Đề thi giữa học kì 1 Ngữ Văn 10 Cánh diều năm 2022 - 2023 có đáp án (Đề 2)


ĐỀ 2

MA TRẬN ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ I

TT

Kĩ năng

Nội dung

Mức độ nhận thức

Tổng % điểm

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

1

Đọc hiểu

Thơ

3

0

5

0

0

1

0

0

60

2

Viết

Viết bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội

0

1*

0

1*

0

1*

0

1*

40

Tổng

15

5

25

15

0

30

0

10

100%

Tỉ lệ %

20%

40%

30%

10%

Tỉ lệ chung

60%

40%

BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ I

TT

Chương/ chủ đề

Nội dung/ đơn vị kiến thức

Mức độ đánh giá

Số câu hỏi theo mức độ nhận thức

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

1

Đọc hiểu

Thơ

Nhận biết:

- Nhận biết được thể thơ, từ ngữ, vần, nhịp, các biện pháp tu từ trong bài thơ.

- Nhận biết được phong cách ngôn ngữ, phương thức biểu đạt.

- Nhận biết được bố cục, những hình ảnh tiêu biểu, các yếu tố tự sự, miêu tả được sử dụng trong bài thơ.

Thông hiểu:

- Hiểu và lí giải được tình cảm, cảm xúc của nhân vật trữ tình được thể hiện qua ngôn ngữ văn bản.

- Hiểu được nội dung chính của văn bản.

- Rút ra được chủ đề, thông điệp mà văn bản muốn gửi đến người đọc.

- Hiểu được giá trị biểu đạt của từ ngữ, hình ảnh, vần, nhịp, biện pháp tu từ…

Vận dụng:

- Trình bày được những cảm nhận sâu sắc và rút ra được những bài học ứng xử cho bản thân.

- Đánh giá được nét độc đáo của bài thơ thể hiện qua cách nhìn riêng về con người, cuộc sống; qua cách sử dụng từ ngữ, hình ảnh, giọng điệu.

3TN

5TN

1TL

2

Viết

Viết bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội

Nhận biết:

- Xác định được yêu cầu về nội dung và hình thức của bài văn nghị luận.

- Mô tả được vấn đề xã hội và những dấu hiệu, biểu hiện của vấn đề xã hội trong bài viết.

- Xác định rõ được mục đích, đối tượng nghị luận.

Thông hiểu:

- Triển khai vấn đề nghị luận thành những luận điểm phù hợp.

- Kết hợp được lí lẽ và dẫn chứng để tạo tính chặt chẽ, logic của mỗi luận điểm.

- Đảm bảo cấu trúc của một văn bản nghị luận; đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.

Vận dụng:

- Đánh giá được ý nghĩa, ảnh hưởng của vấn đề đối với con người, xã hội.

- Nêu được những bài học, những đề nghị, khuyến nghị rút ra từ vấn đề bàn luận.

Vận dụng cao:

- Sử dụng kết hợp các phương thức miêu tả, biểu cảm,… để tăng sức thuyết phục cho bài viết.

- Thể hiện rõ quan điểm, cá tính trong bài viết.

1TL*

Tổng số câu

3TN

5TN

1TL

1TL

Tỉ lệ (%)

20%

40%

30%

10%

Tỉ lệ chung

60%

40%

SỞ GD&ĐT TỈNH ……………………..

ĐỀ SỐ 2

ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ I

Năm học: 2022 – 2023

Môn: Ngữ văn – Lớp 10(Thời gian làm bài: 90 phút)

Phần 1: Đọc hiểu (6,0 điểm)

Đọc bài thơ sau và trả lời câu hỏi:

CẢNH NGÀY HÈ

Rồi hóng mát thuở ngày trường,

Hoè lục đùn đùn tán rợp giương.

Thạch lựu hiên còn phun thức đỏ,

Hồng liên trì đã tiễn mùi hương.

Lao xao chợ cá làng ngư phủ,

Dắng dỏi cầm ve lầu tịch dương.

Dẽ có Ngu cầm đàn một tiếng,

Dân giàu đủ khắp đòi phương.

(Nguyễn Trãi)

Câu 1: Bài thơ được viết theo thể thơ nào?

A. Thơ lục bát

B. Thơ thất ngôn xen lục ngôn

C. Thơ song thất xen lục ngôn

D. Thơ tự do

Câu 2: Những câu thơ lục ngôn trong bài thơ là câu thơ nào?

A. Câu thơ 1 và 5

B. Câu thơ 1 và 6

C. Câu thơ 1 và 7

D. Câu thơ 1 và 8

Câu 3: Câu thơ miêu tả bức tranh đầy sức sống trong bài thơ là câu thơ nào?

A. Rồi, hóng mát thuở ngày trường

B. Hòe lục đùn đùn tán rợp giương

C. Dẽ có Ngu cầm đàn một tiếng

D. Dân giàu đủ khắp đòi phương

Câu 4: Anh/chị hiểu nghĩa câu thơ “Dẽ có Ngu cầm đàn một tiếng” như thế nào?

