Đề thi giữa học kì 2 Ngữ Văn 10 Cánh diều năm 2022 - 2023 có đáp án (Đề 3)


ĐỀ 3

MA TRẬN ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ II

TT

Kĩ năng

Nội dung

Mức độ nhận thức

Tổng % điểm

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

1

Đọc hiểu

Thơ văn Nguyễn Trãi

2

1

2

1

0

1

0

0

50

2

Viết

Viết bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội

0

1*

0

1*

0

1*

0

2*

50

Tổng

10

20

10

20

0

20

0

20

100%

Tỉ lệ %

30%

30%

20%

20%

Tỉ lệ chung

60%

40%

BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ II

TT

Chương/ chủ đề

Nội dung/ đơn vị kiến thức

Mức độ đánh giá

Số câu hỏi theo mức độ nhận thức

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

1







Đọc hiểu








Thơ văn Nguyễn Trãi

Nhận biết:

- Nhận biết được bối cảnh lịch sử, văn hóa, về tác giả và thể loại thông qua việc đọc hiểu các tác phẩm tiêu biểu của Nguyễn Trãi.

- Nhận biết đặc điểm và tác dụng của biện pháp tu từ liệt kê.

Thông hiểu:

- Phân tích và đánh giá được giá trị nội dung, nghệ thuật một số tác phẩm của Nguyễn Trãi.

- Hiểu được vẻ đẹp con người, thơ văn và những đóng góp của ông cho sự phát triển của văn học dân tộc.

Vận dụng:

- Đề cao tinh thần yêu nước, niềm tự hào về văn hóa và lịch sử dân tộc, về người anh hùng dân tộc – danh nhân văn hóa Nguyễn Trãi.

2TN

1TL

2TN

1TL

1TL

2

Viết

Viết bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội

Nhận biết:

- Xác định được kiểu bài nghị luận.

- Xác định được bố cục bài văn, vấn đề cần nghị luận.

Thông hiểu:

- Trình bày rõ ràng vấn đề và ý kiến (tán thành hay phản đối).

- Đưa ra lí lẽ rõ ràng, bằng chứng xác thực, đa dạng để làm sáng tỏ cho ý kiến.

Vận dụng:

- Vận dụng những kĩ năng tạo lập văn bản, vận dụng kiến thức của bản thân về những trải nghiệm xảy ra trong cuộc sống để viết được bài văn nghị luận xã hội hoàn chỉnh đáp ứng yêu cầu của đề.

- Nhận xét, rút ra bài học từ trải nghiệm của bản thân.

Vận dụng cao:

- Có lối viết sáng tạo, hấp dẫn lôi cuốn; kết hợp các yếu tố miêu tả, biểu cảm để làm nổi bật ý của bản thân với vấn đề cần bàn luận.

- Lời văn sinh động, giàu cảm xúc, có giọng điệu riêng.

1 TL*





Tổng số câu

2TN

1TL

2TN

1TL

1TL

1 TL

Tỉ lệ (%)

30%

30%

20%

20%

Tỉ lệ chung

60%

40%

SỞ GD&ĐT TỈNH ……………………..

ĐỀ SỐ 3

ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ II

Năm học: 2022 – 2023

Môn: Ngữ văn – Lớp 10(Thời gian làm bài: 90 phút)
Phần I. Đọc hiểu (5,0 điểm)

Đọc bài thơ sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

THUẬT HỨNG BÀI 24

Công danh đã được hợp về nhàn,
Lành dữ âu chi thế ngợi khen.
Ao cạn vớt bèo cấy muống,
Trì thanh phát cỏ ương sen.
Kho thu phong nguyệt đầy qua nóc,
Thuyền chở yên hà nặng vạy then.
Bui có một lòng trung liễn hiếu,
Mài chăng khuyết, nhuộm chăng đen.

(Nguồn: Nguyễn Trãi toàn tập, NXB Khoa học Xã hội, 1976, tr. 418-419)

* liễn: có bản đọc là lẫn.

Câu 1. Bài thơ được viết theo thể thơ nào?

A. Thất ngôn bát cú

B. Thơ tự do

C. Thất ngôn tứ tuyệt

D. Thất ngôn xen lục ngôn

Câu 2. Hai câu thơ “Ao cạn vớt bèo cấy muống/ Trì thanh phát cỏ ương sen” có ý nghĩa như thế nào?

