ĐỀ 7
MA TRẬN ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ I
TT | Kĩ năng | Nội dung | Mức độ nhận thức | Tổng % điểm | |||||||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Vận dụng cao | ||||||||
TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | ||||
1 | Đọc hiểu | Sử thi | 3 | 0 | 5 | 0 | 0 | 1 | 0 | 0 | 60 |
2 | Viết | Viết bài văn nghị luận phân tích, đánh giá một truyện kể | 0 | 1* | 0 | 1* | 0 | 1* | 0 | 1* | 40 |
Tổng | 15 | 5 | 25 | 15 | 0 | 30 | 0 | 10 | 100% | ||
Tỉ lệ % | 20% | 40% | 30% | 10% | |||||||
Tỉ lệ chung | 60% | 40% |
BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ I
TT | Chương/ chủ đề | Nội dung/ đơn vị kiến thức | Mức độ đánh giá | Số câu hỏi theo mức độ nhận thức | |||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Vận dụng cao | ||||
1 | Đọc hiểu | Sử thi | Nhận biết: - Nhận biết được không gian, thời gian trong sử thi. - Nhận biết được đặc điểm của cốt truyện, câu chuyện, nhân vật trong sử thi. - Nhận biết được đề tài, các chi tiết tiêu biểu, đặc trưng của truyện sử thi. - Nhận biết được lời người kể chuyện và lời của nhân vật sử thi, cảm hứng chủ đạo và lịch sử - văn hóa. Thông hiểu: - Tóm tắt được cốt truyện. - Hiểu và phân tích được nhân vật trong sử thi; lí giải được vị trí, vai trò, ý nghĩa của nhân vật trong tác phẩm. - Nêu được chủ đề, tư tưởng của văn bản; phân tích được một số căn cứ để xác định chủ đề. - Lí giải được tác dụng của việc chọn nhân vật người kể chuyện; lời người kể chuyện, lời nhân vật, ... trong sử thi. - Lí giải được ý nghĩa, tác dụng của đề tài, các chi tiết tiêu biểu, đặc trưng của sử thi. - Rút ra được bài học về cách nghĩ, cách ứng xử do văn bản gợi ra. - Nêu được ý nghĩa hay tác động của tác phẩm đối với nhận thức, tình cảm, quan niệm của bản thân. Vận dụng: - Vận dụng những hiểu biết về bối cảnh lịch sử – văn hoá được thể hiện trong văn bản để lí giải ý nghĩa, thông điệp của văn bản. - Đánh giá được ý nghĩa, giá trị của thông điệp, chi tiết, hình tượng,… trong tác phẩm theo quan niệm của cá nhân. | 3TN | 5TN | 1TL | |
2 | Viết | Viết bài văn nghị luận phân tích, đánh giá một truyện kể | Nhận biết: - Giới thiệu được đầy đủ thông tin chính về tên tác phẩm, tác giả, thể loại,… của tác phẩm. - Trình bày được những nội dung khái quát của tác phẩm văn học. Thông hiểu: - Triển khai vấn đề nghị luận thành những luận điểm phù hợp. Phân tích được những đặc sắc về nội dung, hình thức nghệ thuật và chủ đề của tác phẩm. - Kết hợp được lí lẽ và dẫn chứng để tạo tính chặt chẽ, logic của mỗi luận điểm. - Đảm bảo cấu trúc của một văn bản nghị luận; đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. Vận dụng: - Nêu được những bài học rút ra từ tác phẩm. - Thể hiện được sự đồng tình/ không đồng tình với thông điệp của tác giả (thể hiện trong tác phẩm). Vận dụng cao: - Đánh giá được ý nghĩa, giá trị của nội dung và hình thức tác phẩm. - Thể hiện rõ quan điểm, cá tính trong bài viết; sáng tạo trong cách diễn đạt. | 1TL* | |||
