Đề thi cuối học kì 2 Ngữ Văn 10 Cánh diều năm 2022 - 2023 có đáp án (Đề 5)


ĐỀ 5

MA TRẬN ĐỀ THI HỌC KÌ II

TT

Kĩ năng

Nội dung

Mức độ nhận thức

Tổng % điểm

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

1

Đọc hiểu

Văn bản nghị luận

3

0

5

0

0

2

0

0

60

2

Viết

Viết bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội

0

1*

0

1*

0

1*

0

1*

40

Tổng

15

5

25

15

0

30

0

10

100%

Tỉ lệ %

20%

40%

30%

10%

Tỉ lệ chung

60%

40%

BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ THI HỌC KÌ II

TT

Chương/ chủ đề

Nội dung/ đơn vị kiến thức

Mức độ đánh giá

Số câu hỏi theo mức độ nhận thức

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

1

Đọc hiểu

Văn bản nghị luận

Nhận biết:

- Nhận biết được nội dung, mối quan hệ, cách sắp xếp của luận đề, luận điểm, lí lẽ, dẫn chứng tiêu biểu và vai trò của các yếu tố biểu cảm trong văn bản nghị luận.

- Nhận biết và phân tích được tính mạch lạc, liên kết trong đoạn văn và văn bản.

Thông hiểu:

- Xác định được mục đích, quan điểm của người viết.

- Sửa lỗi về mạch lạc và liên kết trong đoạn văn và văn bản.

Vận dụng:

- Tác động của văn bản với bản thân.

3TN

5TN

2TL

2

Viết

Viết bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội

Nhận biết:

- Xác định được kiểu bài nghị luận.

- Xác định được bố cục bài văn, vấn đề cần nghị luận.

Thông hiểu:

- Trình bày rõ ràng vấn đề và ý kiến (tán thành hay phản đối).

- Đưa ra lí lẽ rõ ràng, bằng chứng xác thực, đa dạng để làm sáng tỏ cho ý kiến.

Vận dụng:

- Vận dụng những kỹ năng tạo lập văn bản, vận dụng kiến thức của bản thân về những trải nghiệm xảy ra trong cuộc sống để viết được bài văn nghị luận xã hội hoàn chỉnh đáp ứng yêu cầu của để.

- Nhận xét, rút ra bài học từ trải nghiệm của bản thân.

Vận dụng cao:

- Có lối viết sáng tạo, hấp dẫn lôi cuốn; kết hợp các yếu tố miêu tả, biểu cảm để làm nổi bật ý của bản thân với vấn đề cần bàn luận.

- Lời văn sinh động, giàu cảm xúc, có giọng điệu riêng.

1TL*

Tổng số câu

3TN

5TN

2TL

1TL

Tỉ lệ (%)

20%

40%

30%

10%

Tỉ lệ chung

60%

40%

SỞ GD&ĐT TỈNH

……………………..

ĐỀ SỐ 5

ĐỀ THI HỌC KÌ II

Năm học: 2022 – 2023

Môn: Ngữ văn – Lớp 10(Thời gian làm bài: 90 phút)
Phần I. Đọc hiểu (6,0 điểm)

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

CHO NGƯỜI KHÁC NIỀM TỰ HÀO

Trong quyển Những kỉ niệm đời tôi với Maeterlinck (Souvenirs, My life with Maeterlinck), Georgette Leblanc kể về sự chuyển hóa kì diệu của 1 “nàng lọ lem” người Bỉ như sau:

“Một cô phục vụ ở khách sạn lân cận mang thức ăn đến cho tôi. Người ta gọi cô là “Marie rửa bát” vì cô bắt đầu nghề nghiệp của mình bằng công việc bị nhiều người coi thường này. Nhìn chung, dưới ánh mắt người đời, cô là 1 cô bé lọ lem đúng cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng.

Một hôm, khi cô mang đĩa mì ống tới cho tôi, tôi nói: “Marie này, ở cô có rất nhiều điểm đáng yêu, cô có biết không?”. Marie đứng lặng trong giây lát, gần như ngưng thở. Sau đó cô đặt cái đĩa lên bàn và nói: “Thưa bà, cháu chưa nghĩ đến điều đó bao giờ”. Cô không nói thêm điều gì nữa mà chỉ lặng lẽ lui ra. Từ ngày hôm đó, những thay đổi kì lạ bắt đầu xuất hiện ở cô gái thầm lặng ấy. Tin rằng mình có nhiều điều tốt đẹp mà mọi người chưa biết, cô bắt đầu chăm sóc gương mặt và dáng hình mình 1 cách kĩ lưỡng. Và rồi bao vẻ thanh xuân bị vùi lấp bấy lâu nay bỗng trỗi dậy trong cô. Hai tháng sau, cô báo tin sẽ kết hôn với người của ông bếp trưởng. Cô nói: “Cháu sẽ trở thành 1 quý bà!” rồi cô cảm ơn tôi. Tôi vô cùng cảm động khi nghĩ rằng chỉ với 1 câu nói ngắn ngủi ấy, tôi đã giúp cô thay đổi cả cuộc đời.”