A. Gợi lên cuộc sống trù phù, đầy đủ của Nguyễn Trãi khi lui về ở ẩn

B. Gợi lên cuộc sống thiếu thốn, nghèo khó của Nguyễn Trãi khi lui về ở ẩn

C. Gợi lên hình ảnh một lão nông dân đơn giản, bình dị

D. Gợi lên khung cảnh thôn quê yên bình, êm ả

Câu 3. Hai câu luận trong “Thuật hứng bài 24” gợi vẻ đẹp gì về con người Nguyễn Trãi?

A. Tâm hồn thanh cao, sự hòa hợp với thiên nhiên của Nguyễn Trãi

B. Nỗi lo lắng khi rời chốn quan trường lui về ở ẩn

C. Niềm say mê với cuộc sống thanh tao, thoát tục

D. Tấm lòng vì dân vì nước của Nguyễn Trãi

Câu 4. Chủ đề của bài “Thuật hứng bài 24” là gì?

A. Cuộc sống ẩn dật của kẻ sĩ

B. Tấm lòng đau đáu với đất nước

C. Tâm tư, tình cảm, cuộc sống của một người hết lòng vì nước vì dân

D. Sự nuối tiếc khi về già của Nguyễn Trãi

Câu 5. Nêu ý hiểu của anh/ chị câu thơ “Lành dữ âu chi thế ngợi khen”. Từ đó, anh/ chị rút ra được bài học gì cho bản thân?

Câu 6. Hai câu kết của bài thơ cho người đọc cảm nhận như thế nào về tấm lòng trung hiếu của Nguyễn Trãi?

Câu 7. Anh/ hiểu như thế nào về tấm lòng của vị anh hùng dân tộc Nguyễn Trãi được bộc lộ qua bài “Thuật hứng bài 24”.

Phần II. Viết (5,0 điểm)

Trình bày suy nghĩ của anh chị về bài học được gợi ra từ hai câu thơ sau:

Dẫu phải khi cay đắng dập vùi,

Rằng cô Tấm cũng về làm hoàng hậu”.

HƯỚNG DẪN CHẤM

Phần I. Đọc hiểu (5,0 điểm)
CâuĐáp án

Điểm

Câu 1

D. Thất ngôn xen lục ngôn

0,5 điểm

Câu 2

C. Gợi lên hình ảnh một lão nông dân đơn giản, bình dị

0,5 điểm

Câu 3

A. Tâm hồn thanh cao, sự hòa hợp với thiên nhiên của Nguyễn Trãi

0,5 điểm

Câu 4

C. Tâm tư, tình cảm, cuộc sống của một người hết lòng vì nước vì dân

0,5 điểm

Câu 5

HS nêu ý hiểu của mình, từ đó rút ra bài học:

- Câu thơ nói lên thái độ, cách ứng xử của Nguyễn Trãi: chẳng quan tâm gì trước mọi chuyện thị phi “lành dữ”, khen chê nữa. Mọi sự đánh giá sẽ do lịch sử, cần chi phải mệt lòng trăn trở. Đó là thái độ đúng, là khí tiết của kẻ sĩ khi đã thoát vòng danh lợi, lui về suối rừng ở ẩn.

- Rút ra bài học về cách ứng xử: không bận tâm tới những nhận xét tiêu cực của người khác…

1,0 điểm

Câu 6

HS nêu cảm nhận về tấm lòng trung hiếu của Nguyễn Trãi:

Bui” là tiếng cổ, nghĩa là chỉ; “bui có” là chỉ có. Một cách nói khiêm tốn mà khẳng định, biểu lộ niềm tự hào về lòng trung hiếu của mình đối với nước, với vua và với cha mẹ. Trung hiếu là đạo làm tôi, đạo làm con. Tấm lòng trung hiếu của Nguyễn Trãi vô cùng bền vững, son sắt, thuỷ chung, dù có mài đi cũng chẳng khuyết, có nhuộm đi cũng chẳng đen.

