Đề thi cuối học kì 1 Ngữ Văn 7 Chân trời sáng tạo năm 2022 - 2023 có đáp án (Đề 8)


ĐỀ 8

MA TRẬN ĐỀ THI HỌC KÌ I

TT

Kĩ năng

Nội dung

Mức độ nhận thức

Tổng % điểm

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

1

Đọc hiểu

Truyện ngụ ngôn

3

0

5

0

0

2

0

0

60

2

Viết

Viết bài văn biểu cảm về con người, sự việc

0

1*

0

1*

0

1*

0

1*

40

Tổng

15

5

25

15

0

30

0

10

100%

Tỉ lệ %

20%

40%

30%

10%

Tỉ lệ chung

60%

40%

BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ THI HỌC KÌ I

TT

Chương/ chủ đề

Nội dung/ đơn vị kiến thức

Mức độ đánh giá

Số câu hỏi theo mức độ nhận thức

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

1

Đọc hiểu

Truyện ngụ ngôn

Nhận biết:

- Nhận biết được đề tài, chi tiết tiêu biểu của văn bản.

- Nhận biết được ngôi kể, đặc điểm của lời kể trong truyện.

- Nhận diện được nhân vật, tình huống, cốt truyện, không gian, thời gian trong truyện ngụ ngôn.

Thông hiểu:

- Xác định được số từ, phó từ, các thành phần chính và thành phần trạng ngữ trong câu (mở rộng bằng cụm từ).

- Tóm tắt được cốt truyện.

- Nêu được chủ đề, thông điệp mà văn bản muốn gửi đến người đọc.

- Phân tích, lí giải được ý nghĩa, tác dụng của các chi tiết tiêu biểu.

- Trình bày được tính cách nhân vật thể hiện qua cử chỉ, hành động, lời thoại; qua lời của người kể chuyện.

- Giải thích được ý nghĩa, tác dụng của thành ngữ, tục ngữ; nghĩa của một số yếu tố Hán Việt thông dụng; nghĩa của từ trong ngữ cảnh; công dụng của dấu chấm lửng; biện pháp tu từ nói quá, nói giảm nói tránh; chức năng của liên kết và mạch lạc trong văn bản.

Vận dụng:

- Rút ra được bài học cho bản thân từ nội dung, ý nghĩa của câu chuyện trong tác phẩm.

- Thể hiện được thái độ đồng tình/ không đồng tình/ đồng tình một phần với bài học được thể hiện qua tác phẩm.

3TN

5TN

2TL

2

Viết

Viết bài văn biểu cảm về con người, sự việc

Nhận biết:

- Nhận biết được yêu cầu của đề về kiểu văn bản, về văn biểu cảm.

Thông hiểu:

- Viết đúng về nội dung, về hình thức (từ ngữ, diễn đạt, bố cục văn bản)

Vận dụng:

- Viết được bài văn biểu cảm về con người. Bố cục rõ ràng, mạch lạc; ngôn ngữ trong sáng, giản dị; thể hiện cảm xúc của bản thân về người đó.

Vận dụng cao:

Có sự sáng tạo về dùng từ, diễn đạt, lựa chọn từ ngữ, hình ảnh để bày tỏ tình cảm, cảm xúc về người đó.

1TL*

Tổng số câu

3TN

5TN

2TL

1TL

Tỉ lệ (%)

20%

40%

30%

10%

Tỉ lệ chung

60%

40%

PHÒNG GD&ĐT HUYỆN ……………………..

ĐỀ SỐ 8

ĐỀ THI HỌC KÌ I

Năm học: 2022 – 2023

Môn: Ngữ văn – Lớp 7(Thời gian làm bài: 90 phút)

Phần 1: Đọc hiểu (6 điểm)

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:

ĐẼO CÀY GIỮA ĐƯỜNG

Xưa có một người thợ mộc dốc hết vốn trong nhà ra mua gỗ để làm cái nghề đẽo cày mà bán. Cửa hàng anh ta mở ngay bên đường, ngổn ngang gỗ dài gỗ ngắn. Người đi qua kẻ đi lại, thường ghé vào xem anh ta đục đẽo.

Người này thì nói:

– Phải đẽo cho cao, cho to thì mới dễ cày.

