Đề thi cuối học kì 1 Ngữ Văn 7 Chân trời sáng tạo năm 2022 - 2023 có đáp án (Đề 7)


ĐỀ 7

MA TRẬN ĐỀ THI HỌC KÌ I

TT

Kĩ năng

Nội dung

Mức độ nhận thức

Tổng % điểm

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

1

Đọc hiểu

Thơ bốn chữ, năm chữ

3

0

5

0

0

2

0

0

60

2

Viết

Viết bài văn phân tích đặc điểm nhân vật trong một tác phẩm văn học

0

1*

0

1*

0

1*

0

1*

40

Tổng

15

5

25

15

0

30

0

10

100%

Tỉ lệ %

20%

40%

30%

10%

Tỉ lệ chung

60%

40%

BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ THI HỌC KÌ I

TT

Chương/ chủ đề

Nội dung/ đơn vị kiến thức

Mức độ đánh giá

Số câu hỏi theo mức độ nhận thức

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

1

Đọc hiểu

Thơ bốn chữ, năm chữ

Nhận biết:

- Nhận biết được từ ngữ, thể thơ, các biện pháp tu từ trong bài thơ.

- Nhận diện được bố cục, những hình ảnh tiêu biểu, các yếu tố tự sự và miêu tả được sử dụng trong bài thơ.

Thông hiểu:

- Hiểu và lí giải được tình cảm, cảm xúc của nhân vật trữ tình được thể hiện qua ngôn ngữ văn bản.

- Rút ra được chủ đề, thông điệp mà văn bản muốn gửi đến người đọc.

- Phân tích được giá trị biểu đạt của từ ngữ, hình ảnh, vần, nhịp, biện pháp tu từ.

Vận dụng:

- Trình bày được những cảm nhận sâu sắc và rút ra được bài học ứng xử cho bản thân.

- Đánh giá được nét độc đáo của bài thơ thể hiện qua cách nhìn riêng về thiên nhiên, con người; qua cách sử dụng từ ngữ, hình ảnh, giọng điệu.

3TN

5TN

2TL

2

Viết

Viết bài văn phân tích đặc điểm nhân vật trong một tác phẩm văn học

Nhận biết:

- Nhận biết được yêu cầu của đề về kiểu văn phân tích nhân vật trong một tác phẩm văn học.

Thông hiểu:

- Viết đúng về kiểu bài, về nội dung, hình thức.

Vận dụng:

- Viết được bài văn phân tích nhân vật trong một tác phẩm văn học. Bố cục rõ ràng, mạch lạc, ngôn ngữ trong sáng, làm sáng tỏ nhân vật phân tích.

Vận dụng cao:

- Viết được bài phân tích đặc điểm nhân vật trong một tác phẩm văn học. Bài viết có đủ những thông tin về tác giả, tác phẩm, vị trí của nhân vật trong tác phẩm; phân tích được các đặc điểm của nhân vật dựa trên những chi tiết về lời kể, ngôn ngữ, hành động của nhân vật.

1TL*

Tổng số câu

3TN

5TN

2TL

1TL

Tỉ lệ (%)

20%

40%

30%

10%

Tỉ lệ chung

60%

40%

PHÒNG GD&ĐT HUYỆN ……………………..

ĐỀ SỐ 7

ĐỀ THI HỌC KÌ I

Năm học: 2022 – 2023

Môn: Ngữ văn – Lớp 7(Thời gian làm bài: 90 phút)

Phần 1: Đọc hiểu (6 điểm)

Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi:

…Anh đội viên thức dậy

Thấy trời khuya lắm rồi

Mà sao Bác vẫn ngồi

Đêm nay Bác không ngủ.

Lặng yên bên bếp lửa

Vẻ mặt Bác trầm ngâm

Ngoài trời mưa lâm thâm

Mái lều tranh xơ xác.

Anh đội viên nhìn Bác

Càng nhìn lại càng thương

Người Cha mái tóc bạc

Đốt lửa cho anh nằm…

(Trích Đêm nay Bác không ngủ, Minh Huệ)

Câu 1: Đoạn thơ trên được viết theo thể thơ nào?

A. Thơ tự do

B. Thơ bốn chữ

C. Thơ năm chữ

D. Thơ sáu chữ

Câu 2: Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn thơ trên là gì?

A. Miêu tả

B. Tự sự

C. Biểu cảm

D. Nghị luận

Câu 3: Nhân vật trung tâm trong đoạn thơ trên là ai?

A. Anh đội viên

B. Đoàn dân công

C. Anh đội viên và Bác Hồ

D. Bác Hồ

Câu 4: Trong khổ thơ sau có bao nhiêu phó từ:

Anh đội viên thức dậy

Thấy trời khuya lắm rồi

Mà sao Bác vẫn ngồi

Đêm nay Bác không ngủ

A. Hai phó từ

B. Ba phó từ

C. Bốn phó từ

D. Năm phó từ

Câu 5: Anh đội viên có tâm trạng như thế nào khi thấy Bác không ngủ?

A. Ngạc nhiên, lo sợ

B. Ngạc nhiên, ái ngại

C. Ngạc nhiên, thương cảm

D. Hoảng hốt, bối rối

Câu 6: Nghĩa của từ “trầm ngâm” trong câu thơ “Vẻ mặt Bác trầm ngâm” được hiểu như thế nào?