1,0 điểm

Câu 7

HS trình bày ý hiểu về tấm lòng của vị anh hùng Nguyễn Trãi:

Thuật hứng bài 24” đã thể hiện một cách đẹp đẽ sâu sắc những tư tưởng tình cảm cao đẹp của Ức Trai như coi thường danh lợi, thích sống nhàn trong cuộc đời thanh bạch, lúc nào cũng giữ trọng lòng trung hiếu son sắt, thuỷ chung. Đọc bài thơ, ta vô cùng kính yêu và cảm phục Nguyễn Trãi - một nhân cách kẻ sĩ cao đẹp như vua Lê Thánh Tông đã ngợi ca: “Ức Trai tâm thượng quang khuê tảo”.

1,0 điểm

Phần II. Viết (5,0 điểm)
CâuĐáp án

Điểm

a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận

Mở bài giới thiệu được vấn đề. Thân bài triển khai được vấn đề. Kết bài khái quát lại vấn đề và nêu bài học nhận thức.

0,25 điểm

b. Xác định đúng yêu cầu của đề: Suy nghĩ về bài học gợi ra từ câu thơ:

“Dẫu phải khi cay đắng dập vùi,

Rằng cô Tấm cũng về làm hoàng hậu.”

→ Bài học gợi ra từ câu thơ: Sức mạnh niềm tin trong cuộc sống.

0,25 điểm

c. Bài viết có thể triển khai theo nhiều cách khác nhau song cần đảm bảo các ý sau:

* Giải thích:

- Niềm tin: sự tin tưởng, tín nhiệm vào những điều có thể làm trong cuộc sống dựa trên cơ sở hiện thực nhất định.

- Sức mạnh niềm tin trong cuộc sống là sức mạnh tinh thần, giúp con người làm được những điều mong ước, hoàn thành những dự định.

- Sức mạnh niềm tin từ đoạn trích là sức mạnh về hạnh phúc có thật ở trên đời, về quả ngọt sau bao nỗi đắng cay và niềm tin vào mơ ước ở tương lai.

* Phân tích, bình luận:

- Vì sao cần có sức mạnh niềm tin trong cuộc đời?

+ Cuộc sống bao gồm cả hai yếu tố vật chất lẫn tinh thần, tâm hồn và thể xác, tuy rằng vật chất quyết định ý thức nhưng ý thức, tinh thần phải thoải mái mới làm nên những điều tuyệt vời khác.

+ Có niềm tin sẽ tạo ra sức mạnh để vượt qua những khó khăn, trắc trở.

+ Vì cuộc đời không bao giờ lường hết cho ta những hiểm nguy, cuộc sống của chúng ta luôn trực chờ sự tổn thương nên cần có niềm tin để vượt qua.

+ Có hai cách để hạnh phúc, một là tránh những khó khăn đến với mình, hai là thay đổi thái độ của bản thân đối với những rắc rối đó.

Cách thứ nhất không nằm trong tầm kiểm soát thì luôn luôn có cách thứ hai. Chính thái độ, niềm tin của chúng ta mới là yếu tố quyết định cuộc sống.

- Biểu hiện của sức mạnh niềm tin trong cuộc đời:

+ Luôn lạc quan, yêu đời, không gục ngã trước bất kì khó khăn, thử thách nào.

+ Có ý chí, nghị lực để đối mặt và vượt qua những khó khăn.

+ Tỉnh táo để tìm những lời giải cho những bài toán mà cuộc sống đặt ra cho chúng ta. Không rối rắm, mất niềm tin.

+ Biết truyền niềm tin, niềm lạc quan cho người khác và cho cộng đồng.

* Mở rộng:

- Niềm tin là sức mạnh để vượt qua những thử thách nhưng không phải chỉ cần niềm tin là đủ. Niềm tin ấy phải dựa trên những thực lực thực tế. Tin vào điều gì đó trống rỗng sẽ càng làm chúng ta ảo tưởng vào bản thân mà thôi.

* Bài học hành động và liên hệ bản thân:

- Em có những niềm tin vào bản thân, gia đình và xã hội như thế nào? Em đã và đang làm gì để thực hiện hóa niềm tin ấy?

- Liên hệ bản thân.

3,5 điểm

d. Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.

0,5 điểm

e. Sáng tạo: Diễn đạt sáng tạo, sinh động, giàu hình ảnh, có giọng điệu riêng.

0,5 điểm

Danh mục: Đề thi