ĐỀ 6
MA TRẬN ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ I
TT | Kĩ năng | Nội dung | Mức độ nhận thức | Tổng % điểm | |||||||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Vận dụng cao | ||||||||
TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | ||||
1 | Đọc hiểu | Thần thoại | 3 | 0 | 5 | 0 | 0 | 2 | 0 | 0 | 60 |
2 | Viết | Viết bài văn nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm thơ | 0 | 1* | 0 | 1* | 0 | 1* | 0 | 1* | 40 |
Tổng | 15 | 5 | 25 | 15 | 0 | 30 | 0 | 10 | 100% | ||
Tỉ lệ % | 20% | 40% | 30% | 10% | |||||||
Tỉ lệ chung | 60% | 40% |
BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ I
TT | Chương/ chủ đề | Nội dung/ đơn vị kiến thức | Mức độ đánh giá | Số câu hỏi theo mức độ nhận thức | |||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Vận dụng cao | ||||
1 | Đọc hiểu | Thần thoại | Nhận biết: - Nhận biết được không gian, thời gian trong truyện thần thoại. - Nhận biết được đặc điểm của cốt truyện, câu chuyện, nhân vật trong truyện thần thoại. - Nhận biết được đề tài, các chi tiết tiêu biểu, đặc trưng của truyện thần thoại. - Nhận biết được bối cảnh lịch sử - văn hoá được thể hiện trong truyện thần thoại. Thông hiểu: - Tóm tắt được cốt truyện. - Hiểu và phân tích được nhân vật trong truyện thần thoại; lí giải được vị trí, vai trò, ý nghĩa của nhân vật trong tác phẩm. - Nêu được chủ đề, tư tưởng, thông điệp của văn bản; phân tích được một số căn cứ để xác định chủ đề. - Lí giải được tác dụng của việc chọn nhân vật người kể chuyện; lời người kể chuyện, lời nhân vật, ... trong truyện thần thoại. - Lí giải được ý nghĩa, tác dụng của đề tài, các chi tiết tiêu biểu, đặc trưng của truyện thần thoại. - Rút ra được bài học về cách nghĩ, cách ứng xử do văn bản gợi ra. - Nêu được ý nghĩa hay tác động của tác phẩm đối với nhận thức, tình cảm, quan niệm của bản thân. Vận dụng: - Vận dụng những hiểu biết về bối cảnh lịch sử – văn hoá được thể hiện trong văn bản để lí giải ý nghĩa, thông điệp của văn bản. - Đánh giá được ý nghĩa, giá trị của thông điệp, chi tiết, hình tượng,… trong tác phẩm theo quan niệm của cá nhân. | 3TN | 5TN | 2TL | |
2 | Viết | Viết bài văn nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm thơ | Nhận biết: - Giới thiệu được đầy đủ thông tin chính về tên tác phẩm, tác giả, thể loại,… của bài thơ. - Trình bày được những nội dung khái quát của tác phẩm văn học. Thông hiểu: - Triển khai vấn đề nghị luận thành những luận điểm phù hợp. Phân tích được những đặc sắc về nội dung, hình thức nghệ thuật và chủ đề của tác phẩm. - Kết hợp được lí lẽ và dẫn chứng để tạo tính chặt chẽ, logic của mỗi luận điểm. - Đảm bảo cấu trúc của một văn bản nghị luận; đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. Vận dụng: - Nêu được những bài học rút ra từ tác phẩm thơ. - Thể hiện được sự đồng tình/ không đồng tình với thông điệp của tác giả (thể hiện trong tác phẩm). Vận dụng cao: - Đánh giá được ý nghĩa, giá trị của nội dung và hình thức tác phẩm. - Thể hiện rõ quan điểm, cá tính trong bài viết; sáng tạo trong cách diễn đạt. | 1TL* | |||
Tổng số câu | 3TN | 5TN | 2TL | 1TL | |||
Tỉ lệ (%) | 20% | 40% | 30% | 10% | |||
Tỉ lệ chung | 60% | 40% |
SỞ GD&ĐT TỈNH …………………….. ĐỀ SỐ 6 | ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ INăm học: 2022 – 2023 Môn: Ngữ văn – Lớp 10(Thời gian làm bài: 90 phút) |
Phần 1: Đọc hiểu (6,0 điểm)
Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:
THẦN LÚA
Nữ thần Lúa là một cô gái xinh đẹp, dáng người ẻo lả và có tính hay hờn dỗi. Nàng là con gái Ngọc Hoàng. Sau những trận lụt lội ghê gớm xảy ra, sinh linh cây cỏ đều bị diệt hết, trời bèn cho những người còn sống sót sinh con đẻ cái trên mặt đất và sai Nữ thần Lúa xuống trần gian, nuôi sống loài người.
