Đề thi giữa học kì 2 Ngữ Văn 10 Cánh diều năm 2022 - 2023 có đáp án (Đề 6)


ĐỀ 6

MA TRẬN ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ II

TT

Kĩ năng

Nội dung

Mức độ nhận thức

Tổng % điểm

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

1

Đọc hiểu

Thơ văn Nguyễn Trãi

3

0

5

0

0

2

0

0

60

2

Viết

Viết bài văn nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm truyện

0

1*

0

1*

0

1*

0

1*

40

Tổng

15

5

25

15

0

30

0

10

100%

Tỉ lệ %

20%

40%

30%

10%

Tỉ lệ chung

60%

40%

BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ II

TT

Chương/ chủ đề

Nội dung/ đơn vị kiến thức

Mức độ đánh giá

Số câu hỏi theo mức độ nhận thức

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

1

Đọc hiểu

Thơ văn Nguyễn Trãi

Nhận biết:

- Nhận biết được bối cảnh lịch sử, văn hóa, về tác giả và thể loại thông qua việc đọc hiểu các tác phẩm tiêu biểu của Nguyễn Trãi.

- Nhận biết đặc điểm và tác dụng của biện pháp tu từ liệt kê.

Thông hiểu:

- Phân tích và đánh giá được giá trị nội dung, nghệ thuật một số tác phẩm của Nguyễn Trãi.

- Hiểu được vẻ đẹp con người, thơ văn và những đóng góp của ông cho sự phát triển của văn học dân tộc.

Vận dụng:

- Đề cao tinh thần yêu nước, niềm tự hào về văn hóa và lịch sử dân tộc, về người anh hùng dân tộc – danh nhân văn hóa Nguyễn Trãi.

3TN

5TN

2TL

2

Viết

Viết bài văn nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm truyện

Nhận biết:

- Xác định được kiểu bài nghị luận văn học và vấn đề nghị luận.

- Xác định được vấn đề cụ thể (nội dung, hình thức) mà bài viết sẽ phân tích, đánh giá.

Thông hiểu:

- Suy nghĩ và thực hiện theo các bước viết bài văn nghị luận văn học.

Vận dụng:

- Vận dụng những kĩ năng tạo lập văn bản, vận dụng kiến thức của bản thân về những trải nghiệm văn học để viết được bài văn nghị luận văn học hoàn chỉnh đáp ứng yêu cầu của đề.

- Nhận xét, rút ra bài học từ trải nghiệm của bản thân.

Vận dụng cao:

- Có lối viết sáng tạo, hấp dẫn lôi cuốn; kết hợp các yếu tố miêu tả, biểu cảm để làm nổi bật ý của bản thân với vấn đề cần bàn luận.

- Lời văn sinh động, giàu cảm xúc, có giọng điệu riêng.

1TL*

Tổng số câu

3TN

5TN

2TL

1TL

Tỉ lệ (%)

20%

40%

30%

10%

Tỉ lệ chung

60%

40%

SỞ GD&ĐT TỈNH ……………………..

ĐỀ SỐ 6

ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ II

Năm học: 2022 – 2023

Môn: Ngữ văn – Lớp 10(Thời gian làm bài: 90 phút)
Phần I. Đọc hiểu (6,0 điểm)

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

THƯ CHO VƯƠNG THÔNG

(Tư không Lê Lễ và thượng tướng Lê Xí đánh nhau với quân Minh ở My Động bị thua. Vua vì sự thất bại ấy mà viết thư cho Vương Thông. My Động là Hoàng Mai động ngày nay).

Tôi nghe: Múc một gáo nước, biển cả không vì thế mà vơi; thêm một gáo nước, biển cả không vì thế mà đầy. Cho nên người dùng binh giỏi không lấy sự thắng nhỏ mà mừng, không lấy sự thua to mà sợ. Nay các ông lấy tàn tốt vài nghìn, giữ một thành trơ trọi, lương sắp hết mà viện chưa thấy đến, chúng lìa lòng mà quân ngày ít đi, cái thế mạnh yếu được thua, có thể ngồi mà tính được. Huống hồ nước An Nam binh tướng thì nhiều, tâm lực đều nhau, chiến khí càng tinh, sĩ khí càng mạnh, kẻ sĩ trí mưu, các tướng vũ dũng, chẳng khác cây rừng rậm rạp, răng lược khít nhau vậy. Các ông có thắng một trận nhỏ cũng không thấy là mạnh; mà ta có thua một trận nhỏ cũng không thấy là yếu.

