Đề thi cuối học kì 1 Ngữ Văn 10 Kết nối tri thức năm 2022 - 2023 có đáp án (Đề 10)


ĐỀ 10

MA TRẬN ĐỀ THI HỌC KÌ I

TT

Kĩ năng

Nội dung

Mức độ nhận thức

Tổng % điểm

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

1

Đọc hiểu

Thơ/ thơ trữ tình

3

0

5

0

0

2

0

0

60

2

Viết

Viết bài văn nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm truyện

0

1*

0

1*

0

1*

0

1*

40

Tổng

15

5

25

15

0

30

0

10

100%

Tỉ lệ %

20%

40%

30%

10%

Tỉ lệ chung

60%

40%

BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ THI HỌC KÌ I

TT

Chương/ chủ đề

Nội dung/ đơn vị kiến thức

Mức độ đánh giá

Số câu hỏi theo mức độ nhận thức

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

1

Đọc hiểu

Thơ/ thơ trữ tình

Nhận biết:

- Nhận biết được thể thơ, từ ngữ, vần, nhịp, đối và các biện pháp tu từ trong bài thơ.

- Nhận biết được bố cục, những hình ảnh tiêu biểu, các yếu tố tự sự, miêu tả được sử dụng trong bài thơ.

- Nhận biết được nhân vật trữ tình, chủ thể trữ tình trong bài thơ

- Nhận biết được nhịp điệu, giọng điệu trong bài thơ.

Thông hiểu:

- Hiểu và lí giải được tình cảm, cảm xúc của nhân vật trữ tình thể hiện trong bài thơ.

- Phân tích được giá trị biểu đạt, giá trị thẩm mĩ của từ ngữ, hình ảnh, vần, nhịp và các biện pháp tu từ được sử dụng trong bài thơ.

- Nêu được cảm hứng chủ đạo, chủ đề, thông điệp mà văn bản muốn gửi đến người đọc.

Vận dụng:

- Trình bày được những cảm nhận sâu sắc và rút ra được những bài học ứng xử cho bản thân do bài thơ gợi ra.

- Vận dụng những hiểu biết thơ hiện đại để lí giải, phân tích vẻ đẹp trong hình ảnh thơ.

- Vận dụng những hiểu biết về bối cảnh lịch sử - văn hoá được thể hiện trong bài thơ để lí giải ý nghĩa, thông điệp của bài thơ.

- Đánh giá được nét độc đáo của bài thơ thể hiện qua cách nhìn riêng về con người, cuộc sống; qua cách sử dụng từ ngữ, hình ảnh, giọng điệu.

3TN

5TN

2TL

2

Viết

Viết bài văn nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm truyện

Nhận biết:

- Giới thiệu được đầy đủ thông tin chính về tên tác phẩm, tác giả, thể loại,… của tác phẩm.

- Trình bày được những nội dung khái quát của tác phẩm văn học.

Thông hiểu:

- Triển khai vấn đề nghị luận thành những luận điểm phù hợp. Phân tích được những đặc sắc về nội dung, hình thức nghệ thuật và chủ đề của tác phẩm.

- Kết hợp được lí lẽ và dẫn chứng để tạo tính chặt chẽ, logic của mỗi luận điểm.

- Đảm bảo cấu trúc của một văn bản nghị luận; đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.

Vận dụng:

- Nêu được những bài học rút ra từ tác phẩm.

- Thể hiện được sự đồng tình/ không đồng tình với thông điệp của tác giả (thể hiện trong tác phẩm).

Vận dụng cao:

- Đánh giá được ý nghĩa, giá trị của nội dung và hình thức tác phẩm.

- Thể hiện rõ quan điểm, cá tính trong bài viết; sáng tạo trong cách diễn đạt.

1TL*

Tổng số câu

3TN

5TN

2TL

1TL

Tỉ lệ (%)

20%

40%

30%

10%

Tỉ lệ chung

60%

40%

SỞ GD&ĐT TỈNH ……………………..