Nữ thần làm phép cho những hạt giống gieo xuống đất nảy mầm, mọc thành cây, kết bông mẩy hạt. Lúa chín tự về nhà không cần gặt và không phải phơi phóng gì cả. Cần ăn, cứ ngắt bông bỏ vào nồi là lúa sẽ thành cơm.
Một hôm, cô con gái nhà kia đang bận việc. Sân chưa quét dọn, cửa kho cũng chưa mở, lúa ở ngoài đã ùn ùn kéo về. Cô gái cuống quít và đâm cáu. Sẵn tay đang cầm cái chổi, cô đập vào đầu bông lúa mà mắng:
- Người ta chưa dọn dẹp xong đã bò về. Gì mà hấp tấp thế.
Nữ thần Lúa đang dẫn các bông lúa vào sân, thấy sân, đường bẩn thỉu vương đầy rác rưởi đã bực trong lòng, lại bị phang một cán chổi vào đầu, tức lắm. Cả đám lúa đều thốt lên:
- Muốn mệt thì ta cho mệt luôn. Từ nay mang hái tre, liềm sắc ra cắt, chở ta về.
Từ đó, nữ thần Lúa dỗi, nhất định không cho lúa bò về nữa. Người trần gian phải xuống tận ruộng lấy từng bông. Thấy vất vả mệt nhọc quá, người ta mới chế ra liềm hái để cắt lúa cho nhanh. Và lúa cũng không tự biến thành cơm nữa, mà phải phơi phóng, xay giã cho ra gạo.
Sự hờn dỗi của nữ thần Lúa còn đôi khi cay nghiệt hơn nữa. Nữ thần vẫn giận sự phũ phàng của con người, nên nhiều lần đã cấm không cho các bông lúa nảy nở. Có kết hạt thì cũng chỉ là lúa lép mà thôi. Vì thế sau này mỗi lần gặt xong là người trần gian phải làm lễ cúng hồn Lúa, cũng là cúng thần Lúa. Có nơi không gọi như thế thì gọi là cúng cơm mới. Cúng hồn Lúa, cơm mới, do các gia đình tổ chức trong nhà mình.
Các làng, các bản cũng phải mở những ngày hội chung để cúng thần Lúa. Trong những ngày hội ấy, mở đầu cho các cuộc tế tự và trò vui, thường có một tiết mục hấp dẫn, gọi là “Rước bông lúa”. Các trò Trám (Vĩnh Phú), trò Triêng (Thanh Hóa), trò thổi tù và cây Hồng (Nghệ An, Hà Tĩnh... đều có rước bông lúa như vậy).
(Trích trong Kho tàng truyện thần thoại Việt Nam, NXB Giáo dục 2008)
Câu 1: Nhân vật chính trong truyện là ai?
A. Thần Lúa
B. Ngọc Hoàng
C. Cô gái lười biếng
D. Người trần gian
Câu 2: Văn bản trên được kể theo ngôi thứ mấy?
A. Ngôi thứ nhất
B. Ngôi thứ hai
C. Ngôi thứ ba
D. Không xác định
Câu 3: Chi tiết nào dưới đây không phải chi tiết kì ảo trong truyện?
A. Lúa chín tự về nhà không cần gặt và không phải phơi phóng gì cả. Cần ăn, cứ ngắt bông bỏ vào nồi là lúa sẽ thành cơm
B. Nữ thần Lúa đang dẫn các bông lúa vào sân
C. Cả đám lúa đều thốt lên:
- Muốn mệt thì ta cho mệt luôn. Từ nay mang hái tre, liềm sắc ra cắt, chở ta về
D. Người trần gian phải xuống tận ruộng lấy từng bông. Thấy vất vả mệt nhọc quá, người ta mới chế ra liềm hái để cắt lúa cho nhanh
Câu 4: Nhân vật thần Lúa trong câu chuyện trên mang những đặc điểm gì của nhân vật thần thoại?
