ĐỀ 9
MA TRẬN ĐỀ THI HỌC KÌ II
TT | Kĩ năng | Nội dung | Mức độ nhận thức | Tổng % điểm | |||||||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Vận dụng cao | ||||||||
TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | ||||
1 | Đọc hiểu | Văn bản nghị luận | 3 | 0 | 5 | 0 | 0 | 2 | 0 | 0 | 60 |
2 | Viết | Viết bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội | 0 | 1* | 0 | 1* | 0 | 1* | 0 | 1* | 40 |
Tổng | 15 | 5 | 25 | 15 | 0 | 30 | 0 | 10 | 100% | ||
Tỉ lệ % | 20% | 40% | 30% | 10% | |||||||
Tỉ lệ chung | 60% | 40% |
BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ THI HỌC KÌ II
TT | Chương/ chủ đề | Nội dung/ đơn vị kiến thức | Mức độ đánh giá | Số câu hỏi theo mức độ nhận thức | |||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Vận dụng cao | ||||
1 | Đọc hiểu | Văn bản nghị luận | Nhận biết: - Nhận biết được nội dung, mối quan hệ, cách sắp xếp của luận đề, luận điểm, lí lẽ, dẫn chứng tiêu biểu và vai trò của các yếu tố biểu cảm trong văn bản nghị luận. - Nhận biết và phân tích được tính mạch lạc, liên kết trong đoạn văn và văn bản. Thông hiểu: - Xác định được mục đích, quan điểm của người viết. - Sửa lỗi về mạch lạc và liên kết trong đoạn văn và văn bản. Vận dụng: - Tác động của văn bản với bản thân. | 3TN | 5TN | 2TL | |
2 | Viết | Viết bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội | Nhận biết: - Xác định được kiểu bài nghị luận. - Xác định được bố cục bài văn, vấn đề cần nghị luận. Thông hiểu: - Trình bày rõ ràng vấn đề và ý kiến (tán thành hay phản đối). - Đưa ra lí lẽ rõ ràng, bằng chứng xác thực, đa dạng để làm sáng tỏ cho ý kiến. Vận dụng: - Vận dụng những kỹ năng tạo lập văn bản, vận dụng kiến thức của bản thân về những trải nghiệm xảy ra trong cuộc sống để viết được bài văn nghị luận xã hội hoàn chỉnh đáp ứng yêu cầu của để. - Nhận xét, rút ra bài học từ trải nghiệm của bản thân. Vận dụng cao: - Có lối viết sáng tạo, hấp dẫn lôi cuốn; kết hợp các yếu tố miêu tả, biểu cảm để làm nổi bật ý của bản thân với vấn đề cần bàn luận. - Lời văn sinh động, giàu cảm xúc, có giọng điệu riêng. | 1TL* | |||
Tổng số câu | 3TN | 5TN | 2TL | 1TL | |||
Tỉ lệ (%) | 20% | 40% | 30% | 10% | |||
Tỉ lệ chung | 60% | 40% |
SỞ GD&ĐT TỈNH …………………….. ĐỀ SỐ 9 | ĐỀ THI HỌC KÌ IINăm học: 2022 – 2023 Môn: Ngữ văn – Lớp 10(Thời gian làm bài: 90 phút) |
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:
NGƯỜI MẮC SAI LẦM SẼ TRỞ THÀNH NGƯỜI THẮNG CUỘC
Một quan điểm khác đã đóng góp cho sự phát triển của chủ nghĩa cầu toàn và được nhiều người tiếp thu: “Nếu tôi không làm mọi việc đúng đắn một cách tuyệt đối thì tôi là kẻ thất bại”. Tuy nhiên, các phát minh vĩ đại nhất lại chính là kết quả của rất nhiều lần thí nghiệm thất bại kèm theo ý chí và khát khao thành công không mỏi mệt của các nhà khoa học. Sai lầm chính là cơ hội để ta học hỏi và làm việc tốt hơn vào lần sau.
