ĐỀ 7
MA TRẬN ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ I
TT | Kĩ năng | Nội dung | Mức độ nhận thức | Tổng % điểm | |||||||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Vận dụng cao | ||||||||
TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | ||||
1 | Đọc hiểu | Thần thoại | 5 | 0 | 3 | 0 | 0 | 2 | 0 | 0 | 60 |
2 | Viết | Viết bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội | 0 | 1* | 0 | 1* | 0 | 1* | 0 | 1* | 40 |
Tổng | 25 | 5 | 15 | 15 | 0 | 30 | 0 | 10 | 100% | ||
Tỉ lệ % | 30% | 30% | 30% | 10% | |||||||
Tỉ lệ chung | 60% | 40% |
BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ I
TT | Chương/ chủ đề | Nội dung/ đơn vị kiến thức | Mức độ đánh giá | Số câu hỏi theo mức độ nhận thức | |||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Vận dụng cao | ||||
1 | Đọc hiểu | Thần thoại | Nhận biết: - Nhận biết được không gian, thời gian trong truyện thần thoại. - Nhận biết được đặc điểm của cốt truyện, câu chuyện, nhân vật trong truyện thần thoại. - Nhận biết được đề tài, các chi tiết tiêu biểu, đặc trưng của truyện thần thoại. - Nhận biết được bối cảnh lịch sử - văn hoá được thể hiện trong truyện thần thoại. Thông hiểu: - Tóm tắt được cốt truyện. - Hiểu và phân tích được nhân vật trong truyện thần thoại; lí giải được vị trí, vai trò, ý nghĩa của nhân vật trong tác phẩm. - Nêu được chủ đề, tư tưởng, thông điệp của văn bản; phân tích được một số căn cứ để xác định chủ đề. - Lí giải được tác dụng của việc chọn nhân vật người kể chuyện; lời người kể chuyện, lời nhân vật,... trong truyện thần thoại. - Lí giải được ý nghĩa, tác dụng của đề tài, các chi tiết tiêu biểu, đặc trưng của truyện thần thoại. - Rút ra được bài học về cách nghĩ, cách ứng xử do văn bản gợi ra. - Nêu được ý nghĩa hay tác động của tác phẩm đối với nhận thức, tình cảm, quan niệm của bản thân. Vận dụng: - Vận dụng những hiểu biết về bối cảnh lịch sử – văn hoá được thể hiện trong văn bản để lí giải ý nghĩa, thông điệp của văn bản. - Đánh giá được ý nghĩa, giá trị của thông điệp, chi tiết, hình tượng,… trong tác phẩm theo quan niệm của cá nhân. | 5TN | 3TN | 2TL | |
2 | Viết | Viết bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội | Nhận biết: - Xác định được yêu cầu về nội dung và hình thức của bài văn nghị luận. - Mô tả được vấn đề xã hội và những dấu hiệu, biểu hiện của vấn đề xã hội trong bài viết. - Xác định rõ được mục đích, đối tượng nghị luận. Thông hiểu: - Triển khai vấn đề nghị luận thành những luận điểm phù hợp. - Kết hợp được lí lẽ và dẫn chứng để tạo tính chặt chẽ, logic của mỗi luận điểm. - Đảm bảo cấu trúc của một văn bản nghị luận; đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. Vận dụng: - Đánh giá được ý nghĩa, ảnh hưởng của vấn đề đối với con người, xã hội. - Nêu được những bài học, những đề nghị, khuyến nghị rút ra từ vấn đề bàn luận. Vận dụng cao: - Sử dụng kết hợp các phương thức miêu tả, biểu cảm,… để tăng sức thuyết phục cho bài viết. - Thể hiện rõ quan điểm, cá tính trong bài viết. | 1TL* | |||
Tổng số câu | 5TN | 3TN | 2TL | 1TL | |||
Tỉ lệ (%) | 30% | 30% | 30% | 10% | |||
Tỉ lệ chung | 60% | 40% |
SỞ GD&ĐT TỈNH …………………….. ĐỀ SỐ 7 | ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ INăm học: 2022 – 2023 Môn: Ngữ văn – Lớp 10(Thời gian làm bài: 90 phút) |
Phần 1: Đọc hiểu (6,0 điểm)
Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:
ĐIỀU ƯỚC CỦA VUA MI-ĐÁT
Có một lần vua Mi-đát đã cứu giúp cho người thầy học của thần Đi-ô-ni-dốt. Thần rất hài lòng, bèn bảo vua Mi-đát muốn xin gì tặng gì cũng được. Vua Mi-đát vốn tham lam nên nói ngay:
- Thưa vị thần Đi-ô-ni-dốt sáng suốt! Xin Người làm cho mọi vật tôi chạm đến đều hóa thành vàng!