ĐỀ SỐ 10

ĐỀ THI HỌC KÌ I

Năm học: 2022 – 2023

Môn: Ngữ văn – Lớp 10(Thời gian làm bài: 90 phút)

Phần 1: Đọc hiểu (6,0 điểm)

Đọc bài thơ sau và trả lời câu hỏi:

MỘT ĐỜI ÁO NÂU

Một đời mẹ mặc áo nâu

Bao nhiêu tấm cũng một màu đất đai

Rách lành kể những hôm mai

Áo như đời mẹ sờn phai mỗi ngày

Áo nâu bạc, áo nâu gầy

Áo như thửa ruộng chở đầy nắng mưa

Lắng nghe sợi vải ngày xưa

Thấy trong mặn chát đã thừa mồ hôi

Bao nhiêu nước mắt mẹ rơi

Áo nâu gói cả những lời xót xa

Mẹ như sông phía quê nhà

Dốc lòng đôi vạt phù sa lặng thầm

Mẹ đi về phía trăm năm

Con ngồi xếp những nâu trầm mà thương

Thôi đành nhờ cả khói sương

Áo nâu ơi, hãy theo đường mẹ đi…

(Nguyễn Văn Song)

Câu 1: Bài thơ trên được viết theo thể thơ nào?

A. Thơ tự do

B. Thơ lục bát

C. Thơ thất ngôn tứ tuyệt

C. Thơ tám chữ

Câu 2: Phương thức biểu đạt chính nào được sử dụng trong bài thơ trên?

A. Miêu tả

B. Tự sự

C. Biểu cảm

D. Nghị luận

Câu 3: Nhân vật trữ tình trong bài thơ là ai?

A. Người mẹ

B. Người phụ nữ

C. Người con

D. Hai mẹ con

Câu 4: Trong khổ thơ sau có những từ ngữ nào miêu tả đặc điểm về chiếc áo của mẹ?

Một đời mẹ mặc áo nâu

Bao nhiêu tấm cũng một màu đất đai

Rách lành kể những hôm mai

Áo như đời mẹ sờn phai mỗi ngày

A. Đời mẹ, áo nâu, màu đất đai, sờn phai

B. Màu đất đai, tấm, rách lành, áo

C. Áo nâu, màu đất đai, rách lành, sờn phai

D. Sờn phai, mặc áo nâu, rách lành, đất đai

Câu 5: Các biện pháp tu từ nào dùng để miêu tả hình ảnh “chiếc áo”?

A. So sánh, nhân hóa, hoán dụ, liệt kê

B. So sánh, nhân hóa, ẩn dụ, liệt kê, điệp ngữ

C. So sánh, ẩn dụ, hoán dụ, liệt kê, điệp ngữ

D. So sánh, nhân hóa, hoán dụ, liệt kê, phóng đại

Câu 6: Câu thơ “Lắng nghe sợi vải ngày xưa/ Thấy trong mặn chát đã thừa mồ hôi” miêu tả về điều gì?

A. Tính chất của sợi vải

B. Hương vị của tấm áo

C. Giọt mồ hồi mặn chát

D. Sự vất vả, khổ cực của mẹ

Câu 7: Nội dung chính trong lời thơ “Mẹ như sông phía quê nhà/ Dốc lòng đôi vạt phù sa lặng thầm” nói về điều gì?

A. Ca ngợi đức hi sinh, lòng vị tha của người mẹ

B. Niềm tự hào của nhà thơ về vẻ đẹp của quê hương

C. Tình yêu thương, lòng biết ơn của người con đối với mẹ

D. Miêu tả dòng sông dâng phù sa cho quê nhà

Câu 8: Dòng nào dưới đây khái quát nội dung chính của văn bản?

A. Miêu tả hình ảnh chiếc áo của người nông dân mộc mạc, giản dị nhưng biểu tượng vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ Việt Nam

B. Miêu tả hình ảnh người mẹ quê giản dị, mộc mạc, lam lũ nhưng toát lên vẻ đẹp của đức hi sinh và lòng vị tha

C. Miêu tả hình bóng người mẹ gắn với tuổi thơ và lời ru ngọt ngào

D. Miêu tả tấm lòng người mẹ

Câu 9: Anh/chị hãy nêu nhận xét về tình cảm của nhà thơ dành cho người mẹ của mình trong bài thơ trên.

