Đề thi giữa học kì 1 Ngữ Văn 10 Chân trời sáng tạo năm 2022 - 2023 có đáp án (Đề 4)


ĐỀ 4

MA TRẬN ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ I

TT

Kĩ năng

Nội dung

Mức độ nhận thức

Tổng % điểm

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

1

Đọc hiểu

Thần thoại

4

0

4

0

0

2

0

0

60

2

Viết

Viết bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội

0

1*

0

1*

0

1*

0

1*

40

Tổng

20

5

20

15

0

30

0

10

100%

Tỉ lệ %

25%

35%

30%

10%

Tỉ lệ chung

60%

40%

BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ I

TT

Chương/ chủ đề

Nội dung/ đơn vị kiến thức

Mức độ đánh giá

Số câu hỏi theo mức độ nhận thức

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

1

Đọc hiểu

Thần thoại

Nhận biết:

- Nhận biết được không gian, thời gian trong truyện thần thoại.

- Nhận biết được đặc điểm của cốt truyện, câu chuyện, nhân vật trong truyện thần thoại.

- Nhận biết được đề tài, các chi tiết tiêu biểu, đặc trưng của truyện thần thoại.

- Nhận biết được bối cảnh lịch sử – văn hoá được thể hiện trong truyện thần thoại.

Thông hiểu:

- Tóm tắt được cốt truyện.

- Hiểu và phân tích được nhân vật trong truyện thần thoại; lí giải được vị trí, vai trò, ý nghĩa của nhân vật trong tác phẩm.

- Nêu được chủ đề, tư tưởng, thông điệp của văn bản; phân tích được một số căn cứ để xác định chủ đề.

- Lí giải được tác dụng của việc chọn nhân vật người kể chuyện; lời người kể chuyện, lời nhân vật,... trong truyện thần thoại.

- Lí giải được ý nghĩa, tác dụng của đề tài, các chi tiết tiêu biểu, đặc trưng của truyện thần thoại.

- Rút ra được bài học về cách nghĩ, cách ứng xử do văn bản gợi ra.

- Nêu được ý nghĩa hay tác động của tác phẩm đối với nhận thức, tình cảm, quan niệm của bản thân.

Vận dụng:

- Vận dụng những hiểu biết về bối cảnh lịch sử – văn hoá được thể hiện trong văn bản để lí giải ý nghĩa, thông điệp của văn bản.

- Đánh giá được ý nghĩa, giá trị của thông điệp, chi tiết, hình tượng,… trong tác phẩm theo quan niệm của cá nhân.

4TN

4TN

2TL

2

Viết

Viết bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội

Nhận biết:

- Xác định được yêu cầu về nội dung và hình thức của bài văn nghị luận.

- Mô tả được vấn đề xã hội và những dấu hiệu, biểu hiện của vấn đề xã hội trong bài viết.

- Xác định rõ được mục đích, đối tượng nghị luận.

Thông hiểu:

- Triển khai vấn đề nghị luận thành những luận điểm phù hợp.

- Kết hợp được lí lẽ và dẫn chứng để tạo tính chặt chẽ, logic của mỗi luận điểm.

- Đảm bảo cấu trúc của một văn bản nghị luận; đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.

Vận dụng:

- Đánh giá được ý nghĩa, ảnh hưởng của vấn đề đối với con người, xã hội.

- Nêu được những bài học, những đề nghị, khuyến nghị rút ra từ vấn đề bàn luận.

Vận dụng cao:

- Sử dụng kết hợp các phương thức miêu tả, biểu cảm,… để tăng sức thuyết phục cho bài viết.

- Thể hiện rõ quan điểm, cá tính trong bài viết.

1TL*

Tổng số câu

4TN

4TN

2TL

1TL

Tỉ lệ (%)

25%

35%

30%

10%

Tỉ lệ chung

60%

40%

SỞ GD&ĐT TỈNH ……………………..

ĐỀ SỐ 4

ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ I

Năm học: 2022 – 2023

Môn: Ngữ văn – Lớp 10(Thời gian làm bài: 90 phút)

Phần 1: Đọc hiểu (6,0 điểm)

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:

Tích xưa theo thần thoại Nhật Bản, các vị thần ở trên cõi trời, có một khi cùng tranh nhau quyền bá chủ thế gian. Bất kì là vị nào, cũng đều cho mình là quyền lực trên hết tất cả Trời Đất. Các vị thần mới nhất định bầu ra một người làm trọng tài trong cuộc thi, coi ai được làm bá chủ. Vị trọng tài này có trí phán đoán và tính ngay thẳng đặc biệt, lại cũng là người cao tuổi hơn hết.