A. Nguồn gốc thần linh, có năng lực siêu nhiên và khả năng biến hóa khác thường
B. Nguồn gốc giống với con người, tuy nhiên có khả năng biến hóa mọi vật
C. Nguồn gốc giống với con người, hình dạng khổng lồ, kích thước to lớn
D. Nguồn gốc thần linh, năng lực giống với con người, và không có khả năng biến hóa vạn vật
Câu 5: Truyện giải thích cho sự kiện văn hóa nào trong đời sống nhân dân?
A. Làm bánh chưng, bánh giầy
B. Cúng cơm mới, cúng hồn Lúa
C. Cúng Thổ công, thần đất
D. Làm bánh chay để cúng thần linh
Câu 6: Nghĩa của từ Hán Việt “trần gian” trong câu văn “Người trần gian phải xuống tận ruộng lấy từng bông.” được hiểu như thế nào?
A. Cõi hư vô, hư ảo
B. Con người trên mặt đất
C. Triều đình ở trên trời
D. Thế giới của cõi thần tiên
Câu 7: Lễ “Cúng hồn lúa” được nhắc tới trong văn bản mang ý nghĩa gì?
A. Sau mỗi mùa gặt, người trần phải làm lễ để mong thần Lúa bớt giận dỗi, làm ảnh hưởng tới mùa màng vụ sau
B. Sau mỗi mùa gặt, người trần phải làm lễ để tưởng nhớ tới thần Lúa
C. Sau mỗi mùa gặt, người trần phải làm lễ để tỏ lòng biết ơn tới thần Lúa đã ban tặng một mùa gặt bội thu
D. Sau mỗi mùa gặt, người trần phải làm lễ để hi vọng thần Lúa sẽ ban tặng nhiều hạt giống mới vào vụ mùa tới
Câu 8: Truyện phản ánh nhận thức của con người thời xưa về điều gì?
A. Nguồn gốc cây lúa, nghề trồng lúa
B. Nguồn gốc các lễ hội liên quan đến cây lúa
C. Nguồn gốc nữ thần Lúa
D. Nguyên nhân nỗi vất vả của người trồng lúa
Câu 9: Thần Mưa và thần Sét trong thần thoại Việt Nam được miêu tả:
- Thần Mưa: “Thần Mưa là vị thần hình rồng, thường bay xuống hạ giới hút nước biển, nước sông vào bụng rồi bay lên trời cao phun nước ra làm mưa cho thế gian có nước uống và cày cấy, cây cỏ trên mặt đất được tốt tươi. Thần Mưa thường theo lệnh Trời đi phân phát nước ở các nơi. Thần Mưa có tính hay quên, có vùng cả năm không đến, sinh ra hạn hán ở hạ giới, có vùng lại đến luôn, làm thành lụt lội.”
- Thần Sét: “Tính thần Sét rất nóng nẩy: Hễ Ngọc Hoàng sai là đi ngay, hễ thấy là đánh liền cho nên cũng có lúc làm cho người, vật chết oan. Vì thế mà thần Sét đã có lúc bị Ngọc Hoàng phạt vì đánh lầm giết hại kẻ vô tội.”
Anh/chị hãy rút ra điểm tương đồng trong tính cách của ba vị thần: thần Mưa, thần Sét và thần Lúa.
Câu 10: Viết đoạn văn ngắn chỉ ra một chi tiết anh/chị cảm thấy thích thú nhất trong câu chuyện trên.
Phần 2: Viết (4,0 điểm)Anh/chị hãy viết bài văn nghị luận phân tích, đánh giá tác phẩm “Mùa xuân chín” của Hàn Mặc Tử.