A. Ngồi lặng yên, suy nghĩ

B. Ngồi im, buồn rầu

C. Ngồi lặng yên, không cử động

D. Dáng vẻ đang suy nghĩ, nghiền ngẫm điều gì

Câu 7: Nội dung chính của đoạn thơ trên là gì?

A. Tâm trạng của anh đội viên trong lần đầu thức giấc

B. Tình cảm của Bác dành cho đất nước, dân tộc

C. Hình ảnh của Bác và tâm trạng của anh đội viên trong lần đầu thức giấc

D. Tình cảm của anh đội viên dành cho Bác

Câu 8: Hình ảnh “Người Cha” trong câu thơ “Người Cha mái tóc bạc” được hiểu như thế nào ?

A. Là Bác Hồ, Bác được ví như người cha yêu thương chăm sóc che chở cho các anh đội viên

B. Là người trực tiếp cung cấp tinh trùng trong quá trình thụ tinh nhằm tạo ra một cơ thể mới qua quá trình mang thai và sinh nở của người mẹ

C. Là người đàn ông có con, trong quan hệ với con

D. Là người đàn ông đã lớn tuổi

Câu 9: Em có suy nghĩ gì về hình ảnh của Bác trong đoạn thơ trên?

Câu 10: Qua đoạn thơ trên, là một học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường, em sẽ làm gì để thể hiện lòng kính yêu đối với Bác?

Phần 2: Viết (4 điểm)

Dựa vào nội dung văn bản “Em bé thông minh” mà em đã được học ở lớp 6 và văn bản “Em bé thông minh – nhân vật kết tinh trí tuệ dân gian”, hãy viết bài văn phân tích đặc điểm của nhân vật em bé.

HƯỚNG DẪN CHẤM

Phần 1: Đọc hiểu (6 điểm)
CâuĐáp án

Điểm

Câu 1

C. Thơ năm chữ

0,5 điểm

Câu 2

C. Biểu cảm

0,5 điểm

Câu 3

D. Bác Hồ

0,5 điểm

Câu 4

B. Ba phó từ

0,5 điểm

Câu 5

C. Ngạc nhiên, thương cảm

0,5 điểm

Câu 6

D. Dáng vẻ đang suy nghĩ, nghiền ngẫm điều gì

0,5 điểm

Câu 7

C. Hình ảnh của Bác và tâm trạng của anh đội viên trong lần đầu thức giấc

0,5 điểm

Câu 8

A. Là Bác Hồ, Bác được ví như người cha yêu thương chăm sóc che chở cho các anh đội viên

0,5 điểm

Câu 9

HS đưa ra được ý kiến cá nhân về hình ảnh của Bác qua nội dung của đoạn thơ, có thể như sau:

- Bác là một người luôn quan tâm, lo lắng cho dân, cho nước.

- Tấm lòng yêu thương rộng lớn của Bác Hồ với đồng bào, chiến sĩ và thể hiện tình cảm kính yêu, khâm phục của bộ đội, nhân dân đối với Bác Hồ.

1 điểm

Câu 10

HS nêu những việc làm cụ thể của bản thân để thể hiện lòng kính yêu đối với Bác: (Nêu tối thiểu 2 việc làm)

- Cố gắng học tập, tu dưỡng đạo đức để trở thành người có ích.

- Thực hiện theo 5 điều Bác Hồ dạy.

- Sống đoàn kết, yêu thương, chia sẻ, giúp đỡ những người gặp khó khăn, hoạn nạn...

- Yêu quê hương, đất nước, dân tộc...

1 điểm

Phần 2: Viết (4 điểm)
CâuĐáp án

Điểm

a. Đảm bảo cấu trúc bài văn phân tích: mở bài, thân bài và kết bài.

0,25 điểm

0,25 điểm

2,5 điểm

0,5 điểm

0,5 điểm

b. Xác định đúng yêu cầu của đề: phân tích đặc điểm của nhân vật em bé trong văn bản “Em bé thông minh”.

c. Triển khai vấn đề:

HS triển khai sự việc theo trình tự hợp lí, vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng.

- Giới thiệu về thể loại truyện cổ tích (khái niệm, các kiểu nhân vật, đặc trưng về nghệ thuật, ý nghĩa…)

- Giới thiệu về truyện cổ tích “Em bé thông minh” (thuộc kiểu nhân vật nào, tóm tắt, khái quát giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật…)

- Sự nhanh nhẹn và tài trí của em ở lần giải câu hỏi của viên quan: Trong khi người cha lúng túng không biết trả lời thì em bé đã nhanh chóng đáp trả bằng cách hỏi ngược lại viên quan “ngựa của ông đi một ngày được mấy bước?”

- Sự tài trí trong những lần thử thách của vua: Em bé vốn đã hiểu được thử thách của nhà vua, nên khi đến gặp nhà vua em đã đặt lại cho nhà vua một tình huống ngược lại, mong cha sinh cho mình thêm một em bé.

- Tài trí thông minh từ kinh nghiệm dân gian đã giúp em giải đố giúp vua: Chỉ bằng một câu hát rất ngắn gọn mà em đã giải được câu đố của quan sứ, em đã giải câu đố bằng chính những kinh nghiệm thực tiễn và trí khôn của dân gian.

- Ý nghĩa nhân vật cậu bé thông minh: Em bé thông minh là đại diện cho trí khôn của dân gian, một em bé nông thôn lại được nhà vua trọng dụng và phong làm trạng nguyên.

d. Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.

e. Sáng tạo: Có sự sáng tạo về dùng từ, diễn đạt mạch lạc.

Danh mục: Đề thi