Đề thi giữa học kì 1 Ngữ Văn 10 Kết nối tri thức năm 2022 - 2023 có đáp án (Đề 5)


ĐỀ 5

MA TRẬN ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ I

TT

Kĩ năng

Nội dung

Mức độ nhận thức

Tổng % điểm

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

1

Đọc hiểu

Thần thoại

4

0

4

0

0

2

0

0

60

2

Viết

Viết bài văn nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm thơ

0

1*

0

1*

0

1*

0

1*

40

Tổng

20

5

20

15

0

30

0

10

100%

Tỉ lệ %

25%

35%

30%

10%

Tỉ lệ chung

60%

40%

BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ I

TT

Chương/ chủ đề

Nội dung/ đơn vị kiến thức

Mức độ đánh giá

Số câu hỏi theo mức độ nhận thức

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

1

Đọc hiểu

Thần thoại

Nhận biết:

- Nhận biết được không gian, thời gian trong truyện thần thoại.

- Nhận biết được đặc điểm của cốt truyện, câu chuyện, nhân vật trong truyện thần thoại.

- Nhận biết được đề tài, các chi tiết tiêu biểu, đặc trưng của truyện thần thoại.

- Nhận biết được bối cảnh lịch sử - văn hoá được thể hiện trong truyện thần thoại.

Thông hiểu:

- Tóm tắt được cốt truyện.

- Hiểu và phân tích được nhân vật trong truyện thần thoại; lí giải được vị trí, vai trò, ý nghĩa của nhân vật trong tác phẩm.

- Nêu được chủ đề, tư tưởng, thông điệp của văn bản; phân tích được một số căn cứ để xác định chủ đề.

- Lí giải được tác dụng của việc chọn nhân vật người kể chuyện; lời người kể chuyện, lời nhân vật,... trong truyện thần thoại.

- Lí giải được ý nghĩa, tác dụng của đề tài, các chi tiết tiêu biểu, đặc trưng của truyện thần thoại.

- Rút ra được bài học về cách nghĩ, cách ứng xử do văn bản gợi ra.

- Nêu được ý nghĩa hay tác động của tác phẩm đối với nhận thức, tình cảm, quan niệm của bản thân.

Vận dụng:

- Vận dụng những hiểu biết về bối cảnh lịch sử – văn hoá được thể hiện trong văn bản để lí giải ý nghĩa, thông điệp của văn bản.

- Đánh giá được ý nghĩa, giá trị của thông điệp, chi tiết, hình tượng,… trong tác phẩm theo quan niệm của cá nhân.

4TN

4TN

2TL

2

Viết

Viết bài văn nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm thơ

Nhận biết:

- Giới thiệu được đầy đủ thông tin chính về tên tác phẩm, tác giả, thể loại,… của bài thơ.

- Trình bày được những nội dung khái quát của tác phẩm văn học.

Thông hiểu:

- Triển khai vấn đề nghị luận thành những luận điểm phù hợp. Phân tích được những đặc sắc về nội dung, hình thức nghệ thuật và chủ đề của tác phẩm.

- Kết hợp được lí lẽ và dẫn chứng để tạo tính chặt chẽ, logic của mỗi luận điểm.

- Đảm bảo cấu trúc của một văn bản nghị luận; đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.

Vận dụng:

- Nêu được những bài học rút ra từ tác phẩm thơ.

- Thể hiện được sự đồng tình/ không đồng tình với thông điệp của tác giả (thể hiện trong tác phẩm).

Vận dụng cao:

- Đánh giá được ý nghĩa, giá trị của nội dung và hình thức tác phẩm.

- Thể hiện rõ quan điểm, cá tính trong bài viết; sáng tạo trong cách diễn đạt.

1TL*

Tổng số câu

4TN

4TN

2TL

1TL

Tỉ lệ (%)

25%

35%

30%

10%

Tỉ lệ chung

60%

40%

SỞ GD&ĐT TỈNH ……………………..

ĐỀ SỐ 5

ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ I

Năm học: 2022 – 2023

Môn: Ngữ văn – Lớp 10(Thời gian làm bài: 90 phút)

Phần 1: Đọc hiểu (6,0 điểm)

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:

LÚA VÀ CỎ

Một hôm Trời ngự giữa lưng trời phán hỏi loài người muốn điều gì trước nhất. Tổ tiên chúng ta xin một ngày hai bữa cơm.