HƯỚNG DẪN CHẤM
Phần 1: Đọc hiểu (6,0 điểm)Câu | Đáp án | Điểm |
Câu 1 | A. Thần Lúa | 0,5 điểm |
Câu 2 | C. Ngôi thứ ba | 0,5 điểm |
Câu 3 | D. Người trần gian phải xuống tận ruộng lấy từng bông. Thấy vất vả mệt nhọc quá, người ta mới chế ra liềm hái để cắt lúa cho nhanh | 0,5 điểm |
Câu 4 | A. Nguồn gốc thần linh, có năng lực siêu nhiên và khả năng biến hóa khác thường | 0,5 điểm |
Câu 5 | B. Cúng cơm mới, cúng hồn Lúa | 0,5 điểm |
Câu 6 | B. Con người trên mặt đất | 0,5 điểm |
Câu 7 | C. Sau mỗi mùa gặt, người trần phải làm lễ để tỏ lòng biết ơn tới thần Lúa đã ban tặng một mùa gặt bội thu | 0,5 điểm |
Câu 8 | A. Nguồn gốc cây lúa, nghề trồng lúa | 0,5 điểm |
Câu 9 | Điểm tương đồng trong tính cách của thần Mưa, thần Sét và thần Lúa: tuy là thần nhưng các vị thần trên đều có những nét tính cách gần gũi với con người: đãng trí, nóng giận, dỗi hờn... | 1 điểm |
Câu 10 | - HS đưa ra chi tiết anh/chị cảm thấy thích thú nhất trong câu chuyện trên. + Đảm bảo yêu cầu hình thức: đoạn văn + Đảm bảo yêu cầu nội dung | 1 điểm |
Câu | Đáp án | Điểm |
a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài khái quát được vấn đề. | 0,25 điểm | |
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luậnPhân tích, đánh giá tác phẩm “Mùa xuân chín” của Hàn Mặc Tử. | 0,25 điểm | |
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểmHọc sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Dưới đây là một vài gợi ý cần hướng tới: - Giới thiệu về tác giả và tác phẩm. - Nêu vấn đề chính sẽ được tập trung phân tích trong bài viết. - Phân tích, đánh giá mạch ý tưởng, cảm xúc của nhân vật trữ tình. + Nhan đề bài thơ: gợi ra sự căng tràn, tròn đầy của mùa xuân. + Mạch cảm xúc của nhân vật trữ tình đi từ ngoại cảnh đến tâm cảnh. - Phân tích, đánh giá sự phát triển của hình tượng chính và tính độc đáo của những phương ngôn ngữ đã được sử dụng. * Khung cảnh mùa xuân: - Thiên nhiên tươi đẹp, tràn đầy nhựa sống + Hình ảnh thơ gợi hình gợi cảm: “làn nắng ửng”, “khói mơ tan”, “bóng xuân sang”, “sóng cỏ xanh tươi gợn tới trời”. + Biện pháp tu từ: Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác “bóng xuân sang”. Đảo ngữ “Sột soạt gió trêu tà áo biếc” với từ láy “sột soạt” để miêu tả âm thanh của gió thổi tình tứ, trêu đùa tà áo biếc. + Nhịp thơ: có sự thay đổi linh hoạt → Gợi mở không gian. + Gieo vần: “vàng” – “sang”, “trời” – “chơi” → Không gian rộng lớn. => Ngôn từ của bài thơ gợi lên khung cảnh của một mùa xuân đang vào giai đoạn đẹp nhất, rực rỡ và căng tràn sức sống. - Con người đang độ tuổi xuân rực rỡ: + Hình ảnh thơ giàu sức gợi: “đám xuân xanh”, “tiếng ca vắt vẻo”, “khách xa”, “chị ấy”. + Biện pháp tu từ: Nhân hóa “tiếng ca” – “vắt vẻo”, “hổn hển” So sánh “tiếng ca” – “lời của nước mây” + Nhịp thơ cũng có sự thay đổi để phù hợp với tâm trạng nuối tiếc của nhân vật trữ tình. => Trong khung cảnh mùa xuân, con người hiện lên với tiếng ca trong trẻo, ngây thơ. * Tâm trạng của nhân vật trữ tình: - Câu hỏi tu từ: “- Chị ấy, năm nay còn gánh thóc/ Dọc bờ sông trắng nắng chang chang?” - Gieo vần “làng” – “chang chang” bày tỏ sự vang vọng trong tâm tưởng của nhân vật trữ tình. - Hệ thống từ láy: “Hổn hển”, “thầm thĩ”, “chang chang”, “bâng khuâng”. => Thể hiện nỗi nhớ quê, khát khao giao cảm với người, với đời. - Phân tích, đánh giá nét hấp dẫn riêng của bài thơ so với những sáng tác cùng đề tài, chủ đề, thể loại. - Khẳng định giá trị tư tưởng và giá trị thẩm mĩ của bài thơ, ý nghĩa của bài thơ. | 2,5 điểm | |
d. Chính tả, ngữ pháp Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt. | 0,5 điểm | |
e. Sáng tạo - Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ. | 0,5 điểm |