Đề thi cuối học kì 1 Ngữ Văn 7 Chân trời sáng tạo năm 2022 - 2023 có đáp án (Đề 6)


ĐỀ 6

MA TRẬN ĐỀ THI HỌC KÌ I

TT

Kĩ năng

Nội dung

Mức độ nhận thức

Tổng % điểm

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

1

Đọc hiểu

Văn bản nghị luận

5

0

3

0

0

2

0

0

60

2

Viết

Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ

0

1*

0

1*

0

1*

0

1*

40

Tổng

25

5

15

15

0

30

0

10

100%

Tỉ lệ %

30%

30%

30%

10%

Tỉ lệ chung

60%

40%

BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ THI HỌC KÌ I

TT

Chương/ chủ đề

Nội dung/ đơn vị kiến thức

Mức độ đánh giá

Số câu hỏi theo mức độ nhận thức

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

1

Đọc hiểu

Văn bản nghị luận

Nhận biết:

- Nhận biết được các ý kiến, lí lẽ, bằng chứng trong văn bản nghị luận.

- Nhận biết được đặc điểm của văn bản nghị luận về một vấn đề đời sống và nghị luận phân tích một tác phẩm văn học.

Thông hiểu:

- Xác định được mục đích, nội dung chính của văn bản.

- Chỉ ra được mối liên hệ giữa ý kiến, lí lẽ và bằng chứng.

- Giải thích được ý nghĩa, tác dụng nghĩa của từ trong ngữ cảnh; các biện pháp tu từ như: ẩn dụ, so sánh, liệt kê, nói quá, nói giảm nói tránh...;

Vận dụng:

- Thể hiện được thái độ của bản thân về vấn đề đặt ra trong văn bản.

- Rút ra những bài học cho bản thân từ nội dung văn bản.

5TN

3TN

2TL

2

Viết

Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ

Nhận biết:

- Xác định được kiểu viết đoạn văn biểu cảm.

- Xác định được bố cục đoạn văn, vấn đề cần biểu cảm.

Thông hiểu:

- Giới thiệu được tác giả, bài thơ/ đoạn thơ.

- Nêu được ấn tượng chung, cảm xúc về bài thơ/ đoạn thơ đó.

- Trình bày, diễn tả được cảm xúc về nội dung và nghệ thuật của bài thơ.

Vận dụng:

- Vận dụng những kĩ năng kiến thức của bản thân về những trải nghiệm xảy ra trong cuộc sống để viết được đoạn văn biểu cảm hoàn chỉnh đáp ứng yêu cầu của đề.

Vận dụng cao:

- Có lối viết sáng tạo, hấp dẫn lôi cuốn;

- Lời văn sinh động, giàu cảm xúc, có giọng điệu riêng.

1TL*

Tổng số câu

5TN

3TN

2TL

1TL

Tỉ lệ (%)

30%

30%

30%

10%

Tỉ lệ chung

60%

40%

PHÒNG GD&ĐT HUYỆN ……………………..

ĐỀ SỐ 6

ĐỀ THI HỌC KÌ I

Năm học: 2022 – 2023

Môn: Ngữ văn – Lớp 7(Thời gian làm bài: 90 phút)

Phần 1: Đọc hiểu (6 điểm)

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:

THỜI GIAN LÀ VÀNG

Ngạn ngữ có câu: Thời gian là vàng. Nhưng vàng thì mua được mà thời gian không mua được. Thế mới biết vàng có giá mà thời gian là vô giá.

Thật vậy, thời gian là sự sống. Bạn vào bệnh viện mà xem, người bệnh nặng, nếu kịp thời chạy chữa thì sống, để chậm là chết.

Thời gian là thắng lợi. Bạn hỏi các anh bộ đội mà xem, trong chiến đấu, biết nắm thời cơ, đánh địch đúng lúc là thắng lợi, để mất thời cơ là thất bại.

Thời gian là tiền. Trong kinh doanh, sản xuất hàng hóa đúng lúc là lãi, không đúng lúc là lỗ.

