Đề thi cuối học kì 1 Ngữ Văn 7 Chân trời sáng tạo năm 2022 - 2023 có đáp án (Đề 2)


ĐỀ 2

MA TRẬN ĐỀ THI HỌC KÌ I

TT

Kĩ năng

Nội dung

Mức độ nhận thức

Tổng % điểm

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

1

Đọc hiểu

Tản văn, tùy bút

4

0

4

0

0

2

0

0

60

2

Viết

Viết bài văn biểu cảm về con người, sự việc

0

1*

0

1*

0

1*

0

1*

40

Tổng

20

5

20

15

0

30

0

10

100%

Tỉ lệ %

25%

35%

30%

10%

Tỉ lệ chung

60%

40%

BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ THI HỌC KÌ I

TT

Chương/ chủ đề

Nội dung/ đơn vị kiến thức

Mức độ đánh giá

Số câu hỏi theo mức độ nhận thức

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

1

Đọc hiểu

Tùy bút, tản văn

Nhận biết

- Nhận biết được các chi tiết tiêu biểu, đề tài, cảnh vật, con người, sự kiện được tái hiện trong tuỳ bút, tản văn.

- Nhận biết được cái tôi, sự kết hợp giữa chất tự sự, trữ tình, nghị luận, đặc trưng ngôn ngữ của tuỳ bút, tản văn.

- Xác định được số từ, phó từ, các thành phần chính và thành phần trạng ngữ trong câu (mở rộng bằng cụm từ).

Thông hiểu:

- Phân tích được nét riêng về cảnh vật, con người được tái hiện trong tùy bút, tản văn.

- Hiểu và lí giải được những trạng thái tình cảm, cảm xúc của người viết được thể hiện qua văn bản.

- Nêu được chủ đề, thông điệp mà văn bản muốn gửi đến người đọc.

- Giải thích được ý nghĩa, tác dụng của thành ngữ, tục ngữ; nghĩa của một số yếu tố Hán Việt thông dụng; nghĩa của từ trong ngữ cảnh; công dụng của dấu chấm lửng; chức năng của liên kết và mạch lạc trong văn bản.

Vận dụng:

- Nêu được những trải nghiệm trong cuộc sống giúp bản thân hiểu thêm về nhân vật, sự việc trong tuỳ bút, tản văn.

- Thể hiện được thái độ đồng tình hoặc không đồng tình với thái độ, tình cảm, thông điệp của tác giả trong tùy bút, tản văn.

4TN

4TN

2TL

2

Viết

Viết bài văn biểu cảm về con người,sự việc

Nhận biết:

- Nhận biết được yêu cầu của đề về kiểu văn bản, về văn biểu cảm.

Thông hiểu:

- Viết đúng về nội dung, về hình thức (từ ngữ, diễn đạt, bố cục văn bản)

Vận dụng:

- Viết được bài văn biểu cảm về con người. Bố cục rõ ràng, mạch lạc; ngôn ngữ trong sáng, giản dị; thể hiện cảm xúc của bản thân về người đó.

Vận dụng cao:

Có sự sáng tạo về dùng từ, diễn đạt, lựa chọn từ ngữ, hình ảnh để bày tỏ tình cảm, cảm xúc về người đó

1TL*

Tổng số câu

4TN

4TN

2TL

1TL

Tỉ lệ (%)

25%

35%

30%

10%

Tỉ lệ chung

60%

40%

PHÒNG GD&ĐT HUYỆN ……………………..

ĐỀ SỐ 2

ĐỀ THI HỌC KÌ I

Năm học: 2022 – 2023

Môn: Ngữ văn – Lớp 7(Thời gian làm bài: 90 phút)

Phần 1: Đọc hiểu (6 điểm)

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:

…Vào tháng Chạp, tháng Giêng, tức là vào cái cữ rét đài, rét lộc, không khí có lúc hanh hao, khô ráo làm cho má và môi người đẹp nẻ ra thành những vết chân chim bé nhỏ. Đến cái rét này thì khác hẳn: tự nó đã đẹp và nên thơ, nó lại còn làm cho má và môi của đàn bà con gái cũng nẻ, nhưng da không nét rạn mà chỉ ửng hồng lên như thể da một trái đào tơ mịn màng mơn mởn, làm cho chính Liễu Hạ Huệ có sống lại cũng phải bắt thèm…

Cỏ cây mây nước thấy người ta, trong tháng ấy, tự nhiên đẹp rực rỡ lên, đẹp não nùng, hình như hờn giận và cố ganh đua để cho xanh bằng người, thắm bằng người.

