹ mà em yêu quý nhất. - Tình cảm, ấn tượng của em về mẹ. - Giới thiệu một vài nét tiêu biểu về mẹ: mái tóc, giọng nói, nụ cười, ánh mắt. - Hoàn cảnh kinh tế gia đình... công việc làm của mẹ, tính tình, phẩm chất. - Tình cảm của mẹ đối với những người xung quanh. - Gợi lại những kỉ niệm của em với mẹ. - Nêu những suy nghĩ và mong muốn của em đối với mẹ. - Ấn tượng, cảm xúc của em đối với mẹ. - Liên hệ bản thân. | ||
d. Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt. | ||
e. Sáng tạo: Có sự sáng tạo về dùng từ, diễn đạt, lựa chọn từ ngữ, hình ảnh thơ giàu sắc thái biểu cảm. |