Georgette Leblanc đã cho “Marie rửa bát” niềm tin và động lực để vươn lên. Và Marie đã lấy niềm tin và động lực ấy làm điểm tựa để thay đổi cuộc đời mình.
Trong đời thường, cho người khác 1 thanh danh là quan trọng; nhưng phê bình một người mà vẫn giữ được danh dự cho người ấy còn quan trọng hơn gấp nhiều lần. Chuyện kể rằng, 1 buổi sáng, nha sĩ Martin Fitzhugh ở Dublin, Ireland, bị bệnh nhân than phiền cái bình kim loại đựng nước súc miệng không được sạch sẽ lắm. Thực ra, người bệnh dùng cái cốc bằng giấy chứ không phải cái bình, nhưng rõ ràng để 1 vật kém vệ sinh trong phòng khám là điều không nên chút nào. Sau giờ làm việc, nha sĩ Fitzhugh viết 1 bức thư ngắn cho Brigit, người giúp việc thường đến văn phòng ông 2 lần mỗi tuần để dọn dẹp.

Ông viết như sau:

Chị Bridgit thân mến!

Tôi ít khi gặp chị. Nên tôi nghĩ mình phải tranh thủ để cám ơn chị về công việc dọn dẹp rất tốt mà chị làm. Nhân tiện, tôi xin đề nghị thế này: Hiện tại, 2 giờ dọn dẹp, mỗi tuần 2 lần là quá ít, xin chị cứ tùy ý đến làm việc thêm 1 giờ nữa bất cứ lúc nào chị cảm thấy thuận tiện để làm những việc như lau chùi các bình, lọ, cốc... Dĩ nhiên, tôi sẽ trả thêm tiền ngoài giờ cho chị.

“Ngày hôm sau, khi tôi bước vào phòng làm việc”, ông Fitzhugh kể, “bàn ghế láng bóng, còn ở phòng răng, mọi thứ - kể cả bình nước đều sạch sẽ, sáng choang và nằm ngay ngắn đúng vị trí của chúng.

Cố gắng này vượt xa những biểu hiện thông thường của chị. Mà chị cũng chẳng làm thêm 1 giờ nào hết. Chị muốn tỏ ra xứng đáng với sự tin cậy, lời khen ngợi của tôi”.

Ruth Hopkins, cô giáo dạy lớp bốn ở Brooklyn, New York, phải đương đầu với một khó khăn lớn. Năm học này lớp của cô sẽ có Tommy, cậu học trò được xem là bất trị nhất nổi tiếng nhất trường. Thầy giáo lớp ba của cậu luôn than phiền về cậu. Cậu không chỉ nghịch ngợm theo kiểu thông thường mà còn đánh nhau, trêu chọc bạn gái, ngang ngược với thầy cô. Mọi giáo viên đều nói rằng càng lớn cậu càng tệ hơn. Ưu điểm duy nhất của cậu là khả năng tiếp thu nhanh và làm bài tập ở lớp rất nhanh.

Cô Hopkins quyết định đương đầu với “vấn đề Tommy” ngay lập tức. Sau khi chào các học sinh mới, cô khen từng em một: “Rose à! Chiếc áo của em rất xinh”, “Alicia này! Cô nghe nói em vẽ rất đẹp”. Khi đến bên cạnh Tommy, cô nhìn thẳng vào mắt cậu và nói: “Tommy! Cô biết em là 1 người có tài lãnh đạo. Cô sẽ nhờ em giúp cô làm cho lớp này thành lớp giỏi nhất khối lớp 4 năm nay, được không?”. Cô nhấn mạnh điều này trong những ngày đầu tiên bằng cách khen ngợi Tommy trong mọi việc cậu làm và rằng điều này chứng minh cậu là 1 học trò giỏi như thế nào. Có lời khen và danh dự này, cậu bé chín tuổi ấy quyết tâm gìn giữ. Và quả thật, cậu đã không làm cô giáo và mọi người thất vọng vào cuối năm học đó. Gần như bất cứ người nào trên đời cũng đều như vậy chứ không chỉ là những cậu bé hay cô bé. Một cách đơn giản để đánh thức những đức tính tốt đẹp trong con người mình là tin rằng mình có ít nhất 1 đức tính tốt nào đó. Như thế, dù trên thực tế chúng ta chưa có nó thì sau đó, chúng ta sẽ hành xử như chúng ta đã có đức tính đó vậy.

