Đề thi giữa học kì 1 Ngữ Văn 10 Cánh diều năm 2022 - 2023 có đáp án (Đề 9)


ĐỀ 9

MA TRẬN ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ I

TT

Kĩ năng

Nội dung

Mức độ nhận thức

Tổng % điểm

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

1

Đọc hiểu

Thơ

5

0

3

0

0

2

0

0

60

2

Viết

Viết bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội

0

1*

0

1*

0

1*

0

1*

40

Tổng

25

5

15

15

0

30

0

10

100%

Tỉ lệ %

30%

30%

30%

10%

Tỉ lệ chung

60%

40%

BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ I

TT

Chương/ chủ đề

Nội dung/ đơn vị kiến thức

Mức độ đánh giá

Số câu hỏi theo mức độ nhận thức

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

1

Đọc hiểu

Thơ

Nhận biết:

- Nhận biết được thể thơ, từ ngữ, vần, nhịp, các biện pháp tu từ trong bài thơ.

- Nhận biết được phong cách ngôn ngữ, phương thức biểu đạt.

- Nhận biết được bố cục, những hình ảnh tiêu biểu, các yếu tố tự sự, miêu tả được sử dụng trong bài thơ.

Thông hiểu:

- Hiểu và lí giải được tình cảm, cảm xúc của nhân vật trữ tình được thể hiện qua ngôn ngữ văn bản.

- Hiểu được nội dung chính của văn bản.

- Rút ra được chủ đề, thông điệp mà văn bản muốn gửi đến người đọc.

- Hiểu được giá trị biểu đạt của từ ngữ, hình ảnh, vần, nhịp, biện pháp tu từ…

Vận dụng:

- Trình bày được những cảm nhận sâu sắc và rút ra được những bài học ứng xử cho bản thân.

- Đánh giá được nét độc đáo của bài thơ thể hiện qua cách nhìn riêng về con người, cuộc sống; qua cách sử dụng từ ngữ, hình ảnh, giọng điệu.

5TN

3TN

2TL

2

Viết

Viết bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội

Nhận biết:

- Xác định được yêu cầu về nội dung và hình thức của bài văn nghị luận.

- Mô tả được vấn đề xã hội và những dấu hiệu, biểu hiện của vấn đề xã hội trong bài viết.

- Xác định rõ được mục đích, đối tượng nghị luận.

Thông hiểu:

- Triển khai vấn đề nghị luận thành những luận điểm phù hợp.

- Kết hợp được lí lẽ và dẫn chứng để tạo tính chặt chẽ, logic của mỗi luận điểm.

- Đảm bảo cấu trúc của một văn bản nghị luận; đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.

Vận dụng:

- Đánh giá được ý nghĩa, ảnh hưởng của vấn đề đối với con người, xã hội.

- Nêu được những bài học, những đề nghị, khuyến nghị rút ra từ vấn đề bàn luận.

Vận dụng cao:

- Sử dụng kết hợp các phương thức miêu tả, biểu cảm,… để tăng sức thuyết phục cho bài viết.

- Thể hiện rõ quan điểm, cá tính trong bài viết.

1TL*

Tổng số câu

5TN

3TN

2TL

1TL

Tỉ lệ (%)

30%

30%

30%

10%

Tỉ lệ chung

60%

40%

SỞ GD&ĐT TỈNH ……………………..

ĐỀ SỐ 9

ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ I

Năm học: 2022 – 2023

Môn: Ngữ văn – Lớp 10(Thời gian làm bài: 90 phút)

Phần 1: Đọc hiểu (6,0 điểm)

Đọc bài thơ sau và trả lời câu hỏi:

TỰ TÌNH III

Chiếc bách buồn vì phận nổi nênh,

Giữa dòng ngao ngán nỗi lênh đênh.

Lưng khoang tình nghĩa dường lai láng,

Nửa mạn phong ba luống bập bềnh.