Câu 10: Bài thơ đem đến cho bản thân bức thông điệp nào? Hãy trình bày bằng một đoạn văn ngắn (khoảng 5 – 7 dòng).

Phần 2: Viết (4,0 điểm)

Đọc đoạn trích sau:

Chợ họp giữa phố vãn từ lâu. Người về hết và tiếng ồn ào cũng mất. Trên đất chỉ còn rác rưởi, vỏ bưởi, vỏ thị, lá nhãn và bã mía. Một mùi âm ẩm bốc lên, hơi nóng của ban ngày lẫn mùi cát bụi quen thuộc quá, khiến chị em Liên tưởng là mùi riêng của đất, của quê hương này. Một vài người bán hàng về muộn đang thu xếp hàng hóa, định gánh đã xỏ sẵn vào quang rồi, họ còn đứng nói chuyện với nhau ít câu nữa.

Mấy đứa trẻ con nhà nghèo ở ven chợ cúi lom khom trên mặt đất đi lại tìm tòi. Chúng nhặt nhạnh thanh nứa, thanh tre, hay bất cứ cái gì có thể dùng được của các người bán hàng để lại, Liên trông thấy động lòng thương nhưng chính chị cũng không có tiền để mà cho chúng nó.

Trời nhá nhem tối, bây giờ chị em Liên mới thấy thằng cu bé xách điếu đóm và khiêng hai cái ghế trên lưng ở trong ngõ đi ra; chị Tí, mẹ nó, theo sau, đội cái chõng trên đầu và tay mang không biết bao nhiêu là đồ đạc: tất cả cái cửa hàng của chị.

- Sao hôm nay chị dọn hàng muộn thế?

Chị Tí để chõng xuống đất, bày biện các bát uống nước mãi rồi mới chép miệng trả lời Liên:

- Ối chao, sớm với muộn mà có ăn thua gì.

Ngày, chị đi mò cua bắt tép; tối đến chị mới dọn cái hàng nước này dưới gốc cây bàng, bên cạnh cái mốc gạch. Để bán cho ai? Mấy người phu gạo hay phu xe, thỉnh thoảng có mấy chú lính lệ trong huyện hay người nhà thầy thừa đi gọi chân tổ tôm, cao hứng vào hàng chị uống bát nước chè tươi và hút điếu thuốc lào. Chị Tí chả kiếm được bao nhiêu, nhưng chiều nào chị cũng dọn hàng, từ chập tối cho đến đêm.

Chị kê xong chõng ghế, dịch ngọn đèn Hoa Kỳ lại để ngồi têm trầu, còn thằng cu thì loay hoay nhóm lửa để nấu nồi nước chè. Lúc bấy giờ chị mới ngẩng lên nói chuyện với Liên:

- Còn cô chưa dọn hàng à?

Liên giật mình, kêu khẽ: “Chết chửa!”, rồi đứng dậy giục em:

- Vào đóng cửa hàng thôi, không mẹ mắng chết.

An đáp:

- Hôm nay chưa chắc mẹ có ra không, chị ạ. Mẹ còn bận làm gạo cơ mà.

Ngày nào, cứ chập tối, mẹ Liên tạt ra thăm hàng một lần, và bà dặn hễ cứ trống thu không là phải đóng cửa hàng lại. Thế mà Liên mải ngồi nhìn phố quên mất! Bây giờ Liên vội vàng vào thắp đèn, xếp những quả sơn đen lại, trong lúc An đi tìm then để cài cửa cho chắc chắn. Cái cửa hàng hai chị em trông coi - là một cửa hàng tạp hóa nhỏ xíu, mẹ Liên dọn ngay từ khi cả nhà bỏ Hà Nội về quê ở, vì thầy Liên mất việc. Một gian hàng bé thuê lại của bà lão móm ngăn ra bằng một tấm phên nứa dán giấy nhật trình. Mẹ Liên giao cho Liên trông coi - bà còn bận làm hàng xáo - và buổi tối thì hai chị em cùng ngủ đây để trông hàng.

(Truyện ngắn “Hai đứa trẻ” – Thạch Lam, 1938)

Thực hiện yêu cầu:

Hãy viết một bài văn nghị luận trình bày cảm nhận của anh/chị về bức tranh phố huyện lúc chiều tàn trong doạn trích trên.