Thời gian là tri thức. Phải thường xuyên học tập thì mới giỏi. Học ngoại ngữ mà bữa đực, bữa cái, thiếu kiên trì, thì học mấy cũng không giỏi được.

Thế mới biết, nếu biết tận dụng thời gian thì làm được bao nhiêu điều cho bản thân và cho xã hội. Bỏ phí thời gian thì có hại và về sau hối tiếc cũng không kịp.

(Phương Liên - Ngữ văn 9, Tập hai, NXB Giáo dục)

Câu 1: Văn bản trên sử dụng phương thức biểu đạt chính nào?

A. Thuyết minh

B. Nghị luận

C. Tự sự

D. Biểu cảm

Câu 2: Văn bản trên đề cập đến vấn đề gì trong cuộc sống?

A. Đề cập đến giá trị của sự sống

B. Đề cập đến giá trị của sức khỏe

C. Đề cập đến giá trị của thời gian

D. Đề cập đến giá trị của tri thức

Câu 3: Theo tác giả, thời gian có những giá trị nào?

A. Thời gian là vàng, sự sống, thắng lợi, tiền và tri thức

B. Thời gian là vàng, chiến đấu, tiền và bản thân

C. Thời gian là vàng, sự sống, hi sinh, lợi nhuận và tri thức

D. Thời gian là tất cả những thứ tồn tại trên thế giới

Câu 4: Nếu biết tận dụng thời gian thì chúng ta làm được nhiều điều cho ai?

A. Cho chính bản thân

B. Cho xã hội

C. Cho bản thân và xã hội

D. Cho bản thân và gia đình

Câu 5: Câu văn “Phải thường xuyên học tập thì mới giỏi.” trong đoạn văn: “Thời gian là tri thức. Phải thường xuyên học tập thì mới giỏi. Học ngoại ngữ mà bữa đực, bữa cái, thiếu kiên trì, thì học mấy cũng không giỏi được.” là câu mang luận điểm?

A. Đúng

B. Sai

Câu 6: Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong câu văn “Thời gian là sự sống”?

A. So sánh

B. Nhân hóa

C. Ẩn dụ

D. Hoán dụ

Câu 7: Từ “tri thức” được sử dụng trong văn bản được hiểu như thế nào?

A. Tri thức bao gồm những kiến thức, thông tin, sự hiểu biết, hay kĩ năng có được nhờ trải nghiệm, thông qua giáo dục hay tự học hỏi

B. Tri thức bao gồm những thông tin, sự hiểu biết, hay kĩ năng có được nhờ trải nghiệm thông qua giáo dục hay tự học hỏi

C. Tri thức là những kĩ năng có được nhờ trải nghiệm, thông qua học hỏi từ sách vở hoặc trong cuộc sống

D. Tri thức là những kiến thức, thông tin, sự hiểu biết có được nhờ trải nghiệm, thông qua giáo dục hay tự học hỏi

Câu 8: Tác dụng của biện pháp tu từ điệp ngữ “thời gian” trong văn bản trên là gì?

A. Nhấn mạnh giá trị quý báu của thời gian đối với con người

B. Nói lên giá trị quý báu của thời gian đối với con người

C. Nhấn mạnh giá trị quý báu của thời gian

D. Nói lên giá trị quý báu của thời gian đối với con người và sự vật

Câu 9: Tại sao tác giả lại cho rằng: Thời gian là vàng. Nhưng vàng thì mua được mà thời gian không mua được?

Câu 10: Viết một đoạn văn ngắn (khoảng 8 – 10 dòng) trình bày suy nghĩ của em về câu văn: Bỏ phí thời gian thì có hại và về sau hối tiếc cũng không kịp.

Phần 2: Viết (4 điểm)

Em hãy viết đoạn văn ghi lại cảm xúc của em về bài thơ “Sang thu” của Hữu Thỉnh.