Cầm lái mặc ai lăm đỗ bến,

Giong lèo thây kẻ rắp xuôi ghềnh.

Ấy ai thăm ván cam lòng vậy,

Ngán nỗi ôm đàn những tấp tênh.

(Hồ Xuân Hương)

Câu 1: Bài thơ trên được viết theo thể thơ nào?

A. Thất ngôn tứ tuyệt

B. Thất ngôn bát cú

C. Thơ tự do

D. Song thất lục bát

Câu 2: Bài thơ sử dụng phương thức biểu đạt chính nào?

A. Miêu tả

B. Biểu cảm

C. Tự sự

D. Nghị luận

Câu 3: Đề tài của bài thơ viết về điều gì?

A. Gia đình

B. Chiến tranh

C. Số phận người phụ nữ

D. Tình yêu đôi lứa

Câu 4: Bài thơ là lời tâm sự của ai, về điều gì?

A. Lời tâm sự của chàng trai, giãi bày tâm sự với người mình yêu

B. Lời tâm sự của người phụ nữ, giãi bày nỗi buồn tủi, cam phận về cuộc đời bấp bênh, nhiều sóng gió

C. Lời tâm sự của người con, giãi bày nỗi nhớ nhà, nhớ quê hương

D. Lời tâm sự của người phụ nữ góa chồng, giãi bày tâm tình về cuộc sống bấp bênh, khó khăn

Câu 5: Theo anh/chị, nghĩa của nhan đề “Tự tình” được hiểu như thế nào?

A. Bộc lộ tâm tình, tác giả tự đối diện với chính mình để tự vấn, tự thương xót cho bản thân mình

B. Bộc lộ tâm tình, tác giả mượn lời nhân vật trữ tình để nói về bản thân mình

C. Thể hiện tâm trạng buồn tủi, ngao ngán trước số phận của người phụ nữ xưa

D. Thể hiện sự cảm thông, chia sẻ với cuộc đời bấp bênh, sóng gió của người phụ nữ xưa

Câu 6: Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong hai câu thơ sau?

Lưng khoang tình nghĩa dường lai láng,

Nửa mạn phong ba luống bập bềnh.

A. So sánh

B. Đảo ngữ

C. Nhân hóa

D. Ẩn dụ

Câu 7: Nhân vật trữ tình đã gửi gắm lòng mình qua hình ảnh nào?

A. Bến đỗ

B. Chiếc bách

C. Gềnh thác

D. Người phụ nữ

Câu 8: Dòng nào dưới đây gồm các từ láy được sử dụng trong bài thơ?

A. Nổi nênh, ngao ngán, lênh đênh, lai láng, cam lòng, tấp tênh

B. Nổi nênh, ngao ngán, lênh đênh, giong lèo, bập bềnh, tấp tênh

C. Nổi nênh, ngao ngán, lênh đênh, lai láng, bập bềnh, tấp tênh

D. Nổi nênh, ngao ngán, lênh đênh, giong lèo, bập bềnh, cam lòng

Câu 9: Phân tích hai câu thơ sau để thấy được nỗi niềm tâm sự của chủ thể chữ tình:

Chiếc bách buồn vì phận nổi nênh,

Giữa lòng ngao ngán nỗi lênh đênh.

Câu 10: Hình ảnh thơ nào để lại cho anh/chị nhiều ấn tượng nhất? Hãy viết đoạn văn ngắn về hình ảnh đó.

Phần 2: Viết (4,0 điểm)

Anh/chị hãy viết bài văn nghị luận trình bày ý kiến về vấn đề ứng xử trên không gian mạng của giới trẻ hiện nay.