Thần Đi-ô-ni-dốt mỉm cười ưng thuận.
Vua Mi-đát thử bẻ một cành sồi, cành đó liền biến thành vàng. Vua ngắt một quả táo, quả táo cũng thành vàng nốt. Tưởng không có ai trên đời sung sướng hơn thế nữa!
Bọn đầy tớ dọn thức ăn cho Mi-đát. Nhà vua sung sướng ngồi vào bàn. Và lúc đó ông mới biết mình đã xin một điều ước khủng khiếp. Các thức ăn, thức uống khi vua chạm tay vào đều biến thành vàng. Mi-đát bụng đói cồn cào, chịu không nổi, liền chắp tay cầu khẩn:
- Xin Thần tha tội cho tôi! Xin Người lấy lại điều ước để cho tôi được sống!
Thần Đi-ô-ni-dốt liền hiện ra và phán:
- Nhà ngươi hãy đến sông Pác-tôn, nhúng mình vào dòng nước, phép màu sẽ biến mất và nhà ngươi sẽ rửa sạch được lòng tham.
Mi-đát làm theo lời dạy của thần, quả nhiên thoát khỏi cái quà tặng mà trước đây ông hằng mong ước. Lúc ấy, nhà vua mới hiểu rằng hạnh phúc không thể xây dựng bằng ước muốn tham lam.
(Nguồn: thegioicotich.vn)
Câu 1: Nhân vật chính trong văn bản trên là ai?
A. Thần Đi-ô-ni-dốt
B. Vua Mi-đát
C. Bọn đầy tớ
D. Dòng sông Pác-tôn
Câu 2: Chi tiết thần kì trong câu chuyện trên là chi tiết nào?
A. Cành sồi, quả táo biến thành vàng
B. Vua Mi-đát cứu giúp cho người thầy học của thần Đi-ô-ni-dốt
C. Mi-đát bụng đói cồn cào, chịu không nổi, liền chắp tay cầu khẩn
D. Thần Đi-ô-ni-dốt mỉm cười ưng thuận
Câu 3: Bài học mà vua Mi-đát hiểu ra là gì?
A. Hạnh phúc không thể xây dựng bằng ước muốn tham lam
B. Không nên ước những điều ngu ngốc
C. Trước khi ước điều gì cũng cần suy nghĩ chín chắn
D. Không gì quý giá bằng miếng ăn
Câu 4: Chủ đề của văn bản trên là gì?
A. Ngưỡng mộ sự màu nhiệm của điều ước
B. Tôn vinh trí tuệ của thần Đi-ô-ni-dốt
C. Trân trọng khát vọng giàu sang của con người
D. Phê phán những ước muốn tham lam của con người
Câu 5: Tác dụng của những chi tiết thần kì là gì?
A. Thúc đẩy sự phát triển của cốt truyện, tạo nên sự li kì hấp dẫn cho câu chuyện
B. Làm cho câu chuyện trở nên hàm súc
C. Tăng thêm chất chữ tình cho câu chuyện
D. Giúp cho câu chuyện mang màu sắc, không khí cổ xưa
Câu 6: Nhân vật vua Mi-đát trong câu chuyện trên là người như thế nào?
A. Nhu nhược, bù nhìn
B. Tham lam, ngu ngốc
C. Khôn ngoan, tư lợi
D. Xảo trá, gian tham
Câu 7: Điểm khác biệt cơ bản về phương diện nhân vật giữa văn bản trên với văn bản “Hê-ra-clét đi tìm táo vàng” là gì?
A. Kiểu nhân vật trong văn bản trên là kiểu nhân vật độc ác, còn trong văn bản “Hê-ra-clét đi tìm táo vàng” là kiểu nhân vật lương thiện
B. Kiểu nhân vật trong văn bản trên là kiểu nhân vật người thường, còn trong văn bản “Hê-ra-clét đi tìm táo vàng” là kiểu nhân vật anh hùng sức khỏe phi thường, trí tuệ vượt trội
C. Kiểu nhân vật trong văn bản trên là kiểu nhân vật tham lam, còn trong văn bản “Hê-ra-clét đi tìm táo vàng” là kiểu nhân vật anh hùng sức khỏe phi thường, trí tuệ vượt trội
D. Kiểu nhân vật trong văn bản trên là kiểu nhân vật người thường, còn trong văn bản “Hê-ra-clét đi tìm táo vàng” là kiểu nhân vật thần linh
Câu 8: Dòng nào dưới đây là lời người kể chuyện?