Trời bèn hoá phép cứ mỗi ngày có một hạt lúa khổng lồ lăn qua khắp các cửa nhà. Các bà chỉ việc đưa tay ra hứng là có số gạo đủ ăn trong ngày. Sau mỗi ngày làm xong phận sự, hạt lúa được Trời hoá phép lại lớn như cũ. Người ta chỉ cần quét dọn nhà cửa sạch sẽ để tiếp rước hạt ngọc của trời lăn đến cửa.

Có một người đàn bà kia tính tình lười biếng, không nghe lời dặn của Trời. Khi hạt lúa lăn đến cửa không thấy chủ nhà quét dọn tiếp rước mình bèn quay sang nhà khác. Người chủ nhà tức giận cầm chổi rượt theo, đập một cái thật mạnh làm cho hạt ngọc vỡ tan từng mảnh. Loài người phải nhịn đói một thời gian bèn đi thưa với Trời, Trời bảo rằng:

- Các người không kính nể hạt ngọc của ta, từ đây, các người phải làm hết sức mình để cho hạt ngọc được sống dậy. Mỗi người phải đi tìm mảnh gạo vỡ của ta đem về, xới đất, tưới nước, săn sóc cho đến khi trổ bông sinh hạt. Ta sẽ giúp các ngươi làm việc, ta sẽ làm mưa và nắng…

Từ đó loài người mới bắt đầu trồng lúa.

Cũng vào lúc sinh ra lúa, Trời sai một Thiên thần đưa xuống hạ giới một số hạt giống lúa và một số hạt giống cỏ vãi ra khắp mặt đất để nuôi người và vật. Ban đầu, thần gieo tất cả hạt giống cỏ ở trong tay trái, cỏ mọc rất nhanh, lan tràn rất mạnh qua đêm. Đến nỗi hôm sau Thần mới chỉ gieo hết một nửa số hạt giống lúa ở trong tay phải thì đã không còn một khoảng đất nào để gieo nữa. Thần đành đem nửa số hạt giống lúa về trời. Do đó mà ở trên mặt đất, cỏ mọc nhiều mà lại rất khoẻ, còn lúa thì ít lại mọc rất khó khăn, nếu không chăm bón, làm cỏ thì bị cỏ át mất.

Khi đã biết rõ việc ấy, Trời liền nổi giận đày thần xuống trần hoá làm con trâu, ăn cỏ đời này qua đời khác và phải kéo cày cho loài người trồng lúa.

Trời đặt ra một vị thần để trông nom lúa gạo. Thần Lúa là một ông cụ già râu tóc bạc phơ, thường hay chống gậy đi đó đây.

(Doãn Quốc Sỹ sưu tầm và dịch thuật, NXB Sáng tạo, 1970, tr.29-30)

Câu 1: Văn bản trên thuộc thể loại truyện nào?

A. Truyện cười

B. Truyền kì

C. Thần thoại

D. Sử thi

Câu 2: Phương thức biểu đạt chính nào được sử dụng trong văn bản?

A. Biểu cảm

B. Miêu tả

C. Tự sự

D. Nghị luận

Câu 3: Nội dung văn bản nói về điều gì?

A. Lí giải về nguồn gốc con người và các dân tộc

B. Lí giải về nguồn gốc vũ trụ và các hiện tượng tự nhiên

C. Lí giải về tổ sư các nghề

D. Lí giải về nguồn gốc các loài động, thực vật

Câu 4: Hạt lúa được Trời hóa phép có những đặc điểm gì?

A. Hạt lúa khổng lồ, lăn qua các cửa nhà, chỉ cần đưa tay ra hứng là có đủ số gạo ăn trong ngày, sau mỗi ngày làm xong phận sự, hạt lúa lại lớn như cũ

B. Hạt lúa khổng lồ, tự nhiên mọc lên, loài người chỉ cần ra ruộng mang về đủ số gạo ăn, sau mỗi ngày làm xong phận sự, hạt lúa lại lớn trở lại như cũ

C. Hạt lúa nhỏ, loài người phải tự mình cày cấy, vun xới, gặt hái và mang về nhà, nếu không chăm bón tốt, cỏ sẽ mọc át hết lúa

D. Hạt lúa nhỏ, loài người phải tự mình cày cấy, vun xới, hạt lúa tự lăn về nhà, nếu không chăm bón tốt, cỏ sẽ mọc át hết lúa

Câu 5: Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong câu văn “Khi hạt lúa lăn đến cửa không thấy chủ nhà quét dọn tiếp rước mình bèn quay sang nhà khác.”?