Lời khuyên đơn giản hóa: Hãy học cách trân trọng những sai lầm của bản thân. Hãy quan sát người khác: Sai lầm của họ thường chính là những điều thú vị nhất về họ. Hãy tự nhủ với bản thân: “Những sai lầm của tôi khiến tôi trở nên độc đáo và có giá trị”. Hãy đứng trước gương, nhìn vào chính mình với lòng kiêu hãnh tỏa sáng và nói thật to: “Tôi đứng vững trên những lỗi lầm của mình”. Chẳng hạn, bạn có thể viết những bản báo cáo rất hay nhưng chẳng bao giờ nộp đúng hạn cả. Bạn có thể là một nhà tổ chức đặc biệt giỏi nhưng lại ôm đồm quá nhiều việc. Bạn làm việc với sự kiên trì hiếm có nhưng đôi khi công việc ấy thật ra chẳng đáng để bạn bỏ công. Hãy tỏ lòng biết ơn đối với những người đã bỏ qua cho lỗi lầm của bạn. Hãy chấp nhận sự không hoàn hảo của mình.
Hãy kể về những việc hư hại. Hãy tận hưởng những lỗi lầm của mình. Hãy nói với người khác về các lỗi lầm ấy bằng cách đưa nó vào những câu chuyện vui vẻ. Nhiều người thích lắng nghe việc người khác đã làm mọi thứ rối rắm như thế nào. Nỗi bất hạnh của ngày hôm nay sẽ trở thành chuyện thường tình vào ngày mai! Hãy thử áp dụng cách làm này. Không những không đánh mất lòng tự trọng của mình mà bạn còn nhận được tình yêu thương của mọi người.
Ngày “không hoàn hảo nhưng hạnh phúc”. Hãy cho phép bản thân có những khoảnh khắc không hoàn hảo, hoặc thậm chí hãy cố tình tạo ra một ngày không hoàn hảo. Hãy mặc một bộ quần áo không phù hợp hoặc đi làm với cái quần chưa ủi. Hãy tìm kiếm sự giúp đỡ. Khi được hỏi việc gì đấy, hãy trả lời: “Tôi không biết”. Hãy gọi điện thoại nhầm số và nói: “Xin lỗi!”. Những ngày thất bại có chủ ý như thế sẽ giúp tiềm thức của bạn được thư giãn và hình thành nên ý nghĩ rằng mỗi ngày đều phải tiến bộ hơn. Nhưng thật ra bạn không cần phải như thế! Hãy bắt đầu trân trọng những nhịp đập thong dong của trái tim mình cùng vòng quay bình thường của cuộc sống. Không phải mọi thứ đều có thể “Hoàn hảo là điều có thể đạt được” là câu nói hoang đường trong xã hội ngày nay nhưng lại ghim sâu vào tiềm thức của chúng ta qua các mẩu quảng cáo: căn nhà hoàn hảo, cơ thể hoàn hảo, kế hoạch tài chính hoàn chỉnh cho những năm vàng son. Tuy nhiên, trên thực tế, sự hoàn hảo là hiếm khi xảy ra và thường có được là nhờ may mắn. Thậm chí, ngay cả những hệ thống được cho là hoàn hảo (chẳng hạn như các phương tiện vận chuyển trong không gian) cũng không hoạt động tốt 100%. Các hệ thống ấy chỉ hoạt động (gần như) hoàn hảo bởi vì chúng đều rất phức tạp, có cấu trúc rườm rà - các nhà thiết kế đã sẵn sàng cho mỗi chức năng không hoàn hảo. Các nhà sản xuất xe hơi cho biết có nhiều người mua xe mới muốn đổi toàn bộ các bộ phận hoặc thậm chí là cả chiếc xe chỉ vì một vài sai sót rất nhỏ. Nhiều người cũng kì vọng sự hoàn hảo tuyệt đối như thế đối với bản thân mình. Họ mang theo trong nội tâm sự phán xét tàn nhẫn. Tiếng nói ấy tác động lớn đến họ mỗi khi họ đi ngủ, thức giấc hay lúc họ phạm sai lầm: “Đáng ra ngươi phải làm tốt hơn”; “Ngươi có thể làm tốt hơn” hoặc “Thật đáng xấu hổ!”.