Vừa rồi mấy người tì tướng của ta, tuổi trẻ tính ngông, không theo ước thúc, khinh chiến lỡ cơ, các ông lấy thế làm đắc chí. Nay đem những tướng hiệu ở các nơi Tân Bình, Thuận Hóa, Diễn, Nghệ cùng ở các sở Tiền Vệ, Tam Giang, Xương Giang, Trần Di và Thái đô đốc cùng các quan Tam ty chỉ huy, thiên bách hộ, ước hơn vài trăm người, quân nhân một vạn vài nghìn người, trai gái lớn nhỏ hơn ba vạn người bị các ông làm lầm lỡ, mà so với vài người tì tướng của ta, thì ai hơn ai kém, ai được ai thua? Thế mà ông không hề lấy thế làm lo, lại còn giương vây nói mẽ, có khác gì nhà đương cháy mà chim én còn nhơn nhơn vui vẻ cùng nhau, há chẳng đáng cười lắm sao! Và nay ở miền Lưỡng Quảng nghe tin quân ta thừa thắng ruổi dài, bọn đạo tặc đã nhân dịp mà trỗi dậy. Tích Lịch đại vương đã giữ đất xưng đế, mà binh tượng của ta ngày đêm tiến đánh, Bằng tường Long Châu ta đều lấy được. Nay ông vẫn còn ngày ngày mong đợi viện binh mà nói phao là viện binh sắp đến, thì có khác gì trong mộng nói chuyện mộng không? Lại càng đáng cười lắm!

Ngày trước Thái đô đốc và các chỉ huy thiên vạn hộ cùng các quan phủ huyện châu có bảo tôi đem sự lí trong tờ chiếu của Thái tôn hoàng đế cho lập họ Trần để vào Kinh mà tâu bày và tố cáo việc quan Tổng binh không biết trấn thủ Nam phương lại theo kế của người khác, tự gửi văn thư đi thu binh mã của các vệ giả làm giảng hòa rồi thì bội ước để đến nỗi bọn ấy nhao nhao kêu la thất sở. Song tôi nghĩ cứ tờ tâu ngày trước bắt được thì thấy tổng binh đại nhân thực có lòng thành, chỉ vì bọn họ Phương họ Mã làm mê muội mới đến nỗi thế. Bởi vậy lời bàn ấy chưa quyết. Nếu ngài nay lại biết theo lời ước cũ, thì nên cho quân về ngay, cùng hòa giải với Thái đô đốc, vừa để thoát khổ can qua cho cho hai nước, vừa để giải mối oán bị bán rẻ của Thái công. Như thế thì trọn quân mà khỏi họa, há chẳng hay sao! Nhược bằng cứ chấp mê mà giữ đến chết không biết biến thông thì cũng như câu Đường Thái tôn bảo “tận trung vô ích” (hết trung không ích gì) vậy. Và kẻ đại trượng phu làm việc nên phải lỗi lạc đường hoàng.

Ngài muốn đánh thủy, thì nên bày hết chiến thuyền ở trên sông để quyết tử chiến, muốn đánh bộ thì nên xuất hết binh mã ra đồng rộng để quyết sống mái trong một hai ngày, không nên chúi ở xó thành, chợt ra chợt vào, cướp lấy củi cỏ, cho thế là đắc sách. Như thế là việc làm của đàn bà con gái, không phải là việc làm của bậc đại trượng phu!

(Nguyễn Trãi)

Câu 1. Văn bản “Thư cho Vương Thông” thuộc sáng tác nào của Nguyễn Trãi?

A. Thơ chữ Hán

B. Văn chính luận

C. Thơ Nôm

D. Tập thơ Môn hoa mộc

Câu 2. Câu nào sau đây chứa luận điểm của đoạn văn bản 1?