A. Nhân hóa

B. So sánh

C. Liệt kê

D. Nói quá

Câu 6: Vì sao hạt lúa lại có kích thước nhỏ đi?

A. Vì lúa giận người chủ nhà không tiếp đón mình chu đáo, cẩn thận

B. Vì người chủ nhà thờ ơ, lười biếng, không chịu nghe lời dặn của Trời

C. Vì người chủ nhà cầm chổi đập mạnh, làm cho hạt ngọc vỡ tan từng mảnh

D. Vì các thần làm ăn tắc trách, nhầm lẫn giữa cỏ và lúa

Câu 7: Chi tiết “ở trên mặt đất, cỏ mọc nhiều mà lại rất khoẻ, còn lúa thì ít lại mọc rất khó khăn, nếu không chăm bón, làm cỏ thì bị cỏ át mất” mang ý nghĩa gì?

A. Sự ra đời của cỏ và lúa

B. Sức sống mãnh liệt của cỏ và lúa

C. Cách chăm sóc cỏ và lúa

D. Muốn lúa tốt thì phải làm cỏ

Câu 8: Theo văn bản, loài người phải làm gì để hạt lúa được “sống dậy”?

A. Loài người phải đi tìm mảnh gạo vỡ, đem về, xới đất, tưới nước, săn sóc cho đến khi nó trổ bông sinh hạt

B. Loài người phải nhặt từng mảnh gạo vụn, gom lại, tưới nước, săn sóc cho đến khi nó lên mầm

C. Loài người phải đi tìm mảnh gạo vỡ, đem về, ghép lại từng mảnh rồi săn sóc cho đến khi nó trổ bông sinh hạt

D. Loài người phải đi xin lại mảnh gạo vỡ của Trời, đem về, xới đất, tưới nước, săn sóc cho đến khi nó trổ bông sinh hạt

Câu 9: Theo anh/chị, chi tiết “trời phán hỏi loài người muốn điều gì trước nhất. Tổ tiên chúng ta xin một ngày hai bữa cơm” phản ánh khát vọng gì của nhân dân ta?

Câu 10: Từ câu chuyện trên, anh/chị rút ra được bài học gì cho bản thân?

Phần 2: Viết (4,0 điểm)

Anh/chị hãy viết bài văn nghị luận phân tích, đánh giá tác phẩm “Thu hứng(Cảm xúc mùa thu) của Đỗ Phủ.

HƯỚNG DẪN CHẤM

Phần 1: Đọc hiểu (6,0 điểm)
CâuĐáp án

Điểm

Câu 1

C. Thần thoại

0,5 điểm

Câu 2

C. Tự sự

0,5 điểm

Câu 3

D. Lí giải về nguồn gốc các loài động, thực vật

0,5 điểm

Câu 4

A. Hạt lúa khổng lồ, lăn qua các cửa nhà, chỉ cần đưa tay ra hứng là có đủ số gạo ăn trong ngày, sau mỗi ngày làm xong phận sự, hạt lúa lại lớn như cũ

0,5 điểm

Câu 5

A. Nhân hóa

0,5 điểm

Câu 6

C. Vì người chủ nhà cầm chổi đập mạnh, làm cho hạt ngọc vỡ tan từng mảnh

0,5 điểm

Câu 7

D. Muốn lúa tốt thì phải làm cỏ

0,5 điểm

Câu 8

A. Loài người phải đi tìm mảnh gạo vỡ, đem về, xới đất, tưới nước, săn sóc cho đến khi nó trổ bông sinh hạt

0,5 điểm

Câu 9

Chi tiết “trời phán hỏi loài người muốn điều gì trước nhất, tổ tiên chúng ta xin một ngày hai bữa cơmi” đã thể hiện khát vọng về cuộc sống ấm no, đủ đầy của nhân dân ta xưa.

1 điểm

Câu 10

- HS rút ra bài học cho bản thân.

Gợi ý:

Bài học về việc quý trọng lương thực; bảo vệ tài nguyên thiên nhiên; về giá trị của lao động,…

1 điểm

Phần 2: Viết (4,0 điểm)
CâuĐáp án

Điểm

a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận

Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài khái quát được vấn đề.