Trong các vị thần, một vị bước ra và nói:

- Các ngài hãy xem đây, sẽ thấy rõ sức mạnh phi thường của tôi như thế nào.

Tức thời, một ánh chớp lạnh xạnh, liền theo đó, tiếng sấm nổ vang, làm rung động cả không trung, dường như cả thế gian đều rung rinh sắp đổ. Các vị thần đều tái mặt. Lúc bấy giờ, không còn một ai còn dám nghĩ rằng mình là người bất khả xâm phạm nữa.

Vị thần Bão Tố bước ra nói:

- Sức mạnh của tôi, còn ghê gớm hơn nữa. Hãy xem dưới kia, cánh đồng mênh mông, lặng lẽ..

Vừa dứt lời, bỗng mặt nước biển dâng lên. Ban đầu từ từ…kế đó sóng nổi gió tung…Nước càng dâng, gió càng lớn, sóng càng to…cuồn cuộn ầm ầm…Chỉ còn có một vùng nước mênh mông trắng xóa. Những ngọn núi cao, sóng đánh lấn riết, không còn thấy mặt. Sóng càng lúc càng cao, gió càng lúc càng lớn, hăm he chìm ngập đến cõi trời. Các vị thần thất sắc, cầu khẩn xin tha. Thần Bão tố vẫy tay một cái: Sóng lặng, gió êm, bấy giờ nước biển lao xao, sóng chạy lăn tăn trên bãi cát.

Các vị thần vừa tỉnh trí hoàn hồn, thì nghe có một giọng nói lanh lảnh cất lên:

- Sức mạnh không phải ở nơi sự phô trương của sức tàn bạo, vì nó chỉ có phá hoại mà không tạo lập. Sức mạnh ở cái khuất phục con người và giữ gìn họ ở trong khuất phục ấy bằng ý muốn của họ. Người ta cảm vì sự dịu dàng mà chịu khuất phục, chứ không phải vì bị khủng khiếp mà chịu khuất phục.

Dứt lời, vị thần Âm nhạc lấy ống tiêu thổi lên một hơi, nhẹ nhàng êm ái như thế nào mà hết thảy các vị thần mê mẩn tâm thần, như ngây, như dại. Tất cả đều như bị sức âm nhạc lôi cuốn vào giấc ngủ thôi miên.

Nhưng có một vị thần thái độ huyền bí, dường như thản nhiên bất động. Vị này không thấy sấm sét mà chói mắt. Sóng bủa, nước dâng cũng không khiến gương mặt trầm tĩnh của ông thay đổi. Mà tiếng nhạc du dương, thâm trầm, huyền ảo kia cũng không cảm động lòng ông chút nào cả.

Vị trọng tài day qua hỏi:

- Ngài có phải bị mù, điếc gì không?

- Không. Tôi thấy và tôi nghe.

- Tại sao Ngài không động lòng. Sấm nổ, nước dâng không làm cho quả tim Ngài dao động lên sao? Nhạc thần, tiêu thánh không làm cho tâm hồn Ngài xao xuyến sao?

- Ngài lầm! Quả tim tôi cũng đập, tâm hồn tôi cũng xao.

- Nhưng sao gương mặt Ngài, tôi không thấy lộ vẻ lo sợ hay vui sướng gì cả?

- Không. Tôi là thần Điềm Đạm. Tôi là kẻ huấn luyện cảm giác. Tôi là kẻ đã làm chủ cảm giác tôi rồi. Còn các Ngài, các Ngài chỉ là những người làm tôi mọi nó vì chính các Ngài đã không thể chế ngự nó.

Có ích gì lo đi chế trị sự vật quanh mình, trong lúc mà, một tiếng nhạc tiêu tao cũng đủ làm cho cái tay cầm sét kia phải rụng rời như rũ liệt…Còn nói đến uy lực nỗi gì, kẻ có tài ảo hoặc người kia, khi thấy nước dâng, nghe sấm nổ, cũng vẫn lao nhao lo sợ như ai. Các vị thần cúi mặt làm thinh.

