ĐỀ 1
MA TRẬN ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ I
TT | Kĩ năng | Nội dung | Mức độ nhận thức | Tổng % điểm | |||||||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Vận dụng cao | ||||||||
TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | ||||
1 | Đọc hiểu | Thơ/ thơ trữ tình | 3 | 0 | 5 | 0 | 0 | 2 | 0 | 0 | 60 |
2 | Viết | Viết bài văn nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm truyện | 0 | 1* | 0 | 1* | 0 | 1* | 0 | 1* | 40 |
Tổng | 15 | 5 | 25 | 15 | 0 | 30 | 0 | 10 | 100% | ||
Tỉ lệ % | 20% | 40% | 30% | 10% | |||||||
Tỉ lệ chung | 60% | 40% |
BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ I
TT | Chương/ chủ đề | Nội dung/ đơn vị kiến thức | Mức độ đánh giá | Số câu hỏi theo mức độ nhận thức | |||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Vận dụng cao | ||||
1 | Đọc hiểu | Thơ/ thơ trữ tình | Nhận biết: - Nhận biết được thể thơ, từ ngữ, vần, nhịp, các biện pháp tu từ trong bài thơ. - Nhận biết được phong cách ngôn ngữ, phương thức biểu đạt. - Nhận biệt được bố cục, những hình ảnh tiểu biểu, các yếu tố tự sự, miêu tả được sử dụng trong bài thơ. Thông hiểu: - Hiểu và lí giải được tình cảm, cảm xúc của nhân vật trữ tình được thể hiện qua ngôn ngữ văn bản. - Hiểu được nội dung chính của văn bản. - Rút ra được chủ đề, thông điệp mà văn bản muốn gửi đến người đọc. - Hiểu được giá trị biểu đạt của từ ngữ, hình ảnh, vần, nhịp, biện pháp tu từ… Vận dụng: - Trình bày được những cảm nhận sâu sắc và rút ra được những bài học ứng xử cho bản thân. - Đánh giá được nét độc đáo của bài thơ thể hiện qua cách nhìn riêng về con người, cuộc sống; qua cách sử dụng từ ngữ, hình ảnh, giọng điệu. | 3TN | 5TN | 2TL | |
2 | Viết | Viết bài văn nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm truyện | Nhận biết: - Giới thiệu được đầy đủ thông tin chính về tên tác phẩm, tác giả, thể loại,… của tác phẩm. - Trình bày được những nội dung khái quát của tác phẩm văn học. Thông hiểu: - Triển khai vấn đề nghị luận thành những luận điểm phù hợp. Phân tích được những đặc sắc về nội dung, hình thức nghệ thuật và chủ đề của tác phẩm. - Kết hợp được lí lẽ và dẫn chứng để tạo tính chặt chẽ, logic của mỗi luận điểm. - Đảm bảo cấu trúc của một văn bản nghị luận; đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. Vận dụng: - Nêu được những bài học rút ra từ tác phẩm. - Thể hiện được sự đồng tình/ không đồng tình với thông điệp của tác giả (thể hiện trong tác phẩm). Vận dụng cao: - Đánh giá được ý nghĩa, giá trị của nội dung và hình thức tác phẩm. - Thể hiện rõ quan điểm, cá tính trong bài viết; sáng tạo trong cách diễn đạt. | 1TL* | |||
Tổng số câu | 3TN | 5TN | 2TL | 1TL | |||
Tỉ lệ (%) | 20% | 40% | 30% | 10% | |||
Tỉ lệ chung | 60% | 40% |
SỞ GD&ĐT TỈNH …………………….. ĐỀ SỐ 1 | ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ INăm học: 2022 – 2023 Môn: Ngữ văn – Lớp 10(Thời gian làm bài: 90 phút) |
Phần 1: Đọc hiểu (6,0 điểm)
Đọc bài thơ sau và trả lời câu hỏi:
THƠ DUYÊN
Chiều mộng hoà thơ trên nhánh duyên,
Cây me ríu rít cặp chim chuyền.
Đổ trời xanh ngọc qua muôn lá,
Thu đến - nơi nơi động tiếng huyền.
Con đường nhỏ nhỏ gió xiêu xiêu,
Lả lả cành hoang nắng trở chiều.
Buổi ấy lòng ta nghe ý bạn,
Lần đầu rung động nỗi thương yêu.
Em bước điềm nhiên không vướng chân,
Anh đi lững đững chẳng theo gần.
Vô tâm - nhưng giữa bài thơ dịu,
Anh với em như một cặp vần.
Mây biếc về đâu bay gấp gấp,
Con cò trên ruộng cánh phân vân.
Chim nghe trời rộng giang thêm cánh,
Hoa lạnh chiều thưa sương xuống dần.