0,25 điểm

b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận

Phân tích, đánh giá tác phẩm “Thu hứng(Cảm xúc mùa thu) của Đỗ Phủ.

0,25 điểm

c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm

Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Dưới đây là một vài gợi ý cần hướng tới:

- Giới thiệu về tác giả và tác phẩm.

- Nêu vấn đề chính sẽ được tập trung phân tích trong bài viết.

- Phân tích, đánh giá mạch ý tưởng, cảm xúc của nhân vật trữ tình

+ Nhan đề bài thơ: gợi cho người đọc những suy nghĩ về tâm trạng của nhà thơ trong mùa thu.

+ Mạch cảm xúc của nhân vật trữ tình đi từ cảm xúc trước bức tranh thiên nhiên mùa thu đến cảm xúc trước khung cảnh sinh hoạt của con người trong thu.

- Phân tích, đánh giá sự phát triển của hình tượng chính và tính độc đáo của những phương tiện ngôn ngữ đã sử dụng.

* Cảm xúc của nhà thơ trước bức tranh thiên nhiên mùa thu:

+ Hình ảnh thơ gợi hình gợi cảm: “sương móc trắng xóa”, “rừng phong’, “hơi thu hiu hắt”, “sóng tung vọt trùm bầu trời”, “gió mây sà xuống khiến mặt đất âm u”.

+ Khung cảnh mùa thu ở trên cao: “Ngọc lộ điêu thương phong thụ lâm. Vu Sơn, Vu giáp khí tiêu sâm”.

+ “Ngọc lộ điêu thương phong thụ lâm”: diễn tả được làn sương dày tạo thành màu trắng xóa làm tiêu điều cả rừng phong.

+ “Núi Vu, kẽm Vu”: hai địa danh thuộc tỉnh Tứ Xuyên, nơi có vách núi dựng đứng, hiểm trờ. Về mùa thu, khí trời u ám, mù mịt kết hợp với “hơi thu” hiu hắt càng nhấn mạnh với không khí lạnh lẽo bao trùm khắp không gian.

+ Khung cảnh mùa thu ở dưới thấp: “Giang gian ba lãng kiêm thiên dũng”/ “Tái thượng phong vân tiếp địa âm”.

+ “Giang gian ba lãng kiêm thiên dũng”: động từ mạnh “tung vọt”, “trùm” diễn tả được chuyển động nhanh, mạnh, dữ dội của dòng sông.

+ “Tái thượng phong vân tiếp địa âm”: hình ảnh gió mây sà xuống thấp khiến cho mặt đất trở nên âm u.

+ Phép đối: “Giang gian ba lãng kiêm thiên dũng”/ “Tái thượng phong vân tiếp địa âm”.

+ Tính từ miêu tả: “trắng xóa”, “hiu hắt”, “âm u” → bức tranh thiên nhiên mùa thu nơi núi rừng hiu hắt.

+ Gieo vần: “lâm” – “sâm”, “âm” → Không gian rộng tiêu điều, u ám.

→ Bốn câu thơ đầu khắc họa thiên nhiên mùa thu ảm đạm, hiu hắt diễn tả cảm xúc buồn, cô đơn của tác giả.

* Tâm trạng của nhân vật trữ tình trước cảnh vật và khung cảnh sinh hoạt của con người:

+ Hình ảnh thơ: “khóm cúc nở hoa” và “con thuyền lẻ loi” gợi cảm giác trôi nổi, vô định → diễn tả cảm giác nhớ thương quê nhà của tác giả.

+ Phép đối: “Tùng cúc lương khai tha nhật lệ/ Cô chu nhất hệ cố viên tâm”.

+ Hoạt động của con người trong mùa thu: “Hàn y xứ xứ thôi đao xích/ Bạch Đế thành cao cấp mộ châm”

+ Từ láy “rộn ràng”, “dồn dập” → diễn tả nỗi nhớ quê hương của nhà thơ.

=> Bốn câu thơ cuối bày tỏ nỗi lòng của tác giả trước cảnh vật.

- Khẳng định giá trị tư tưởng và giá trị thẩm mĩ của bài thơ, ý nghĩa của bài thơ.

2,5 điểm

d. Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.

0,5 điểm

e. Sáng tạo: Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.

0,5 điểm

Danh mục: Đề thi