Tổng số câu | 3TN | 5TN | 1TL | 1TL | |||
Tỉ lệ (%) | 20% | 40% | 30% | 10% | |||
Tỉ lệ chung | 60% | 40% |
SỞ GD&ĐT TỈNH …………………….. ĐỀ SỐ 7 | ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ INăm học: 2022 – 2023 Môn: Ngữ văn – Lớp 10(Thời gian làm bài: 90 phút) |
Phần 1: Đọc hiểu (6,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:
(Tóm tắt: Sau khi hạ được thành Tơ-roa, Uy-lít-xơ trở về quê hương. Chàng trải qua nhiều khó khăn, được sự giúp đỡ của thần linh để trở về nhà. Chàng giả dạng người hành khất nên Pê-nê-lốp - vợ chàng, không nhận ra. Nhũ mẫu Ơ-ri-clê báo cho Pê-nê-lốp biết Uy-lít-xơ đã trở về nhưng nàng tỏ ra ngờ vực, tìm cách thử thách Uy-lít-xơ)
Khi Uy-lít-xơ từ phòng tắm bước ra, trông người đẹp như một vị thần. Người lại trở về chỗ cũ, ngồi đối diện với Pê-nê-lốp, trên chiếc ghế bành ban nãy, rồi nói với nàng:
- Nàng thật là người kì lạ! Hẳn là các thần trên núi Ôlempơ đã ban cho nàng một trái tim sắt đá hơn ai hết trong đám đàn bà yếu đuối, vì một người khác chắc chắn không bao giờ có gan ngồi cách xa chồng như thế, khi chồng đi biền biệt hai mươi năm trời, trải qua bao nỗi gian truân, nay mới được trở về xứ sở. Thôi, già ơi! Già hãy kê cho tôi một chiếc giường để tôi ngủ một mình, như bấy lâu nay, vì trái tim trong ngực nàng kia là sắt.
Pê-nê-lốp khôn ngoan đáp:
- Ngài kì lạ thật! Không, tôi không kiêu ngạo, không khinh ngài, cũng không ngạc nhiên đến rối trí đâu. Tôi biết rất rõ ngài như thế nào khi ngài từ giã Itac ra đi trên một chiếc thuyền có mái chèo dài. Vậy thì, Ơ-ri-clê! Già hãy khiêng chiếc giường chắc chắn ra khỏi gian phòng vách tường kiên cố do chính tay Uy-lít-xơ xây lên, rồi lấy da cừu, chăn và vải đẹp trải lên giường.
Nàng nói vậy để thử chồng, nhưng Uy-lít-xơ bỗng giật mình nói với người vợ chung thủy:
- Nàng ơi, nàng vừa nói một điều làm cho tôi chột dạ. Ai đã xê dịch giường tôi đi chỗ khác vậy? Nếu không có thần giúp đỡ thì dù là người tài giỏi nhất cũng khó lòng làm được việc này. Nếu thần linh muốn xê dịch đi thì dễ thôi, nhưng người trần dù đang sức thanh niên cũng khó lòng lay chuyển được nó. Đây là một chiếc giường kì lạ, kiến trúc có điểm rất đặc biệt, do chính tay tôi làm lấy chứ chẳng phải ai. Nguyên trong sân nhà có một cây ô-liu lá dài; nó mọc lên, khoẻ, xanh tốt và to như cái cột. Tôi kẻ vạch gian phòng của vợ chồng mình quanh cây ô-liu ấy, rồi xây lên với đá tảng đặt khít nhau. Tôi lợp kĩ gian phòng, rồi lắp những cánh cửa bằng gỗ liền, đóng rất chắc. Sau đó tôi chặt hết cành lá của cây ô-liu lá dài, cố đẽo thân cây từ gốc cho thật vuông vắn rồi nảy đường mực, làm thành một cái chân giường và lấy khoan khoan lỗ khắp xung quanh. Tôi bào tất cả các bộ phận đặt trên chân giường đó, lấy vàng bạc và ngà nạm vào trang trí, và cuối cùng tôi căng lên mặt giường một tấm da màu đỏ rất đẹp. Đó là điểm đặc biệt mà tôi vừa nói với nàng. Nhưng nàng ơi, tôi muốn biết cái giường ấy hiện còn ở nguyên chỗ cũ, hay đã có người chặt gốc cây ô-liu mà dời nó đi nơi khác.