Vị trọng tài nói tiếp:

- Quyền bá chủ, là người này. Sức mạnh thật, nơi tâm hồn điềm tĩnh của người này! Hơn cả sự điều khiển sự vật, người này đã khéo léo biết điểu khiển dục tình của mình. Bất kì là một thế lực nào, nếu còn bị một thế lực khác đánh ngã, không còn gọi được là sức mạnh nữa. Người này không phô trương những thế lực vô ích như thế, rõ là người có sức mạnh trên hết. Cho dù là những ám thị những dẫn dụ nào, cũng không làm nao núng tâm hồn người này được. Trái lại, người này đã thấy hết, và khéo léo lợi dụng cả thảy để làm tôi mọi cho mình. Nếu các vị tin cậy nơi sự phê phán của tôi, thì tôi xin nói thật: “Vị thần Điềm Đạm này xứng đáng là chúa tể của tất cả chúng ta!”.

(Nguồn: thegioicotich.vn)

Câu 1: Văn bản trên sử dụng phương thức biểu đạt chính nào?

A. Miêu tả

B. Tự sự

C. Biểu cảm

D. Nghị luận

Câu 2: Nhân vật chính trong truyện là ai?

A. Thần Điềm Đạm

B. Thần Bão Tố

C. Thần Sấm Sét

D. Thần Âm Nhạc

Câu 3: Chi tiết nào không phải là chi tiết kì ảo trong truyện?

A. Thần Bão Tố vẫy tay một cái: Sóng lặng, gió êm, bấy giờ nước biển lao xao, sóng chạy lăn tăn trên bãi cát

B. Thần Sấm Sét tạo ra ánh chớp lạnh xạnh, tiếng sấm nổ vang, làm rung động cả không trung, dường như cả thế gian đều rung rinh sắp đổ

C. Thần Bão Tố dâng nước biển, gió lớn, sóng to cuồn cuộn

D. Người ta cảm vì sự dịu dàng mà chịu khuất phục, chứ không phải vì bị khủng khiếp mà chịu khuất phục

Câu 4: Thần Điềm Đạm có khả năng gì?

A. Điều khiển cảm xúc của người khác

B. Đoán biết được cảm xúc của người khác

C. Làm chủ cảm xúc

D. Che giấu cảm xúc

Câu 5: Vì sao thần Điềm Đạm chiến thắng trong cuộc thi?

A. Vì thần Điềm Đạm có sức mạnh của sự điềm tĩnh, không một sức mạnh nào có thể làm thần nao núng

B. Vì vị trọng tài có lòng yêu mến đặc biệt đối với thần Điềm Đạm

C. Vì tài năng của các vị thần khác hết sức tầm thường, không có gì đáng kể

D. Vì thần Điềm Đạm đáp ứng được tiêu chí của cuộc thi: Chọn ra vị thần có lòng kiên định nhất

Câu 6: Thần Điềm Đạm có điểm gì khác biệt so với Sấm Sét, Bão Tố và Âm Nhạc?

A. Thần Điềm Đạm không thể hô mưa gọi gió, làm ra giai điệu, còn các vị thần khác thì có thể

B. Thần Điềm Đạm có thể làm chủ cảm giác của mình, còn các vị thần khác không thể chế ngự được cảm giác

C. Thần Điềm Đạm có thể giả mù, giả điếc để không bị ngoại cảnh tác động, còn các vị thần khác không có khả năng đặc biệt này

D. Thần Điềm Đạm không có cảm xúc, còn các vị thần khác thì có cảm xúc như con người

Câu 7: Thái độ của thần Điềm Đạm khiến anh/chị liên tưởng đến ý nghĩa được gợi ra từ dòng nào dưới đây?

A. Dù ai nói ngả nói nghiêng/ Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân

B. Tâm bất biến giữa dòng đời vạn biến

C. Chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo

D. Người có chí thì nên, nhà có nền thì vững

Câu 8: Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong câu văn “Tức thời, một ánh chớp lạnh xạnh, liền theo đó, tiếng sấm nổ vang, làm rung động cả không trung, dường như cả thế gian đều rung rinh sắp đổ.”?