(Bí quyết đơn giản hóa cuộc sống)
Câu 1. Phương thức biểu đạt chính của văn bản trên là:
A. Miêu tả
B. Tự sự
C. Nghị luận
D. Thuyết minh
Câu 2. Văn bản “Người mắc sai lầm sẽ trở thành người thắng cuộc” được triển khai theo mô hình nào?
A. Luận đề - kể chuyện để bàn luận – luận điểm 1 – luận điểm 2
B. Kể chuyện để bàn luận – luận đề – luận điểm 1 – luận điểm 2
C. Luận điểm 1 – luận điểm 2 – luận điểm 3 – luận đề
D. Luận đề – luận điểm 1 – luận điểm 2 – luận điểm 3
Câu 3. Dòng nào sau đây không nói lên lời khuyên để ta thành công trong cuộc sống khi mắc sai lầm?
A. Hãy học cách trân trọng những sai lầm của bản thân
B. Khi cần hãy tìm đến sự giúp đỡ của người khác
C. Hãy tận hưởng những lỗi lầm của chính mình
D. Hãy cho phép bản thân có những khoảnh khắc không hoàn hảo
Câu 4. Câu “Những sai lầm của tôi khiến tôi trở nên độc đáo và có giá trị” thuyết phục người đọc điều gì?
A. Hãy học cách trân trọng những sai lầm của bản thân
B. Khi cần hãy tìm đến sự giúp đỡ của người khác
C. Hãy tận hưởng những lỗi lầm của chính mình
D. Hãy cho phép bản thân có những khoảnh khắc không hoàn hảo
Câu 5. Vì sao tác giả đưa ra lời khuyên “Hãy kể về những hư hại”?
A. Vì muốn tất cả mọi người thành thật với nhau
B. Để nhìn ra điểm sai và sửa chữa nó
C. Để mọi người xung quanh thấy được những sai lầm và sẽ không mắc phải
D. Vì sẽ nhận được sự yêu thương của mọi người và không bị mất đi sự tôn trọng
Câu 6. Câu “Hãy cho phép bản thân có những khoảnh khắc không hoàn hảo, hoặc thậm chí hãy cố tình tạo ra một ngày không hoàn hảo” nhằm mục đích gì?
A. Là câu chứa luận điểm, sẽ triển khai ở đầu đoạn văn
B. Là lí lẽ, nhằm làm sáng tỏ cho luận điểm ngày không hoàn hảo nhưng hạnh phúc
C. Là lí lẽ, nhằm khẳng định lời khuyên của tác giả là không chính xác, không nên làm theo
D. Là dẫn chứng để làm sáng tỏ cho lí lẽ đã nêu trước đó
Câu 7. Dòng nào không nói lên mục đích của việc “Trân trọng những sai lầm của bản thân”?
A. Để tích lũy kinh nghiệm và đạt được thành công
B. Để chấp nhận sự không hoàn hảo của mình
C. Để tỏ lòng biết ơn với những người đã bỏ qua lỗi lầm cho mình
D. Để đứng vững trên lỗi lầm của mình
Câu 8. Dòng nào nói lên mục đích của văn bản “Người mắc sai lầm sẽ trở thành người thắng cuộc”?