Người nói vậy, và Pê-nê-lốp bủn rủn cả chân tay, nàng thấy Uy-lít-xơ tả đúng mười mươi sự thật. Nàng bèn chạy ngay lại, nước mắt chan hoà, ôm lấy cổ chồng, hôn lên trán chồng và nói:
- Uy-lít-xơ! Xin chàng chớ giận thiếp, vì xưa nay chàng vẫn là người nổi tiếng khôn ngoan. Ôi! Thần linh đã dành cho hai ta một số phận xiết bao cay đắng vì người ghen ghét ta, không muốn cho ta được sống vui vẻ bên nhau, cùng nhau hưởng hạnh phúc của tuổi thanh xuân và cùng nhau đi đến tuổi già đầu bạc. Vậy giờ đây, xin chàng chớ giận thiếp, cũng đừng trách thiếp về nỗi gặp chàng mà thiếp không âu yếm chàng ngay. Thiếp luôn luôn lo sợ có người đến đây, dùng lời đường mật đánh lừa, vì đời chẳng thiếu gì người xảo quyệt, chỉ làm điều tai ác...Giờ đây, chàng đã đưa ra những chứng cớ rành rành, tả lại cái giường không ai biết rõ, ngoài chàng với thiếp và Ác-tô-rít, một người thị tì của cha thiếp cho khi thiếp về đây, và sau đó giữ cửa gian phòng vách tường kiên cố của chúng ta. Vì vậy chàng đã thuyết phục được thiếp và thiếp phải tin chàng, tuy lòng thiếp rất đa nghi.
(Trích Uy-lit-xơ trở về)
Câu 1: Đoạn trích trên sử dụng phương thức biểu đạt chính nào?
A. Biểu cảm
B. Tự sự
C. Thuyết minh
D. Nghị luận
Câu 2: Nội dung chính của đoạn trích trên là gì?
A. Lời nàng Pê-nê-lốp đối thoại với Uy-lít-xơ sau khi chàng tả đúng đặc điểm chiếc giường
B. Nàng Pê-nê-lốp đưa ra phép thử chiếc giường để thử thách Uy-lít-xơ
C. Thử thách của nàng Pê-nê-lốp dành cho Uy-lít-xơ và chi tiết đoàn tụ sau khi Uy-lít-xơ tả đúng chiếc giường
D. Chi tiết đoàn tụ sau khi Uy-lít-xơ tả đúng chiếc giường
Câu 3: Chi tiết chiếc giường được nhắc đến mấy lần?
A. 3 lần
B. 4 lần
C. 5 lần
D. 6 lần
Câu 4: Tâm trạng của nàng Pê-nê-lốp trong lời nói với chồng khi đưa ra thử thách là tâm trạng như thế nào?
A. Tâm trạng vui vẻ, phấn khởi
B. Tâm trạng ăn năn, hối lỗi
C. Tâm trạng lo sợ, bất an, sợ bị lừa dối
D. Tâm trạng buồn bã, trống trải
Câu 5: Thông qua lời thoại với vợ, anh/chị thấy cách ứng xử của chàng bộc lộ phẩm chất gì?
A. Phẩm chất trí tuệ, kiên nhẫn trải qua thử thách của Pê-nê-lốp
B. Vui vẻ, mừng rỡ khi được gặp lại vợ sau nhiều năm xa cách
C. Thiếu kiên nhẫn, bình tĩnh sau khi Pê-nê-lốp đưa ra thử thách
D. Sáng suốt, đối đáp thông minh để không bị lộ bản chất của mình
Câu 6: Việc chọn cách thử “bí mật của chiếc giường” cho thấy vẻ đẹp gì về trí tuệ và tâm hồn của nàng?
A. Pê-nê-lốp là con người bất cẩn, mất bình tĩnh, thiếu kiên nhẫn
B. Pê-nê-lốp là con người trí tuệ, thận trọng, cứng rắn
C. Pê-nê-lốp là con người thiếu tế nhị, luôn thận trọng với mọi người xung quanh
D. Pê-nê-lốp là con người xinh đẹp nhưng lại đầy chiêu trò, mưu mô
Câu 7: Cách kể của người kể chuyện thể hiện đặc trưng gì của phong cách sử thi?