A. Múc một gáo nước, biển cả không vì thế mà vơi

B. Thêm một gáo nước, biển cả không vì thế mà đầy

C. Các ông có thắng một trận nhỏ cũng không thấy là mạnh; mà ta có thua một trận nhỏ cũng không thấy là yếu

D. Ta có thua một trận nhỏ cũng không thấy là yếu

Câu 3. Nguyễn Trãi dùng từ ngữ nào để vạch trần bộ mặt giả dối của Vương Thông?

A. Giương vây nói mẽ, lại càng đáng đời lắm

B. Giương vây nói mẽ, mà nói phao, mộng nói chuyện mộng

C. Như thế là việc của đàn bà con gái, không phải là việc làm của bâc đại trượng phu

D. Kẻ đại trượng phu làm việc nên phải lỗi lạc đường hoàng

Câu 4. Dòng nào nói lên các thủ pháp nghệ thuật trong luận điểm 1?

A. Đối lập, so sánh, ẩn dụ

B. Ẩn dụ, so sánh

C. Hoán dụ, so sánh

D. Nhân hóa, so sánh

Câu 5. Tư tưởng nhân văn của Nguyễn Trãi được thể hiện qua dòng nào sau đây?

A. … không nên chúi ở xó thành, chợt ra chợt vào, cướp lấy củi cỏ…

B. Nay ông vẫn còn ngày ngày mong đợi viện binh mà nói phao là viện binh sắp đến, thì có khác gì trong mộng nói chuyện mộng không?

C. Nên cho quân về ngay, cùng hòa giải với Thái đô đốc, vừa để thoát khỏi cổ can qua cho hai nước, vừa để giải mối oán bị bán rẻ của Thái công.

D. … nên cho quân về ngay, cùng hòa giải …

Câu 6. Dòng nào nói đúng các yếu tố biểu cảm và tác dụng của chúng đối với mục đích của văn bản?

A. Há chẳng đáng cười lắm sao! Lại càng đáng cười lắm!: Mỉa mai, coi thường quân giặc

B. Như thế là việc làm của đàn bà, con gái: coi thường quân giặc

C. Kẻ đại trượng phu làm việc nên phải lỗi lạc đường hoàng: đánh giá thấp đối phương

D. Lại càng đáng cười lắm!: thích thú trước sự tầm thường của đối phương

Câu 7. Mục đích của toàn văn bản “Thư cho Vương Thông” là gì?

A. Để vạch trần sự giả dối của Vương Thông và sự thất bại không thể tránh khỏi của kẻ thù

B. Để thể hiện sức mạnh của quân ta

C. Để thể hiện tư tưởng nhân văn của Lê Lợi

D. Để thể hiện sức mạnh của quân giặc

Câu 8. Văn bản “Thư cho Vương Thông” đã thể hiện mối tương quan lực lượng của quân ta với quân giặc như thế nào?

A. Thế giằng co

B. Quân giặc mạnh hơn

C. Quân ta làm chủ thế trận

D. Quân ta chưa rõ lực lượng của đối phương

Câu 9. Phân tích nghệ thuật lập luận của Nguyễn Trãi ở đoạn văn bản sau. Và chỉ ra vai trò của đoạn đối với mục đích toàn văn bản.

Ngài muốn đánh thủy, thì nên bày hết chiến thuyền ở trên sông để quyết tử chiến, muốn đánh bộ thì nên xuất hết binh mã ra đồng rộng để quyết sống mái trong một hai ngày, không nên chúi ở xó thành, chợt ra chợt vào, cướp lấy củi cỏ, cho thế là đắc sách. Như thế là việc làm của đàn bà con gái, không phải là việc làm của bậc đại trượng phu!”

Câu 10. Văn bản “Thư cho Vương Thông” của Nguyễn Trãi đã giúp em nhận thấy những tài năng nào của Nguyễn Trãi?