A. Đưa ra lời khuyên: Hãy cứ mắc sai lầm, vì bạn luôn có cơ hội làm lại
B. Đưa ra lời khuyên: Đừng sợ sai vì mọi người luôn sẵn sàng tha thứ cho những lỗi lầm của chính bạn
C. Đưa ra lời khuyên: Sai lầm chính là cơ hội để ta học hỏi và làm việc tốt hơn vào lần sau
D. Đưa ra lời khuyên: Đừng sợ sai lầm vì bên cạnh ta luôn có những điều không hoàn hảo
Câu 9. Anh/ chị hãy chỉ ra và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ nổi bật trong văn bản trên?
Câu 10. Anh/ chị có đồng ý với quan điểm “Sai lầm chính là cơ hội để ta học hỏi và làm việc tốt hơn vào lần sau” không? Vì sao?
Phần II. Viết (4,0 điểm)Trình bày suy nghĩ của anh/ chị về bài học rút ra từ câu chuyện sau:
CÁ CHÉP CON VÀ CUA
Cá chép con dạo chơi trong hồ nước. Lúc đi ngang nhà cua, thấy cua đang nằm, vẻ mặt rất đau đớn, cá chép con bèn bơi lại gần và hỏi:
– Bạn cua ơi, bạn làm sao thế?
Cua trả lời:
– Tớ đang lột xác bạn à.
– Ôi, chắc là bạn đau lắm. Nhưng tại sao bạn lại phải làm như thế?
– Họ hàng nhà tớ ai cũng phải lột xác thì mới lớn lên và trưởng thành được, dù rất đau đớn cá chép con ạ.
– À, bây giờ thì tớ đã hiểu.
(Những mẩu chuyện thiếu nhi chọn lọc – NXB Kim Đồng)
HƯỚNG DẪN CHẤM
Phần I. Đọc hiểu (6,0 điểm)Câu | Đáp án | Điểm |
Câu 1 | C. Nghị luận | 0,5 điểm |
Câu 2 | D. Luận đề – luận điểm 1 – luận điểm 2 – luận điểm 3 | 0,5 điểm |
Câu 3 | B. Khi cần hãy tìm đến sự giúp đỡ của người khác | 0,5 điểm |
Câu 4 | A. Hãy học cách trân trọng những sai lầm của bản thân | 0,5 điểm |
Câu 5 | D. Vì sẽ nhận được sự yêu thương của mọi người và không bị mất đi sự tôn trọng | 0,5 điểm |
Câu 6 | B. Là lí lẽ, nhằm làm sáng tỏ cho luận điểm ngày không hoàn hảo nhưng hạnh phúc | 0,5 điểm |
Câu 7 | A. Để tích lũy kinh nghiệm và đạt được thành công | 0,5 điểm |
Câu 8 | C. Đưa ra lời khuyên: Sai lầm chính là cơ hội để ta học hỏi và làm việc tốt hơn vào lần sau. | 0,5 điểm |
Câu 9 | HS chỉ ra và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ nổi bật nhất của văn bản: - Biện pháp điệp từ: Hãy… - Tác dụng: Nhấn mạnh những lời khuyên đưa ra khi con người mắc sai lầm. Làm tăng sức biểu đạt cho câu văn. | 1,0 điểm |
Câu 10 | HS bày tỏ quan điểm của mình và lí giải hợp lí. Tham khảo: - Đồng ý. - Vì: Khi chúng ta dám nhìn thẳng vào sai lầm, chúng ta sẽ có cơ hội sửa chữa nó. Chỉ những người can đảm nhận sai lầm của mình mới có cơ hội thành công. | 1,0 điểm |
Câu | Đáp án | Điểm |
a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận Mở bài giới thiệu được vấn đề. Thân bài triển khai được vấn đề. Kết bài khái quát lại vấn đề và nêu bài học nhận thức. | 0,25 điểm | |
b. Xác định đúng yêu cầu của đề: Nghị luận về vấn đề gợi ra từ câu chuyện “Cá chép con và cua”. | 0,25 điểm | |