Từ tháng Giêng, cây cối bắt đầu nảy lộc nhưng đến tháng Hai lá non mới bắt đầu ló ra và hoa cũng bắt đầu hé mở nhụy thơm không còn ngậm ý, giấu tình như trước nữa. Đó là mùa “lá bàng tai trâu, sầu đâu chân chó”: trên các cành bàng, lá non hé mở và cuốn lại, chưa bung ra hết, y như thể tai trâu, còn cây sầu đâu thì vào khoảng này cũng trổ lá non nhưng nhúm lại với nhau thành một hình tròn trông giống hệt vệt chân con chó để lại trên mặt đất, sau một đêm mưa tuyết.

Cũng như người con gái dậy thì lớn lên và đẹp không ai biết, chỉ vào khoảng cuối tháng Hai, đầu tháng Ba thì lá bàng, lá sầu đâu nở bung ra. Nhìn lên, lá non xanh màu cốm giót dún dẩy đu đưa một cách đa tình, làm cho người đa cảm tưởng tượng như cây cối giơ những khăn tay bé nhỏ xanh xanh, vàng vàng ra chào mừng, vẫy gọi…Đến cuối tháng Ba, lá bàng sum sê che kín cả đường đi học. Dọc theo con sông Đào chạy sang ngang cách thôn xóm ở Vụ Bản, Hải Hậu,…những cây bàng đứng soi bóng xuống sông Đào chạy dài tít tắp hàng chục cây số trông như thể một cái tàn bất tuyệt, khổng lồ. Đứng ở dưới nhìn lên, mình cảm thấy đứng ở trong một cái hang kết bằng lá non và không thể không nhớ lại lúc nhỏ còn đi học, sân nhà trường chi chít gốc bàng…

(Trích Tháng ba, rét nàng Bân – Thương nhớ mười hai – Vũ Bằng,

nguồn: https://vnthuquan.net/truyen)

Câu 1: Cho biết đoạn trích trên thuộc thể loại văn bản nào?

A. Tùy bút

B. Hồi kí

C. Truyện ngắn

D. Tản văn

Câu 2: Đoạn trích bày tỏ cảm nhận của người viết về điều gì?

A. Rét tháng Ba – rét nàng Bân

B. Vẻ đẹp của cỏ cây, hoa lá tháng Giêng

C. Vẻ đẹp của cây bàng vào mùa xuân

D. Vẻ đẹp của cảnh sắc thiên nhiên, con người trong cái rét nàng Bân tháng Ba, đặc biệt là lá non của cây sầu đâu, cây bàng

Câu 3: Rét nàng Bân vào tháng nào trong năm?

A. Tháng Giêng

B. Tháng Hai

C. Tháng Ba

D. Tháng Tư

Câu 4: Rét tháng Giêng còn được tác giả gọi bằng một cái tên khác là gì?

A. Rét đài, rét lộc

B. Rét nàng Bân

C. Rét cóng

D. Rét cắt da cắt thịt

Câu 5: Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong câu văn “Nhìn lên, lá non xanh màu cốm giót dún dẩy đu đưa một cách đa tình, làm cho người đa cảm tưởng tượng như cây cối giơ những khăn tay bé nhỏ xanh xanh, vàng vàng ra chào mừng, vẫy gọi…”?

A. So sánh

B. Nhân hóa

C. Điệp ngữ

D. So sánh, nhân hóa

Câu 6: Câu văn sau miêu tả lá gì khi tháng Ba về?

“…trổ lá non nhưng nhúm lại với nhau thành một hình tròn trông giống hệt vệt chân con chó để lại trên mặt đất, sau một đêm mưa tuyết”

A. Lá bàng

B. Lá sầu đâu

C. Lá mận

D. Lá đào

Câu 7: Công dụng của dấu chấm lửng trong câu văn “Dọc theo con sông Đào chạy ngang cách thôn xóm ở Vụ Bản, Hải Hậu,…những cây bàng đứng soi bóng xuống sông Đào chạy dài tít tắp hàng chục cây số trông như thể một cái tàn bất tuyệt khổng lồ.” là gì?