Phần II. Viết (4,0 điểm)

Anh/ chị hãy phân tích, đánh giá nhân vật Quan Công qua đoạn trích “Hồi trống Cổ Thành” (Tam quốc diễn nghĩa – La Quán Trung)

HƯỚNG DẪN CHẤM

Phần I. Đọc hiểu (6,0 điểm)
CâuĐáp án

Điểm

Câu 1

B. Văn chính luận

0,5 điểm

Câu 2

C. Các ông có thắng một trận nhỏ cũng không thấy là mạnh; mà ta có thua một trận nhỏ cũng không thấy là yếu

0,5 điểm

Câu 3

B. Giương vây nói mẽ, mà nói phao, mộng nói chuyện mộng

0,5 điểm

Câu 4

A. Đối lập, so sánh, ẩn dụ

0,5 điểm

Câu 5

C. Nên cho quân về ngay, cùng hòa giải với Thái đô đốc, vừa để thoát khỏi cổ can qua cho hai nước, vừa để giải mối oán bị bán rẻ của Thái công

0,5 điểm

Câu 6

A. Há chẳng đáng cười lắm sao! Lại càng đáng cười lắm!: Mỉa mai, coi thường quân giặc

0,5 điểm

Câu 7

A. Để vạch trần sự giả dối của Vương Thông và sự thất bại không thể tránh khỏi của kẻ thù

0,5 điểm

Câu 8

C. Quân ta làm chủ thế trận

0,5 điểm

Câu 9

HS nêu nghệ thuật lập luận và vai trò:

- Nghệ thuật lập luận:

+ Chọn cách tôn trọng đối phương: tùy lựa chọn

+ Lồng ghép, định hướng thể hiện lòng tự tôn của đối phương bằng lối nói tự trọng của những người cầm quân: quyết tử chiến; quyết sống mái.

+ Dùng thủ pháp đối lập (quyết chiến lớn lao, hành động đánh lén); hình ảnh “chúi ở xó thành, chợt ra chợt vào, cướp lấy củi cỏ, đàn bà” khích tướng để đối phương phải tỏ thái độ, hành động.

- Vai trò: thể hiện sự nhất quán với toàn văn bản về thái độ đối với tướng giặc: coi thường, mỉa mai…; về mục đích khẳng định: không thể thắng được quân ta, sự thất bại không thể tránh khỏi của kẻ thù;…

1,0 điểm

Câu 10

HS nhận xét về tài năng của Nguyễn Trãi:

- Về quân sự, chính trị: am hiểu đối phương, thời cuộc, thế trận (lực lượng hiện tại của đôi bên).

- Về văn chương: tài thuyết phục biện luận (sử dụng nhiều thao tác lập luận, lí lẽ sắc bén, lập luận logic, bằng chứng xác thực, ngôn ngữ phong phú, giàu hình ảnh, kết hợp biểu cảm,…)

1,0 điểm

Phần II. Viết (4,0 điểm)
CâuĐáp án

Điểm

a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận văn học

Mở bài giới thiệu được vấn đề. Thân bài triển khai được vấn đề. Kết bài khái quát lại vấn đề và nêu bài học nhận thức.

0,25 điểm

b. Xác định đúng yêu cầu của đề: Phân tích, đánh giá nhân vật Quan Công qua đoạn trích “Hồi trống Cổ Thành” (Tam quốc diễn nghĩa – La Quán Trung)

0,25 điểm

c. Bài viết có thể triển khai theo nhiều cách khác nhau song cần đảm bảo các ý sau:

- Mở bài:

+ Giới thiệu tác giả, tác phẩm.

+ Giới thiệu nhân vật Quan Công.

- Thân bài:

+ Nêu bối cảnh lịch sử của văn bản.

+ Khái quát nhân vật Quan Công.

+ Phân tích, đánh giá nhân vật:

• Quan Công là người hiểu thời thế, tinh tế và khéo léo.

• Khi gặp Trương Phi: Quan Công vô cùng mừng rỡ “giao long đao, tế ngựa lại đón”.

• Khi bị Trương Phi hiểu lầm: Luôn có thái độ điềm đạm, bình tĩnh để gỡ bỏ những hiểu lầm.

• Để minh oan, chấp nhận thử thách, sẵn sàng hành động và dùng hành động để chứng tỏ lòng trung.

• Chém Sái Dương khi chưa dứt một hồi trống của Trương Phi.

→ Quan Công là một dũng tướng, trung tín, khéo léo, hiểu thời thế. Ông còn là một người độ lượng, tuyệt nghĩa.

- Kết bài: Thể hiện cảm xúc của bản thân với nhân vật và nêu bài học.

2,5 điểm

d. Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.

0,5 điểm

e. Sáng tạo: Diễn đạt sáng tạo, sinh động, giàu hình ảnh, có giọng điệu riêng.

0,5 điểm

Danh mục: Đề thi