A. Nhân hóa

B. So sánh

C. Nói quá

D. Liệt kê

Câu 9: Phân biệt điểm giống nhau và khác nhau giữa truyện trên với truyện “Thần trụ trời” anh/chị đã được học ở bài 1.

Câu 10: Anh/chị hãy viết đoạn văn ngắn (khoảng 5 – 7 dòng) chia sẻ điều cảm thấy thú vị nhất sau khi đọc truyện trên.

Phần 2: Viết (4,0 điểm)

Anh/chị hãy viết bài văn nghị luận về trách nhiệm của tuổi trẻ đối với quê hương, đất nước.

HƯỚNG DẪN CHẤM

Phần 1: Đọc hiểu (6,0 điểm)
CâuĐáp án

Điểm

Câu 1

B. Tự sự

0,5 điểm

Câu 2

A. Thần Điềm Đạm

0,5 điểm

Câu 3

D. Người ta cảm vì sự dịu dàng mà chịu khuất phục, chứ không phải vì bị khủng khiếp mà chịu khuất phục

0,5 điểm

Câu 4

C. Làm chủ cảm xúc

0,5 điểm

Câu 5

A. Vì thần Điềm Đạm có sức mạnh của sự điềm tĩnh, không một sức mạnh nào có thể làm thần nao núng

0,5 điểm

Câu 6

B. Thần Điềm Đạm có thể làm chủ cảm giác của mình, còn các vị thần khác không thể chế ngự được cảm giác

0,5 điểm

Câu 7

B. Tâm bất biến giữa dòng đời vạn biến

0,5 điểm

Câu 8

B. So sánh

0,5 điểm

Câu 9

- Giống nhau: đều kể về các vị thần, đều có các yếu tố kì ảo.

- Khác nhau:

Thần Trụ Trời

Truyền thần Điềm Đạm

- Giải thích sự hình thành của thế giới tự nhiên và loài người.

- Các chi tiết kì ảo tham gia trực tiếp vào hành động, việc làm của nhân vật chính.

- Có năng lực phi thường của thần.

- Không nhằm giải thích nguồn gốc của sự vật, loài người.

- Các chi tiết kì ảo không tham gia vào hành động, việc làm của nhân vật chính.

- Không có năng lực phi thường của thần, mà có tính cách gần với người thường

1 điểm

Câu 10

HS chia sẻ điều anh/chị cảm thấy thú vị nhất khi đọc truyện trên.

- Đảm bảo yêu cầu hình thức: đoạn văn

- Đảm bảo yêu cầu nội dung.

1 điểm

Phần 2: Viết (4,0 điểm)
CâuĐáp án

Điểm

a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận

Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài khái quát được vấn đề.

0,25 điểm

b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận

Trách nhiệm của tuổi trẻ đối với quê hương, đất nước.

0,25 điểm

c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm

Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Dưới đây là một vài gợi ý cần hướng tới:

- Trách nhiệm với quê hương đất nước là những việc làm, hành động thể hiện tình yêu quê hương đất nước

- Tuổi trẻ cần phải có trách nhiệm với quê hương đất nước vì:

+ Quê hương đất nước có được như ngày hôm nay là phải đánh đổi bằng bao nhiêu xương máu các thế hệ cha anh đi trước.

+ Sống có trách nhiệm sẽ giúp con người đẩy xa cái tôi cá nhân, sự ích kỉ, nhỏ nhen của mình để từ đó hướng tới những điều tốt đẹp hơn.

+ Tuổi trẻ là những người năng động, sáng tạo, sống có hoài bão, có lí tưởng,…trở thành trụ cột của quê hương, đất nước.

- Để thể hiện trách nhiệm với quê hương, đất nước tuổi trẻ cần phải:

+ Có tình yêu, niềm tự hào, sự biết ơn,…đối với quê hương, đất nước.

+ Tích cực học tập, rèn luyện bản thân để cống hiến tài năng cho đất nước.

+ Tích cực tham gia vào các hoạt động công ích, các hoạt động tình nguyện, sẵn sàng chia sẻ, giúp đỡ người khác.

- Bài học nhận thức và hành động.

2,5 điểm

d. Chính tả, ngữ pháp

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.

0,5 điểm

e. Sáng tạo

Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận, có cách diễn đạt mới mẻ, lựa chọn lí lẽ, dẫn chứng bày tỏ một cách thuyết phục.

0,5 điểm

Danh mục: Đề thi