c. Bài viết có thể triển khai theo nhiều cách khác nhau song cần đảm bảo các ý sau:- Mở bài: + Dẫn dắt và giới thiệu câu chuyện. + Giới thiệu vấn đề nghị luận: Để đi đến thành công con người cần phải qua quá trình “lột xác” đau đớn. - Thân bài:* Phân tích khái quát câu chuyện: + Câu chuyện nhấn mạnh đến cách thức mà cua con “lớn lên và trưởng thành” – đó là “lột xác”. “Lột xác” là trút bỏ lớp vỏ cũ, hình thành và phát triển một lớp vỏ hoàn toàn mới, vừa vặn hơn với cơ thể. Mỗi lần lột xác là loài cua lại lớn hơn. Song quá trình “lột xác” lại rất đau đớn và thường gặp nguy hiểm nữa. Tuy nhiên, loài cua không thể lớn lên mà không lột xác. + Điều quan trọng là cách chấp nhận rất tự nhiên của cua con với quá trình lột xác của họ hàng nhà mình, coi như đó là cách duy nhất để lớn lên và trưởng thành. * Bình luận, giải thích và chứng minh ý nghĩa câu chuyện: + Câu chuyện đã gợi cho ta bài học nhân sinh sâu sắc về quá trình lớn lên và trưởng thành của muôn loài và con người: muốn lớn lên và trưởng thành, muốn đạt đến thành công thì tất cả muôn loài và con người cần phải trải qua chông gai thử thách, qua những quá trình lột xác đau đớn. Giải thích vì sao? + Cuộc đời con người là một hành trình dài, trong đó có những dấu mốc thành công không thể phai mờ, nó đánh dấu sự trưởng thành của mỗi chúng ta trên đường đời. Nhưng để đi đến những thành công ấy, con người đã phải qua quá trình “lột xác” đau đớn. Quá trình này là tự thân, không ai thay thế được chính bản thân ta. Do đó, để “lớn lên và trưởng thành”, con người phải tự thân vận động vượt qua khó khăn, thử thách, chông gai cũng như loài cua, cua con cũng phải tự lột xác mới lớn lên được. + Thái độ chấp nhận thử thách, khó khăn như một điều tất yếu trong cuộc sống là thái độ cần thiết để con người có thể “lớn lên và trưởng thành” và đạt tới thành công. Vượt qua thử thách cũng là một cách để thể hiện bản lĩnh, ý chí, nghị lực sống của con người, khẳng định ý nghĩa sự sống của mỗi con người. + Từ quá trình “lột xác” của cua con, câu chuyện cũng đưa ra một quy luật của sự sống: sự sống là một sự phát triển liên tục mà ở đó cái mới thay thế cái cũ là điều tất yếu. Con người cần nhận thức được quy luật của sự phát triển ấy để thích ứng và làm chủ bản thân trong những thử thách và chông gai trên đường đời. Mỗi cá nhân đều cần lột xác để trưởng thành, từ đó thúc đẩy sự phát triển đi lên của xã hội. (Lưu ý: Mỗi luận điểm trên đều có phân tích dẫn chứng để làm sáng tỏ. Dẫn chứng phải tiêu biểu, toàn diện, xác đáng) * Mở rộng vấn đề: + Phê phán lối sống nhu nhược, sợ hãi, không dám đương đầu với thử thách và chông gai, giam mình trong vỏ ốc, cả đời không đạt đến thành công. + Phê phán lối sống ỷ lại, không tự thân vận động, ngại thay đổi, phụ thuộc vào người khác. * Bài học rút ra: + Con người cần biết dũng cảm đương đầu với khó khăn, trong phong ba bão táp, con người sẽ trưởng thành rất nhanh chóng và đạt đến những thành công trên đường đời. - Kết bài: Khẳng định lại vấn đề. | 2,5 điểm | |
d. Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. | 0,5 điểm | |
e. Sáng tạo: Diễn đạt sáng tạo, sinh động, giàu hình ảnh, có giọng điệu riêng. | 0,5 điểm |