HƯỚNG DẪN CHẤM

Phần 1: Đọc hiểu (6 điểm)
CâuĐáp án

Điểm

Câu 1

B. Nghị luận

0,5 điểm

Câu 2

C. Đề cập đến giá trị của thời gian

0,5 điểm

Câu 3

A. Thời gian là vàng, sự sống, thắng lợi, tiền và tri thức

0,5 điểm

Câu 4

C. Cho bản thân và xã hội

0,5 điểm

Câu 5

B. Sai

0,5 điểm

Câu 6

A. So sánh

0,5 điểm

Câu 7

A. Tri thức bao gồm những kiến thức, thông tin, sự hiểu biết, hay kĩ năng có được nhờ trải nghiệm, thông qua giáo dục hay tự học hỏi.

0,5 điểm

Câu 8

A. Nhấn mạnh giá trị quý báu của thời gian đối với con người.

0,5 điểm

Câu 9

- HS có thể lí giải:

+ Thời gian là vàng vì thời gian quý như vàng.

+ Vàng mua được: vàng là thứ vật chất hữu hình, dù có đẹp, có giá trị đến đâu vẫn có thể trao đổi, mua bán được.

+ Thời gian không mua được: thời gian là thứ vô hình không thể nắm bắt, đã đi là không trở lại.

1 điểm

Câu 10

- HS trình bày suy nghĩ về câu nói:

+ Về hình thức: Đảm bảo đúng cấu trúc đoạn văn nghị luận.

+ Về nội dung: Thế mới biết vàng có giá mà thời gian là vô giá

* Giải thích: Thời gian quý giá như vàng, nhưng vàng thì có thể mua được, còn thời gian thì không mua được nên thời gian là vô giá.

* Bàn luận: Khẳng định ý kiến trên hoàn toàn đúng.

• Thời gian trôi qua rất nhanh và không bao giờ trở lại.

• Thời gian không thể mua được hay không thể đánh đổi bằng bất cứ một vật có giá trị nào, cho dù đó là vàng.

• Phê phán những kẻ không biết quý trọng thời gian, sử dụng thời gian vào những việc làm vô bổ.

* Rút ra bài học: Nhận thức được giá trị của thời gian, từ đó có ý thức tận dụng thời gian, sắp xếp thời gian hợp lí để thực hiện những việc có ích.

1 điểm

Phần 2: Viết (4 điểm)
CâuĐáp án

Điểm

a. Đảm bảo cấu trúc đoạn văn: mở đoạn, thân đoạn và kết đoạn.

0,25 điểm

0,25 điểm

2,5 điểm

0,5 điểm

0,5 điểm

b. Xác định đúng yêu cầu của đề: ghi lại cảm xúc của em sau khi đọc bài thơ “Sang thu” của Hữu Thỉnh.

c. Triển khai vấn đề:

HS triển khai sự việc theo trình tự hợp lí, cần vận dụng tốt phương thức biểu đạt biểu cảm.

- Câu chủ đề: giới thiệu nhan đề, tác giả và cảm xúc chung về bài thơ bằng một câu.

- Cảm nhận qua từng khổ thơ:

+ Khổ thơ 1: Những cảm nhận tinh tế bất ngờ: Không có lá rụng của thơ xưa, không có màu vàng như trong “Thơ mới”, tác giả cảm nhận mùa thu rất riêng, rất mới, bằng sự rung động tinh tế.

+ Khổ thơ 2: Từ cảm nhận của các giác quan, cảm xúc của tác giả về mùa thu dần hòa vào cảnh vật chung quanh.

+ Khổ thơ 3: Cảm nhận về thời điểm giao mùa dần đi vào lí trí.

- Trình bày cảm xúc của bản thân về nội dung và nghệ thuật của bài thơ:

+ Nghệ thuật: Bài thơ hấp dẫn bởi những từ ngữ gợi cảm, gợi nhiều về cảnh về tình. Nhân hóa làm cho cảnh vật có hồn, gần gũi với cuộc sống.

+ Nội dung: tình yêu thiên nhiên, quê hương, đất nước.

- Khằng định giá trị nghệ thuật và nội dung bài thơ.

- Nêu cảm xúc khái quát.

d. Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.

e. Sáng tạo: Bố cục mạch lạc, cách diễn đạt độc đáo, sáng tạo.

Danh mục: Đề thi