Ai hay tuy lặng bước thu êm,
Tuy chẳng băng nhân gạ tỏ niềm.
Trông thấy chiều hôm ngơ ngẩn vậy,
Lòng anh thôi đã cưới lòng em.
(Xuân Diệu)
Câu 1: Phương thức biểu đạt chính của bài thơ trên là gì?
A. Biểu cảm
B. Nghị luận
C. Tự sự
D. Miêu tả
Câu 2: Từ “lả lả” trong câu thơ “Lả lả cành hoang nắng trở chiều” thuộc từ loại nào?
A. Danh từ
B. Động từ
C. Trạng từ
D. Tính từ
Câu 3: Những hình ảnh nào gợi lên vẻ đẹp thơ mộng của “con đường”?
A. Đầy hoa cỏ, cành cây, nắng lá
B. Đầy hoa cỏ, những cánh bướm xinh
C. Đầy hoa cỏ, bầu trời xanh
D. Con đường nhỏ, nắng lá ngập tràn
Câu 4: Ý nào sau đây thể hiện đúng tâm trạng của nhân vật trữ tình trong bài thơ?
A. Buồn mênh mông
B. Buồn nhè nhẹ, xa vắng
C. Tình cảm trong sáng
D. Lưu luyến, tiếc nuối
Câu 5: Từ “duyên” trong nhan đề được hiểu như thế nào?
A. Có duyên, thơ mộng
B. Duyên tình đôi lứa
C. Duyên trời định
D. Thơ mộng, hữu tình, hữu ý
Câu 6: Khổ thơ đầu có sử dụng biện pháp tu từ nào?
A. Ẩn dụ
B. Hoán dụ
C. So sánh
D. Nhân hóa
Câu 7: Ý nào dưới đây khái quát được nội dung chính của văn bản?
A. Bức tranh mùa thu đầy thơ mộng
B. Kí ức tuổi thơ tươi đẹp gắn với con đường đi học
C. Kí ức về những ngày đầu của mối tình đầu
D. Vẻ đẹp chiều thu và duyên tình trong sáng thuở ban đầu
Câu 8: Nêu hiệu quả của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu thơ “Lòng anh thôi đã cưới lòng em”?
A. Làm nổi bật sự lãng mạn của tác giả
B. Tăng cảm xúc cho cả bài thơ
C. Cách nói tế nhị của tác giả
D. Khẳng định sự táo bạo, quyết liệt của tác giả
Câu 9: Nhận xét về sự thay đổi sắc thái khác nhau của bức tranh thiên nhiên được thể hiện qua các khổ thơ.
Câu 10: Viết một đoạn văn ngắn (khoảng 8 – 10 dòng) nêu cảm nhận của anh/chị về cái duyên được gợi trong bài thơ.
Phần 2: Viết (4,0 điểm)Đọc truyện ngắn:
Trong năm Quang Thái đời nhà Trần, người ở Hóa Châu tên là Từ Thức, vì có phụ ấm được bổ làm tri huyện Tiên Du. Bên cạnh huyện có một tòa chùa danh tiếng, trong chùa trồng một cây mẫu đơn, đến kì hoa nở thì người các nơi đến xem đông rộn rịp, thành một đám hội xem hoa tưng bừng lắm. Tháng Hai năm Bính Tý (niên hiệu Quang Thái thứ chín (1396) đời nhà Trần), người ta thấy có cô con gái, tuổi độ mười sáu, phấn son điểm phớt, nhan sắc xinh đẹp tuyệt vời, đến hội ấy xem hoa. Cô gái vin một cành hoa, không may cành giòn mà gãy khấc, bị người coi hoa bắt giữ lại, ngày đã sắp tối vẫn không ai đến nhận. Từ Thức cũng có mặt ở đám hội, thấy vậy động lòng thương, nhân cởi tấm áo cừu gấm trắng, đưa vào tăng phòng để chuộc lỗi cho người con gái ấy. Mọi người đều khen quan huyện là một người hiền đức.
Song Từ Thức vốn tính hay rượu, thích đàn, ham thơ, mến cảnh, việc sổ sách bỏ ùn cả lại thường bị quan trên quở trách rằng:
- Thân phụ thầy làm đến đại thần mà thầy không làm nổi một chức tri huyện hay sao!
Từ than rằng:
- Ta không thể vì số lương năm đấu gạo đỏ mà buộc mình trong áng lợi danh. Âu là một mái chèo về, nước biếc non xanh vốn chẳng phụ gì ta đâu vậy.