“Nếu muốn khuyến khích 1 điều gì ở ai đó, bạn hãy làm như điều ấy chính là đặc điểm vượt trội của người đó. Họ nhất định sẽ nỗ lực phi thường để trở nên như thế.” - Dale Carnegie. “Trong cách đối nhân xử thế, nếu ta đối xử với 1 người như thế nào thì anh ta sẽ trở thành người như thế ấy.” - Joham Wolfgang von Goethe.

(Trích Đắc Nhân Tâm, Dale Carnegie)

Câu 1. Văn bản trên thuộc kiểu văn bản nào? Vì sao?

A. Văn bản nghị luận vì bàn về một vấn đề cụ thể

B. Văn bản nghị luận vì dùng lí lẽ, ý kiến và dẫn chứng thuyết phục người đọc

C. Văn bản nghị luận vì có ý kiến, lí lẽ, dẫn chứng

D. Cả ý A và B

Câu 2. Luận đề của văn bản trên được thể hiện là:

A. Đoạn đầu văn bản

B. Nhan đề

C. Cuối văn bản

D. Đầu các luận điểm

Câu 3. Dòng nào nói lên tác dụng chủ yếu của các đoạn in nghiêng trong văn bản?

A. Là dẫn chứng để phân biệt với các yếu tố trong văn bản nghị luận

B. Là truyện kể làm căn cứ để bàn luận

C. Là lí lẽ phân tích biểu hiện của từng luận điểm

D. Là bình luận về tính đúng đắn của vấn đề

Câu 4. Vì sao lại có những thay đổi kì lạ ở “Marie rửa bát” – cô gái thầm lặng?

A. Vì cô ấy tin rằng mình có nhiều điều tốt đẹp hơn mà mọi người chưa biết

B. Vì cô bắt đầu chăm sóc gương mặt và dáng hình mình một cách kĩ lưỡng nên phát hiện ra mình đẹp

C. Vì Leblanc đã cho “Marie rửa bát” niềm tin và động lực để vươn lên

D. Vẻ thanh xuân bị vùi lấp bấy lâu nay bỗng trỗi dậy trong cô

Câu 5. Câu chuyện về nha sĩ Fitzhugh viết một bức thư ngắn gửi chị giúp việc Bridgit đã chứng minh điều gì?

A. Cho con người niềm tin và động lực để vươn lên, họ sẽ chứng minh mình

B. Phê bình bằng cách khích lệ, thể hiện niềm tin, họ sẽ tỏ ra xứng đáng với sự tin cậy, khích lệ

C. Muốn khuyến khích một điều gì ở ai đó, bạn hãy làm như điều ấy chính là đặc điểm vượt trội của người đó

D. Được khuyến khích, họ nhất định sẽ nỗ lực phi thường để trở nên như thế

Câu 6. “Cũng đều như vậy” trong câu: “Gần như bất cứ người nào trên đời cũng đều như vậy chứ không chỉ là những cậu bé hay cô bé” được hiểu như thế nào?

A. Sẽ chứng minh mình xứng đáng được tin tưởng

B. Được tin tưởng, khích lệ sẽ không làm mọi người thất vọng

C. Sẽ cố gắng vượt xa những hiểu biết thông thường vốn có

D. Muốn tỏ ra xứng đáng với sự tin cậy, lời khen ngợi

Câu 7. Những dòng in nghiêng ở cuối văn bản có tác dụng như thế nào?

A. Dẫn lời của những người nổi tiếng

B. Là lời kết, khái quát giá trị của toàn văn bản

C. Dẫn lời của những người nổi tiếng làm kết luận cho văn bản

D. Câu chứa luận điểm của đoạn cuối

Câu 8. Văn bản đã giúp người đọc nhận thấy cần làm gì để “Cho người khác niềm tự hào”?

A. Cho con người niềm tin và động lực để vươn lên; phê bình mà vẫn giữ được danh dự; muốn khuyến khích một điều, bạn hãy làm như điều ấy chính là đặc điểm vượt trội của người đó

B. Cho con người niềm tin và động lực để vươn lên; cho họ niềm tin vào chính mình

C. Luôn khuyến khích và đặt niềm tin vào mọi người

D. Tuyệt đối không phê bình, trừng phạt

Câu 9. Nhiệm vụ nào sau đây có thể vận dụng vào mọi hoàn cảnh, với mọi đối tượng trong cuộc sống được không? Vì sao?

Trong cách đối nhân xử thế, nếu ta đối xử với một người như thế nào thì anh ta sẽ trở thành người như thế ấy” – Johann Wolfgang Goethe.