A. Cách kể chuyện chậm rãi, tỉ mỉ, trang trọng
B. Cách kể chuyện khéo léo, ý nghĩa
C. Cách kể chuyện phong phú, súc tích
D. Cách kể chuyện tràn đầy sức sống, niềm tin
Câu 8: Theo anh chị, nghĩa của cụm từ “trái tim sắt đá” được hiểu như thế nào?
A. Trái tim được làm bằng sắt và đá
B. Trái tim cứng cỏi, khó lay chuyển
C. Trái tim cứng như sắt và đá
D. Trái tim sắc nhọn, cứng rắn
Câu 9: Em hãy viết đoạn văn ngắn (khoảng 8 – 10 dòng) bày tỏ suy nghĩ về lòng chung thủy của người phụ nữ trong cuộc sống hôm nay.
Phần 2: Viết (4,0 điểm)Viết bài văn nghị luận phân tích, đánh giá chủ đề và một số hình thức nghệ thuật của truyện ngụ ngôn sau:
CÂU CHUYỆN KIẾN GIẾT VOITrong một khu rừng rậm có một con voi rất hung dữ. Gặp bất kì loài vật nào, Voi cũng dùng đôi ngà ghê gớm của mình húc chết. Voi chưa chịu thua một loài vật nào. Vì vậy, càng ngày Voi càng kiêu ngạo.
Một hôm, Voi đang nghênh ngang đi dạo thì gặp một đàn kiến vàng bò qua đường. Cho rằng đàn Kiến bé nhỏ láo xược, Voi quát:
- Đàn Kiến ranh con kia! Chúng bay không biết tao là ai hay sao mà chúng bay dám bò ngang qua đường tao đi? Tao chỉ khẽ dẫm chân lên một cái là chúng mày chết cả nút. Chúng mày không biết thân biết phận tí nào cả.
Trái với Voi nghĩ, đàn kiến bé nhỏ đã cứng cỏi đáp lại:
- Này bác Voi, chúng tôi là những người biết mình biết người. Chúng tôi không bao giờ kiêu ngạo với ai cả. Nhưng nếu bác cậy sức muốn đánh nhau với chúng tôi thì chúng tôi cũng không sợ. Chúng tôi cũng không chịu lùi bước trước một sức mạnh nào đâu.
Nghe đàn Kiến trả lời như vậy, Voi nổi giận điên người. Voi lồng lên, định dẫm đàn kiến chết tan xác dưới bàn chân to lớn của mình. Đàn kiến nhỏ bé đã nhanh nhẹn tản ra, bám ngay lấy chân Voi mà leo lên lưng Voi. Đàn kiến bảo nhau xúm cả vào hai mắt Voi mà cắn, khiến Voi không sao mở được mắt nữa. Trong khi hai mắt Voi còn cay xè thì đàn kiến lại bảo nhau chui vào hai tai Voi mà đục thủng màng nhĩ. Voi đau buốt đến tận óc.
Voi cố lấy vòi để thổi và quét đàn kiến xuống đất nhưng không xuể vì đàn kiến đông quá. Đàn Kiến lại chui vào vòi Voi mà đốt, mà cắn. Voi không tài nào chịu nổi, ngã lăn ra, kêu khóc, giãy giụa ầm trời. Đàn Kiến đã đi báo thêm cho nhau biết và kéo tới mỗi lúc một nhiều, xúm vào đốt Voi cho tới chết mới chịu buông tha.
Từ đấy, họ hàng nhà voi bảo nhau phải tránh xa giống kiến nhỏ bé nhưng ghê gớm. Trước khi ăn gì, họ hàng nhà voi đều cuốn thức ăn vào vòi, giũ thật sạch để không còn Kiến nữa rồi mới dám ăn. Và voi cũng hết sức để ý, không bao giờ để cho kiến leo được lên trên người mình.