A. Muốn đánh một tiếng đàn ở cây đàn của vua Ngu

B. Nếu có cây đàn của vua Ngu sẽ đàn khúc nhạc cho dân no ấm

C. Thật là khó để có được cây đàn của vua Ngu

D. Dễ gì có được âm thanh tiếng đàn như cây đàn của vua Ngu

Câu 5: Nhà thơ đã cảm nhận cảnh vật bằng những giác quan nào?

A. Thị giác, khứu giác, vị giác

B. Thị giác, thính giác, khứu giác

C. Vị giác, khứu giác, xúc giác

D. Xúc giác, thính giác, thị giác

Câu 6: Dòng nào dưới đây không nói về thành công nghệ thuật của bài thơ?

A. Sử dụng từ ngữ giản dị, quen thuộc, giàu sức biểu cảm

B. Nhiều điển cố Hán học sâu sắc, hàm súc dư ba

C. Hình ảnh trong sáng, hài hòa màu sắc, âm thanh cuộc sống

D. Thể thơ thất ngôn xen lục ngôn, từ láy độc đáo

Câu 7: Cách tác giả sử dụng các động từ đùn đùn, giương, phun trong bài thơ cho ta cảm nhận gì về cảnh ngày hè?

A. Sự nóng nực của mùa hè

B. Sự tươi mát của thiên nhiên

C. Sức sống mạnh mẽ của thiên nhiên

D. Sự nứt nẻ vì sức nóng của cây cối

Câu 8: Trật tự từ trong câu thơ sau có gì khác trật tự từ thông thường?

Lao xao chợ cá làng ngư phủ,

Dắng dỏi cầm ve lầu tịch dương.

A. Không có gì khác so với trật tự thông thường

B. Trật tự bị đảo ngược

C. Trật tự song song nhau

D. Trật tự xen kẽ nhau

Câu 9: Từ tấm lòng yêu nước, thương dân của nhà thơ, anh/chị hãy trình bày suy nghĩ của mình về trách nhiệm tuổi trẻ đối với đất nước.

Phần 2: Viết (4,0 điểm)

Cuộc chiến chống Covid 19 cũng như mọi cuộc chiến khác, phải huy động tất cả nguồn lực. Nhìn từ cuộc chiến này, có ý kiến cho rằng:“Tinh thần đoàn kết là vũ khí mạnh mẽ nhất trong mọi cuộc chiến”. Anh/chị hãy viết bài văn trình bày suy nghĩ về ý kiến trên.

HƯỚNG DẪN CHẤM

Phần 1: Đọc hiểu (6,0 điểm)
CâuĐáp án

Điểm

Câu 1

B. Thơ thất ngôn xen lục ngôn

0,5 điểm

Câu 2

D. Câu thơ 1 và 8

0,5 điểm

Câu 3

B. Hòe lục đùn đùn tán rợp giương

0,5 điểm

Câu 4

B. Nếu có cây đàn của vua Ngu sẽ đàn khúc nhạc cho dân no ấm

0,5 điểm

Câu 5

B. Thị giác, thính giác, khứu giác

0,5 điểm

Câu 6

B. Nhiều điển cố Hán học sâu sắc, hàm súc dư ba

0,5 điểm

Câu 7

C. Sức sống mạnh mẽ của thiên nhiên

0,5 điểm

Câu 8

B. Trật tự bị đảo ngược

0,5 điểm

Câu 9

- HS có thể nêu cách hiểu khác nhau theo quan điểm của cá nhân, nhưng cần đảm bảo ý về nội dung:

+ Mỗi cá nhân cần có trách nhiệm với bản thân, gia đình và đất nước, nhất là thế hệ thanh niên cũng luôn phải ý thức vai trò trách nhiệm của mình đối với đất nước.

+ Thế hệ trẻ phải xác định tư tưởng, tình cảm, lí tưởng sống của mình: yêu quê hương đất nước, tự hào tự tôn dân tộc, có ý thức bảo vệ chủ quyền lãnh thổ của dân tộc; lao động, học tập để khẳng định bản lĩnh, tài năng cá nhân và phục vụ cống hiến cho đất nước, sẵn sàng có mặt khi Tổ Quốc cần.

+ Thế hệ trẻ cần phải học tập tích lũy tri thức để góp phần phát triển đất nước theo kịp thời đại, hội nhập với xu thế phát triển chung của quốc tế.

2 điểm

Phần 2: Viết (4,0 điểm)
CâuĐáp án

Điểm

a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận

Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài khái quát được vấn đề.

0,25 điểm

b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận

Tinh thần đoàn kết là vũ khí mạnh mẽ nhất trong mọi cuộc chiến.

0,25 điểm

c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm

Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Dưới đây là một vài gợi ý cần hướng tới:

- Giới thiệu và dẫn dắt vào vấn đề cần nghị luận.

- Giải thích về tinh thần đoàn kết.

- Phân tích, bàn luận: ý nghĩa của tinh thần đoàn kết khi rơi vào hoàn cảnh của cuộc chiến chống Covid 19.

- Khẳng định lại vấn đề.

2,5 điểm

d. Chính tả, ngữ pháp

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.

0,5 điểm

e. Sáng tạo

- Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.

0,5 điểm

Danh mục: Đề thi