Anh ta cho là phải, đẽo cái nào cũng vừa to vừa cao.

Nhưng rồi người khác lại nói:

– Có đẽo nhỏ hơn, thấp hơn thì mới dễ cày.

Anh ta cũng cho là phải, lại đẽo cày vừa nhỏ vừa thấp.

Anh đẽo cũng đã nhiều cày, mà hàng bán vẫn không chạy. Chợt lại có người vào xem và bảo:

– Nay ở trên ngàn, hiện có người đang phá hoang bao nhiêu ruộng rẫy và cày tinh bằng voi cả. Anh nên đẽo cày cho thật cao, thật to gấp đôi gấp ba như thế để cày voi được, thì hàng bán sẽ đắt, anh sẽ lãi vô vàn.

Nghe nói như mở cờ trong bụng, anh ta đẽo ngay một lúc bao nhiêu cày to gấp năm, gấp bảy thứ cày thường đem ra bán. Nhưng ngày qua tháng lại, chẳng thấy ai mua cho một cái nào. Thành ra bao nhiêu gỗ đẽo hỏng hết, cái nhỏ thì nhỏ quá, cái to thì to quá; vốn liếng đi đời nhà ma.

Anh thợ mộc bấy giờ mới biết dễ nghe người là dại. Việc đã quá muộn, không sao chữa được nữa!

(Nguồn: https://truyendangian.com)

Câu 1: Văn bản trên thuộc thể loại nào?

A. Truyện cười

B. Truyện cổ tích

C. Truyện ngụ ngôn

D. Truyện truyền thuyết

Câu 2: Nhân vật chính trong truyện là ai?

A. Những chiếc cày

B. Anh thợ mộc

C. Người qua đường

D. Người hàng xóm

Câu 3: Dựa vào nội dung câu chuyện, sắp xếp các sự việc sau theo trình từ hợp lí?

(1) Có một anh thợ mộc dốc hết vốn mua gỗ để mở cửa hàng đẽo cày

(2) Nghe ai nói anh ta cũng thấy có lí và làm theo

(3) Mọi người đi qua cửa hàng anh ta thường ghé vào xem đẽo cày

(4) Cuối cùng, bao nhiêu gỗ anh ta đẽo đều hỏng, vốn liếng mất hết

(5) Mọi người xem đều góp ý khác nhau: phải đẽo cao, to, phải đẽo nhỏ, thấp,..

A. 1 – 2 – 3 – 4 – 5

B. 5 – 1 – 3 – 4 – 2

C. 1 – 3 – 5 – 2 – 4

D. 1 – 5 – 3 – 2 – 4

Câu 4: Trong câu văn“Anh đẽo cũng đã nhiều cày, mà hàng bán vẫn không chạy.” có mấy phó từ được sử dụng?

A. Một phó từ

B. Hai phó từ

C. Ba phó từ

D. Bốn phó từ

Câu 5: Nghĩa của từ “phá hoang” trong câu văn “Nay ở trên ngàn, hiện có người đang phá hoang bao nhiêu ruộng rẫy và cày tinh bằng voi cả.” được hiểu như thế nào?

A. Phá mọi thứ tan tành ra thành vụn vỡ

B. Khai khẩn đất tự nhiên làm đất cày cấy, trồng trọt

C. Gây rối, phá phách nhằm làm hỏng công việc của người khác

D. Mở rộng, gạt bỏ những vật chắn, vật cản để khai thông lối

Câu 6: Vì sao anh thợ mộc lại phải chịu hậu quả “vốn liếng đi đời nhà ma”?

A. Vì anh không biết cách đẽo cày sao cho đẹp

B. Vì anh nghe theo những lời góp ý của người đi dường mà không xem xét tình hình thực tế

C. Vì anh chủ quan, không đo đạc cẩn thận kích thước của những chiếc cày

D. Vì những người đi đường không chịu dừng chân, ghé vào cửa hàng của anh để mua cày

Câu 7: Ý nghĩa của câu thành ngữ “Đẽo cày giữa đường” là gì?