A. Tỏ ý còn nhiều sự vật, hiện tượng tương tự chưa liệt kê hết

B. Thể hiện chỗ lời nói bỏ dở hay ngập ngừng, ngắt quãng

C. Làm giãn nhịp điệu câu văn, chuẩn bị cho sự xuất hiện của một từ ngữ biểu thị nội dung bất ngờ hay hài hước, châm biếm

D. Gợi sự lắng đọng của cảm xúc không thể nói thành lời

Câu 8: Tác dụng của biện pháp nhân hóa trong câu văn “Cỏ cây mây nước thấy người ta, trong tháng ấy, tự nhiên đẹp rực rỡ lên, đẹp não nùng, hình như hờn giận và cố ganh đua để cho xanh bằng người, thắm bằng người.” là gì?

A. Làm cho câu văn thêm sinh động, giàu sức gợi

B. Thổi hồn vào cỏ cây mây nước khiến chúng có linh hồn, cảm xúc như con người muốn bừng lên sức sống

C. Gợi cảm xúc yêu mến cảnh sắc mùa xuân

D. Tất cả đáp án trên

Câu 9: Qua dòng cảm nhận của tác giả về tháng Ba – rét nàng Bân, em hiểu được gì về tài năng và tâm hồn tác giả?

Câu 10: Em hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 8 – 10 dòng) ghi lại cảm xúc của em sau khi đọc đoạn trích trên.

Phần 2: Viết (4 điểm)

Em hãy viết bài văn cảm nghĩ về mái trường của em.

HƯỚNG DẪN CHẤM

Phần 1: Đọc hiểu (6 điểm)
CâuĐáp án

Điểm

Câu 1

A. Tùy bút

0,5 điểm

Câu 2

D. Vẻ đẹp của cảnh sắc thiên nhiên, con người trong cái rét nàng Bân tháng Ba, đặc biệt là lá non của cây sầu đâu, cây bàng

0,5 điểm

Câu 3

C. Tháng ba

0,5 điểm

Câu 4

A. Rét đài, rét lộc

0,5 điểm

Câu 5

A. So sánh

0,5 điểm

Câu 6

B. Lá sầu đâu

0,5 điểm

Câu 7

A. Tỏ ý còn nhiều sự vật, hiện tượng tương tự chưa liệt kê hết

0,5 điểm

Câu 8

D. Tất cả đáp án trên

0,5 điểm

Câu 9

- HS nêu hiểu biết bản thân về tài năng và tâm hồn của tác giả.

Thưởng thức những “thời trân” tinh túy nhất của miền Bắc qua một áng văn nên thơ mà mỗi câu, mỗi chữ chất chứa bao tình cảm nhớ thương rất đỗi thiết tha của tác giả khiến cho bất cứ ai đọc cũng vừa ngất ngây trong tình yêu quê hương qua cái rét quen thuộc,…

1 điểm

Câu 10

HS ghi lại cảm xúc sau khi đọc đoạn trích.

- Đảm bảo yêu cầu hình thức: đoạn văn (khoảng 8 – 10 dòng)

- Đảm bảo yêu cầu nội dung

1 điểm

Phần 2: Viết (4 điểm)
CâuĐáp án

Điểm

a. Đảm bảo cấu trúc bài văn biểu cảm: mở bài, thân bài và kết bài.

0,25 điểm

0,25 điểm

2,5 điểm

0,5 điểm

0,5 điểm

b. Xác định đúng yêu cầu của đề: cảm nghĩ cá nhân đối với mái trường của em.

c. Triển khai vấn đề:

HS triển khai các ý theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt cách bộc lộ cảm xúc thông qua vẻ đẹp của ngôi trường, tình cảm gắn bó của em với thầy cô, bạn bè, trường lớp…

Sau đây là một số gợi ý:

- Bộc lộ cảm xúc chung với mái trường của em.

- Cảm nghĩ của em qua vài nét ấn tượng về vẻ đẹp của ngôi trường: Hàng phượng vĩ xanh tốt; Những dãy phòng học…

- Cảm nghĩ về những kỉ niệm sâu sắc với ngôi trường.

+ Ngày đầu tiên tới trường (bỡ ngỡ, rụt rè…)

+ Kỉ niệm với bạn bè (chia nhau cái bánh, cái kẹo, giúp đỡ nhau học tập, gắn bó như anh em…)

+ Kỉ niệm với thầy cô: dạy dỗ em nên người, hình thành nhân cách, quan tâm tới học sinh, truyền đạt những kiến thức bổ ích…

- Khẳng định tình cảm, cảm xúc của em dành cho mái trường.

d. Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.

e. Sáng tạo: Bố cục mạch lạc, cách diễn đạt độc đáo, sáng tạo.

Danh mục: Đề thi