A. Xin Thần cho mọi vật tôi chạm đến đều hóa thành vàng
B. Xin Thần tha tội cho tôi! Xin Người lấy lại điều ước để cho tôi được sống!
C. Có lần thần Đi-ô-ni-dốt hiện ra, cho vua Mi-đát được ước một điều
D. Nhà ngươi hãy đến sông Pác-tôn, nhúng mình vào dòng nước, phép màu sẽ biến mất và nhà ngươi sẽ rửa sạch được lòng tham
Câu 9: Chi tiết, hình ảnh nào của văn bản trên khiến anh/chị thích thú? Vì sao?
Câu 10: Anh/chị có đồng tình với quan điểm: Hạnh phúc không thể xây dựng bằng ước muốn tham lam không? Viết một đoạn văn ngắn (khoảng 8 – 10 dòng) bày tỏ quan điểm của mình.
Phần 2: Viết (4,0 điểm)Anh/chị hãy viết bài văn nghị luận trình bày suy nghĩ của bản thân về vai trò của sự lạc quan trong cuộc sống mỗi người.
HƯỚNG DẪN CHẤM
Phần 1: Đọc hiểu (6,0 điểm)Câu | Đáp án | Điểm |
Câu 1 | B. Vua Mi-đát | 0,5 điểm |
Câu 2 | A. Cành sồi, quả táo biến thành vàng | 0,5 điểm |
Câu 3 | A. Hạnh phúc không thể xây dựng bằng ước muốn tham lam | 0,5 điểm |
Câu 4 | D. Phê phán những ước muốn tham lam của con người | 0,5 điểm |
Câu 5 | A. Thúc đẩy sự phát triển của cốt truyện, tạo nên sự li kì hấp dẫn cho câu chuyện | 0,5 điểm |
Câu 6 | B. Tham lam, ngu ngốc | 0,5 điểm |
Câu 7 | C. Kiểu nhân vật trong văn bản trên là kiểu nhân vật tham lam, còn trong văn bản “Hê-ra-clét đi tìm táo vàng” là kiểu nhân vật anh hùng sức khỏe phi thường, trí tuệ vượt trội | 0,5 điểm |
Câu 8 | C. Có lần thần Đi-ô-ni-dốt hiện ra, cho vua Mi-đát được ước một điều | 0,5 điểm |
Câu 9 | HS trình bày theo quan điểm cá nhân và lí giải. | 1 điểm |
Câu 10 | - HS trình bày suy nghĩ về quan điểm: Hạnh phúc không thể xây dựng bằng ước muốn tham lam + Đảm bảo yêu cầu hình thức: đoạn văn (khoảng 8 – 10 dòng) + Đảm bảo yêu cầu nội dung: Gợi ý: + Hạnh phúc là phạm trù tinh thần, vàng bạc là phạm trù vật chất. Dù cuộc sống tinh thần của con người có được một phần nhờ vào sự đầy đủ của vật chất nhưng tham lam vộ độ chỉ khiến con người rơi vào bi kịch,… | 1 điểm |
Câu | Đáp án | Điểm |
a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài khái quát được vấn đề. | 0,25 điểm | |
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luậnVai trò của sự lạc quan trong cuộc sống. | 0,25 điểm | |
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểmHọc sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Dưới đây là một vài gợi ý cần hướng tới: - Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: Vai trò của sự lạc quan trong cuộc sống. - Giải thích khái niệm lạc quan: + Lạc quan là thái độ sống + Lạc quan là luôn vui tươi, vui cười dù có bất kì chuyện gì xảy ra + Lạc quan như là một liều thuốc bổ cho cuộc sống tươi đẹp hơn - Vai trò của tinh thần lạc quan: + Lạc quan sẽ tạo nên cuộc sống tươi đẹp cho tất cả mọi người + Giúp chúng ta biết sống một cách có ý nghĩa hơn + Giúp con người tránh khỏi những hiểm họa trong cuộc sống + Những người lạc quan thường thành công trong cuộc sống và công việc - Biểu hiện của tinh thần lạc quan + Luôn tươi cười dù có chuyện gì xảy ra + Luôn yêu đời + Luôn bình tĩnh xử lí mọi tình huống dù có chuyện gì xảy ra - Một số tấm gương về tinh thần lạc quan + Bác Hồ ở trong tù vẫn có thể sáng tác thơ, ngắm trăng + Các bệnh nhân ung thư vẫn lạc quan để chiến đấu bệnh tật giành giật sự sống + Các em bé mồ côi vẫn lạc quan sống để mong ngày gặp lại cha mẹ của mình - Khẳng định vấn đề nghị luận. | 2,5 điểm | |
d. Chính tả, ngữ pháp Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt. | 0,5 điểm | |
e. Sáng tạo - Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ. | 0,5 điểm |