A. Phê phán những người không có chính kiến của mình, tin người và không tập trung trong cuộc sống

B. Phê phán những người không dám liều lĩnh theo đuổi đam mê của bản thân

C. Hướng dẫn cách cày ruộng hiệu quả, đem lại năng suất cao

D. Ca ngợi những đúc kết từ kinh nghiệm của người xưa trong công việc đồng áng

Câu 8: Câu chuyện trên muốn nhắn nhủ tới chúng ta bài học gì?

A. Không nên tiết kiệm khi muốn đầu tư kinh doanh

B. Nên giữ vững quan điểm lập trường kiên định bền gan bền trí để đạt được mục tiêu của chính mình

C. Nên giao động trước những ý kiến của người khác, bởi những ý kiến đó sẽ góp phần tạo nên sự thành công cho chúng ta

D. Không cần thiết phải lắng nghe ý kiến người khác một cách chọn lọc

Câu 9: Nếu là người thợ mộc trong câu chuyện này, em sẽ làm gì trước những lời khuyên như vậy?

Câu 10: Liên hệ với một sự việc trong cuộc sống có tình huống tương tự truyện “Đẽo cày giữa đường” và kể lại ngắn gọn sự việc đó.

Phần 2: Viết (4 điểm)

Phát biểu cảm nghĩ về một người thân của em.

HƯỚNG DẪN CHẤM

Phần 1: Đọc hiểu (6 điểm)
CâuĐáp án

Điểm

Câu 1

C. Truyện ngụ ngôn

0,5 điểm

Câu 2

B. Anh thợ mộc

0,5 điểm

Câu 3

C. 1 – 3 – 5 – 2 – 4

0,5 điểm

Câu 4

B. Hai phó từ

0,5 điểm

Câu 5

B. Khai khẩn đất tự nhiên làm đất cày cấy, trồng trọt

0,5 điểm

Câu 6

B. Vì anh nghe theo những lời góp ý của người đi dường mà không xem xét tình hình thực tế

0,5 điểm

Câu 7

A. Phê phán những người không có chính kiến của mình, tin người và không tập trung trong cuộc sống

0,5 điểm

Câu 8

B. Nên giữ vững quan điểm lập trường kiên định bền gan bền trí để đạt được mục tiêu của chính mình

0,5 điểm

Câu 9

- HS đưa ra việc làm của bản thân trước lời khuyên đó.

Ví dụ: Nếu là người thợ mộc, trước những lời khuyên của người qua đường em sẽ lắng nghe, suy xét, đánh giá đúng/sai để đưa ra quyết định phù hợp.

1 điểm

Câu 10

- HS liên hệ thực tế.

Ví dụ: Nhà hàng xóm có xây ngôi nhà, định hướng để cổng phía Đông, đang xây dở dang, có người họ hàng xa đến chơi bảo không nên làm cổng hướng Đông, cổng sau nhà không tốt. Nhà chủ nghe theo bèn phá đi xây cổng ra trước nhà. Khi xây gần xong, ông thầy bói bảo cổng trước nhà đâm thẳng vào cửa, phạm gia chủ làm ăn không lên. Gia chủ nghe theo lại phá cổng đi và xây về hướng Tây.

1 điểm

Phần 2: Viết (4 điểm)
CâuĐáp án

Điểm

a. Đảm bảo cấu trúc bài văn phát biểu cảm nghĩ: mở bài, thân bài và kết bài.

0,25 điểm

0,25 điểm

2,5 điểm

0,5 điểm

0,5 điểm

b. Xác định đúng yêu cầu của đề: cảm nghĩ về một người thân của em.

c. Triển khai vấn đề:

HS có thể triển khai các ý theo nhiều cách, vận dụng tốt kĩ năng kể chuyện có kết hợp yếu tố miêu tả, tự sự trong bài viết; nhưng cần đảm bảo các yêu cầu sau:

- Giới thiệu được người thân và tình cảm với người đó.

- Biểu cảm về người thân:

+ Nét nổi bật về ngoại hình.

+ Vai trò của người thân và mối quan hệ đối với người xung quanh.

- Kỉ niệm đáng nhớ nhất giữa em và người thân, biểu cảm về người đó.

- Tình cảm của em với người thân.

- Biểu cảm về vai trò của người đó đối với mình.

d. Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.

e. Sáng tạo: Bố cục mạch lạc, cách diễn đạt độc đáo, sáng tạo.

Danh mục: Đề thi