(Truyện ngụ ngôn Việt Nam)
HƯỚNG DẪN CHẤM
Phần 1: Đọc hiểu (6,0 điểm)Câu | Đáp án | Điểm |
Câu 1 | B. Tự sự | 0,5 điểm |
Câu 2 | C. Thử thách của nàng Pê-nê-lốp dành cho Uy-lít-xơ và chi tiết đoàn tụ sau khi Uy-lít-xơ tả đúng chiếc giường | 0,5 điểm |
Câu 3 | B. 4 lần | 0,5 điểm |
Câu 4 | C. Tâm trạng lo sợ, bất an, sợ bị lừa dối | 0,5 điểm |
Câu 5 | A. Phẩm chất trí tuệ, kiên nhẫn trải qua thử thách của Pê-nê-lốp | 0,5 điểm |
Câu 6 | B. Pê-nê-lốp là con người trí tuệ, thận trọng, cứng rắn | 0,5 điểm |
Câu 7 | A. Cách kể chuyện chậm rãi, tỉ mỉ, trang trọng | 0,5 điểm |
Câu 8 | B. Trái tim cứng cỏi, khó lay chuyển | 0,5 điểm |
Câu 9 | HS trình bày suy nghĩ về lòng chung thủy của người phụ nữ trong cuộc sống hôm nay. - Đảm bảo yêu cầu hình thức: đoạn văn (khoảng 8 – 10 dòng) - Đảm bảo yêu cầu nội dung. Gợi ý: Lòng chung thủy là gì? Ý nghĩa của lòng chung thủy như thế nào? Bài học nhận thức và hành động? | 2 điểm |
Câu | Đáp án | Điểm |
a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài khái quát được vấn đề. | 0,25 điểm | |
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luậnChủ đề và một số hình thức nghệ thuật của truyện ngụ ngôn “Câu chuyện Kiến giết voi”. | 0,25 điểm | |
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểmHọc sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Dưới đây là một vài gợi ý cần hướng tới: - Giới thiệu truyện và định hướng bài viết. - Chủ đề và ý nghĩa chủ đề: + Chủ đề của truyện: khuyên mỗi người không nên có tính kiêu ngạo, coi thường người khác và hiếp đáp kẻ yếu hơn mình. + Ý nghĩa: Từ câu chuyện của Voi và Kiến, tác giả dân gian đã gửi gắm thông điệp đến những người trong xã hội sống kiêu ngạo, huênh hoang cuối cùng sẽ nhận cái kết cay đắng. - Hình thức nghệ thuật: + Đặc trưng thể loại truyện ngụ ngôn: dùng cách ẩn dụ hoặc nhân hóa loài vật, con vật để hướng đến cho người đọc một chủ đề, triết lí nhân sinh, bài học cuộc sống, khuyên nhủ, răn dạy con người. + Cốt truyện: tóm tắt ngắn gọn truyện ngụ ngôn: Truyện kể về một con voi to lớn, hung hăng, kiêu ngạo. Voi tỏ thái độ xem thường những chú kiến bé nhỏ, không chịu khuất phục mình. Cuối cùng, vì tính xem thường kẻ khác, Voi bị đàn kiến vùi chết. → mượn hình ảnh của loài vật, hướng đến chủ đề của văn bản, tác giả muốn lên án thói hung hăng, xem thường người khác của voi. + Nghệ thuật tạo tình huống truyện: Một chú voi to lớn bị một đàn kiến bé nhỏ vùi chết. → Nhận xét: Tình huống truyên độc đáo, bất ngờ chuyển tải được thông điệp. + Nghệ thuật xây dựng nhân vật: Xây dựng hai nhân vật Voi - Kiến đối lập về ngoại hình, tính cách, bằng việc sử dụng nghệ thuật nhân hóa, ẩn dụ để khái quát lên thành bài học cuộc sống. → Nhân vật quen thuộc của thể loại truyện ngụ ngôn. - Nhận xét về chủ đề và hình thức nghệ thuật: + Chủ đề: bài học nhân văn về tính cách kiêu căng, ngạo nghễ. + Hình thức nghệ thuật: Bám sát đặc trưng thể loại truyện ngụ ngôn. - Khẳng định giá trị nội dung và nghệ thuật của truyện kể, tác động cụ thể đến nhận thức người đọc. | 2,5 điểm | |
d. Chính tả, ngữ pháp Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt. | 0,5 điểm | |
e. Sáng tạo Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận, có cách diễn đạt mới mẻ, lựa chọn lí lẽ, dẫn chứng bày tỏ một cách thuyết phục. | 0,5 điểm |