Bèn cởi trả ấn tín, bỏ quan mà về. Vốn yêu cảnh hang động ở huyện Tống Sơn, nhân làm nhà tại đấy để ở. Thường dùng một thằng nhỏ đem một bầu rượu, một cây đàn đi theo, mình thì mang mấy quyển thơ của Đào Uyên Minh, hễ gặp chỗ nào thích ý thì hí hửng ngả rượu ra uống. Phàm những nơi nước tú non kì như núi Chích Trợ, động Lục Vân, sông Lãi, cửa Nga, không đâu không từng có những thơ đề vịnh.
(Trích “Chuyện Từ Thức lấy vợ tiên”, Truyền kì mạn lục,
Nguyễn Dữ, NXB Hội Nhà văn, 2018, tr.112-113)
Thực hiện yêu cầu:
Anh/ chị hãy viết một bài văn nghị luận (khoảng 500 chữ) trình bày cảm nhận về tâm hồn của Từ Thức và nêu ý kiến về hành động từ quan của nhân vật này.
HƯỚNG DẪN CHẤM
Phần 1: Đọc hiểu (6,0 điểm)Câu | Đáp án | Điểm |
Câu 1 | A. Biểu cảm | 0,5 điểm |
Câu 2 | D. tính từ | 0,5 điểm |
Câu 3 | A. Đầy hoa cỏ, cành cây, nắng lá | 0,5 điểm |
Câu 4 | C. Tình cảm trong sáng | 0,5 điểm |
Câu 5 | D. Thơ mộng, hữu tình, hữu ý | 0,5 điểm |
Câu 6 | A. Ẩn dụ | 0,5 điểm |
Câu 7 | D. Vẻ đẹp chiều thu và duyên tình trong sáng thuở ban đầu | 0,5 điểm |
Câu 8 | A. Làm nổi bật sự lãng mạn của tác giả | 0,5 điểm |
Câu 9 | HS nêu nhận xét của mình về sự thay đổi sắc thái của bức tranh thiên nhiên được thể hiện qua các khổ thơ. Gợi ý: - Không gian là buổi “chiều mộng” - lãng mạn, êm ái hòa vào đó “thơ trên nhánh duyên” gợi nên khung cảnh trữ tình → hài hòa, tuyệt đẹp. - Cảnh nắng chiều ở khổ 2 mang nét mạnh mẽ hơn cảnh nắng ở khổ 1 → Có một sự rung động đến từ trái tim. Trên con đường đó, mọi rung động nhỏ nhất của cảm xúc bị phát hiện, bất kể người ta có cố gắng giấu chúng bằng cách nào đi nữa. - Chiều thu tàn, không gian mở rộng, bắt đầu trở nên gấp gáp hơn. Trời trở nên lạnh hơn → Xao xuyến, bâng khuâng, có chút lo lắng trước sự giá lạnh, cô đơn. - Sự êm ả của mùa thu, tĩnh lặng như chẳng có gì đặc biệt → Hòa hợp tự nhiên, cảm nhận về hạnh phúc với mức độ cao nhất. | 1 điểm |
Câu 10 | - HS trình bày suy nghĩ của anh/chị về cái duyên được gợi trong đoạn thơ + Đảm bảo yêu cầu hình thức. + Đảm bảo yêu cầu nội dung. Ví dụ: hình ảnh của mối tình duyên đôi lứa. Hình ảnh “nhánh duyên” là một hình ảnh thơ độc đáo. Nhánh duyên gợi một mối tình mỏng manh của tác giả. Từ đó tác giả thổ lộ về mối tình duyên ngắn ngủi, mong manh và bé nhỏ của mình với người mình yêu,… | 1 điểm |
Câu | Đáp án | Điểm |
a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài khái quát được vấn đề. | 0,25 điểm | |
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luậnTâm hồn của Từ Thức và hành động từ quan của nhân vật này. | 0,25 điểm | |
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểmHọc sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Dưới đây là một vài gợi ý cần hướng tới: - Việc Từ Thức đề thơ vịnh cảnh ở nhiều nơi cho thấy chàng là một người có tâm hồn tự do, phóng khoáng, yêu thiên nhiên, yêu thích sự tự do và bay nhảy, thích những thú vui của một thi nhân xưa: ngắm cảnh, uống rượu, ngâm thơ. - Hành động từ quan của Từ Thức mang ý nghĩa tích cực bởi vì việc làm này của chàng thể hiện được phẩm chất không màng danh lợi và không chịu bó mình trong vòng danh lợi chật hẹp của chàng. - Chàng từ chức để được tự do, cho thấy chàng là một người có tâm hồn tự do, phóng khoáng, yêu thiên nhiên,yêu thích sự tự do và bay nhảy, thích những thú vui của một thi nhân xưa: ngắm cảnh, uống rượu, ngâm thơ. | 2,5 điểm | |
d. Chính tả, ngữ pháp Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt. | 0,5 điểm | |
e. Sáng tạo - Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ. | 0,5 điểm |