Câu 10. Anh/ chị “vi phạm” nguyên tắc nào trong văn bản “Cho người khác niềm tự hào” chưa? Sau bài đọc này, em rút ra kinh nghiệm nào cho mình trong cách nhìn nhận, đánh giá và ứng xử với mọi người xung quanh?

Phần II. Viết (4,0 điểm)

Theo dõi cuộc trao đổi của đôi bạn trong giờ sinh hoạt lớp với nội dung tổng kết khen thưởng tháng sau đây:

A: Sự khích lệ, công nhận những mặt tích cực của người khác sẽ là một nguồn động viên to lớn có sức mạnh kì diệu hơn là chỉ để ý vào những sai lầm cậu nhỉ?

B: Tớ lại thích nhận xét thẳng vào nhược điểm, hạn chế của từng người, bởi nền tảng của kỉ luật sẽ giúp ta trở thành người có ý chí mạnh mẽ.

Anh/ chị hãy viết một bài văn nghị luận thể hiện quan điểm của mình về ý kiến của hai người bạn trên.

HƯỚNG DẪN CHẤM

Phần I. Đọc hiểu (6,0 điểm)
CâuĐáp án

Điểm

Câu 1

D. Cả ý A và B

0,5 điểm

Câu 2

B. Nhan đề

0,5 điểm

Câu 3

A. Là dẫn chứng để phân biệt với các yếu tố trong văn bản nghị luận

0,5 điểm

Câu 4

C. Vì Leblanc đã cho “Marie rửa bát” niềm tin và động lực để vươn lên

0,5 điểm

Câu 5

B. Phê bình bằng cách khích lệ, thể hiện niềm tin, họ sẽ tỏ ra xứng đáng với sự tin cậy, khích lệ

0,5 điểm

Câu 6

B. Được tin tưởng, khích lệ sẽ không làm mọi người thất vọng

0,5 điểm

Câu 7

C. Dẫn lời của những người nổi tiếng làm kết luận cho văn bản

0,5 điểm

Câu 8

A. Cho con người niềm tin và động lực để vươn lên; phê bình mà vẫn giữ được danh dự; muốn khuyến khích một điều, bạn hãy làm như điều ấy chính là đặc điểm vượt trội của người đó

0,5 điểm

Câu 9

Tham khảo đáp án:

- Không thể áp dụng.

- Bởi vì có những người quá chây ì, không bao giờ nỗ lực, không quan tâm đến sự tiến bộ của mình và mọi người nên họ rất khó nhận ra sự tôn trọng, khích lệ hay coi thường trong đối thoại, đối xử… Và cũng có thể họ không quan tâm đến thái độ của mọi người đối với mình nữa.

1,0 điểm

Câu 10

HS tự “ngoái lại” thời gian trước đây để đối chiếu một số ứng xử, đánh giá của mình với người thân, bạn bè với những nhận định từ văn bản để có câu trả lời (cần khớp với nhận định của văn bản).

1,0 điểm

Phần II. Viết (4,0 điểm)
CâuĐáp án

Điểm

a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận

Mở bài giới thiệu được vấn đề. Thân bài triển khai được vấn đề. Kết bài khái quát lại vấn đề và nêu bài học nhận thức.

0,25 điểm

b. Xác định đúng yêu cầu của đề: Thể hiện quan điểm của mình về ý kiến của hai người bạn: khích lệ và chỉ thẳng lỗi.

0,25 điểm

c. Bài viết có thể triển khai theo nhiều cách khác nhau song cần đảm bảo các ý sau:- Mở bài:

+ Nêu luận đề: quan điểm cá nhân về ý kiến của hai người bạn: khích lệ và chỉ thẳng lỗi.

+ Thái độ, quan điểm cá nhân: đồng ý/ không đồng ý/ không đồng ý hoàn toàn,…

- Thân bài:

Gồm các ý chính (từ 3 luận điểm trở lên)

+ Phân tích, đánh giá ý kiến của bạn A (gắn với từng đối tượng, hoàn cảnh cụ thể): Ý kiến, lí lẽ, dẫn chứng.

+ Phân tích, đánh giá ý kiến của bạn B (gắn với từng đối tượng, hoàn cảnh cụ thể): Ý kiến, lí lẽ, dẫn chứng.

+ Ý kiến cá nhân: khách quan, không cực đoan (lí lẽ, dẫn chứng để thuyết phục…).

- Kết bài:

+ Khẳng định ý kiến cá nhân.

+ Rút ra bài học nhận thức và hành động cho bản thân.

2,5 điểm

d. Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.

0,5 điểm

e. Sáng tạo: Diễn đạt sáng tạo, sinh động, giàu hình ảnh, có giọng điệu riêng.

0,5 điểm

Danh mục: Đề thi