HƯỚNG DẪN CHẤM

Phần 1: Đọc hiểu (6,0 điểm)
CâuĐáp án

Điểm

Câu 1

B. Thơ lục bát

0,5 điểm

Câu 2

C. Biểu cảm

0,5 điểm

Câu 3

C. Người con

0,5 điểm

Câu 4

C. Áo nâu, màu đất đai, rách lành, sờn phai

0,5 điểm

Câu 5

A. So sánh, nhân hóa, hoán dụ, liệt kê

0,5 điểm

Câu 6

D. Sự vất vả, khổ cực của mẹ

0,5 điểm

Câu 7

C. Tình yêu thương, lòng biết ơn của người con đối với mẹ

0,5 điểm

Câu 8

B. Miêu tả hình ảnh người mẹ quê giản dị, mộc mạc, lam lũ nhưng toát lên vẻ đẹp của đức hi sinh và lòng vị tha

0,5 điểm

Câu 9

HS nhận xét về tình cảm của nhà thơ dành cho người mẹ của mình trong bài thơ.

Gợi ý:

- Xót xa, thương cảm khi hoài niệm về cuộc đời lam lũ, vất vả của mẹ.

- Sự trân trọng, yêu thương và biết ơn những hi sinh lặng lẽ của mẹ dành cho con, gia đình…

- Niềm xúc động nghẹn ngào, sự mất mát, đau khổ của tác giả trước sự ra đi của mẹ…

1 điểm

Câu 10

HS nêu thông điệp rút ra từ văn bản.

+ Đảm bảo yêu cầu hình thức: đoạn văn.

+ Đảm bảo yêu cầu nội dung.

Gợi ý thông điệp gửi gắm từ văn bản:

- Hãy luôn biết trân quý tình mẫu tử thiêng liêng/ trân quý tình cảm gia đình.

- Biết đồng cảm, chia sẻ với mẹ những vất vả, khó khăn trong cuộc sống; yêu thương và trân trọng khoảnh khắc khi còn bên mẹ.

- Cố gắng phấn đấu học tập, tu dưỡng để trở thành niềm vui, hạnh phúc của mẹ.

1 điểm

Phần 2: Viết (4,0 điểm)
CâuĐáp án

Điểm

a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận

Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài khái quát được vấn đề.

0,25 điểm

b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận

Bức tranh phố huyện trong đoạn trích của truyện ngắn “Hai đứa trẻ” – Thạch Lam.

0,25 điểm

c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm

Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Dưới đây là một vài gợi ý cần hướng tới:

- Bức tranh đời sống của phố huyện được gợi lên:

+ Cảnh chợ tàn: người về hết, tiếng ồn ào cũng mất, chỉ còn rác rưởi, vỏ bưởi, vỏ thị,..

+ Con người: mấy đứa trẻ con nhà nghèo đang tìm tòi, nhặt nhạnh sau phiên chợ tàn; mẹ con chị Tí nghèo khổ, cầm cự sống qua ngày; chị em Liên tuổi thơ gắn liền với của hàng tạp hoá, đã phải mưu sinh → Kiếp người tàn.

- Bức tranh phố huyện gợi lên sự tàn lụi, nghèo đói, khó khăn, tiêu điều đến thảm hại.

- Đánh giá chung:

+ Về nội dung: Bức tranh phố huyện lúc chiều tàn gợi hiện thực xã hội những năm 1930-1945; thể hiện niềm xót thương, cảm thông của nhà văn → Giá trị nhân đạo sâu sắc của tác giả.

+ Về nghệ thuật: giọng văn nhẹ nhàng, trầm tĩnh mà thấm thía; lời văn bình dị, tinh tế; cốt truyện đơn giản, chỉ là một lát cắt nhỏ của đời sống nhưng tạo nên ấn tượng sâu sắc → Truyện ngắn trữ tình.

2,5 điểm

d. Chính tả, ngữ pháp

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.

0,5 điểm

e. Sáng tạo

Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ, sáng tạo.

0,5 điểm

Danh mục: Đề thi