HƯỚNG DẪN CHẤM

Phần 1: Đọc hiểu (6,0 điểm)
CâuĐáp án

Điểm

Câu 1

B. Thất ngôn bát cú

0,5 điểm

Câu 2

B. Biểu cảm

0,5 điểm

Câu 3

C. Số phận người phụ nữ

0,5 điểm

Câu 4

B. Lời tâm sự của người phụ nữ, giãi bày nỗi buồn tủi, cam phận về cuộc đời bấp bênh, nhiều sóng gió

0,5 điểm

Câu 5

A. Bộc lộ tâm tình, tác giả tự đối diện với chính mình để tự vấn, tự thương xót cho bản thân mình

0,5 điểm

Câu 6

D. Ẩn dụ

0,5 điểm

Câu 7

B. Chiếc bách

0,5 điểm

Câu 8

C. Nổi nênh, ngao ngán, lênh đênh, lai láng, bập bềnh, tấp tênh

0,5 điểm

Câu 9

Hai câu thơ miêu tả hình ảnh chiếc thuyền lênh đênh, trôi giữa bốn bề sông nước → qua phép tu từ nhân hóa “buồn”, “ngao ngán”, các từ láy “nổi nênh”, “lênh đênh”, hình ảnh chiếc bách đơn độc không biết đi đâu, về đâu gợi lên nỗi xót xa, tội nghiệp.

1 điểm

Câu 10

- HS nêu hình ảnh thơ để lại cho anh/chị nhiều ấn tượng và giải thích lí do.

+ Đảm bảo yêu cầu hình thức: đoạn văn

+ Đảm bảo yêu cầu nội dung

1 điểm

Phần 2: Viết (4,0 điểm)
CâuĐáp án

Điểm

a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận

Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài khái quát được vấn đề.

0,25 điểm

b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận

Vấn đề ứng xử trên không gian mạng của giới trẻ hiện nay.

0,25 điểm

c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm

Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Dưới đây là một vài gợi ý cần hướng tới:

- Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: văn hóa ứng xử trên mạng xã hội của giới trẻ hiện nay.

- Giải thích “ứng xử trên không gian mạng”:

+ Ứng xử nghĩa là việc con người trò chuyện, trao đổi, giao tiếp hay tương tác với nhau trong cuộc sống.

+ Ứng xử trên không gian mạng là việc chúng ta giao tiếp, tương tác, bày tỏ thái độ, suy nghĩ, cảm xúc của bản thân trước những thông tin, sự việc, sự kiện được đăng tải trên mạng internet.

- Thực trạng vấn đề:

+ Ngày nay, mạng xã hội vô cùng phổ biến, nhà nhà sử dụng mạng xã hội, người người sử dụng mạng xã hội.

+ Ở Việt Nam có rất nhiều mạng xã hội được nhiều người sử dụng, ví như: Facebook, Zalo, Instagram,…với hàng triệu người truy cập ở những lứa tuổi khác nhau.

+ Ở trên mạng xã hội, con người cư xử với nhau theo nhiều cách: trang nhã, lịch sự có, thậm chí thô lỗ cũng có.

- Nguyên nhân:

+ Chủ quan: do ý thức sử dụng mạng xã hội của con người chưa tốt, các bạn trẻ muốn chứng minh bản thân mình với mọi người, muốn mình được chú ý.

+ Khách quan: do ảnh hưởng từ môi trường sống, chưa được giáo dục đến nơi đến chốn,…

- Hậu quả:

+ Nhiều cuộc xung đột, cãi vã thậm chí là bạo lực đã xảy ra có nguyên nhân là tranh cãi nhau trên mạng xã hội.

+ Sử dụng mạng xã hội quá nhiều gây tốn thời gian và ảnh hưởng đến những công việc khác của con người.

- Giải pháp: mỗi người tự điều chỉnh lại bản thân mình, cố gắng hạn chế tối đa việc sử dụng mạng xã hội, tập trung vào những công việc khác.

- Khẳng định lại vấn đề nghị luận: văn hóa ứng xử trên mạng xã hội của giới trẻ hiện nay; đồng thời rút ra bài học và liên hệ bản thân.

2,5 điểm

d. Chính tả, ngữ pháp

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.

0,5 điểm

e. Sáng tạo

- Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.

0,5 điểm

Danh mục: Đề thi