Đề thi cuối học kì 1 Ngữ Văn 10 Cánh diều năm 2022 - 2023 có đáp án (Đề 9)


ĐỀ 9

MA TRẬN ĐỀ THI HỌC KÌ I

TT

Kĩ năng

Nội dung

Mức độ nhận thức

Tổng % điểm

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

1

Đọc hiểu

Thần thoại

4

0

4

0

0

2

0

0

60

2

Viết

Viết bài văn nghị luận thuyết phục người khác từ bỏ một thói quan hay một quan niệm

0

1*

0

1*

0

1*

0

1*

40

Tổng

20

5

20

15

0

30

0

10

100%

Tỉ lệ %

25%

35%

30%

10%

Tỉ lệ chung

60%

40%

BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ THI HỌC KÌ I

TT

Chương/ chủ đề

Nội dung/ đơn vị kiến thức

Mức độ đánh giá

Số câu hỏi theo mức độ nhận thức

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

1

Đọc hiểu

Thần thoại

Nhận biết:

- Nhận biết được không gian, thời gian trong truyện thần thoại.

- Nhận biết được đặc điểm của cốt truyện, câu chuyện, nhân vật trong truyện thần thoại.

- Nhận biết được đề tài, các chi tiết tiêu biểu, đặc trưng của truyện thần thoại.

- Nhận biết được bối cảnh lịch sử - văn hoá được thể hiện trong truyện thần thoại.

Thông hiểu:

- Tóm tắt được cốt truyện.

- Hiểu và phân tích được nhân vật trong truyện thần thoại; lí giải được vị trí, vai trò, ý nghĩa của nhân vật trong tác phẩm.

- Nêu được chủ đề, tư tưởng, thông điệp của văn bản; phân tích được một số căn cứ để xác định chủ đề.

- Lí giải được tác dụng của việc chọn nhân vật người kể chuyện; lời người kể chuyện, lời nhân vật, ... trong truyện thần thoại.

- Lí giải được ý nghĩa, tác dụng của đề tài, các chi tiết tiêu biểu, đặc trưng của truyện thần thoại.

Vận dụng:

- Rút ra được bài học về cách nghĩ, cách ứng xử do văn bản gợi ra.

- Nêu được ý nghĩa hay tác động của tác phẩm đối với nhận thức, tình cảm, quan niệm của bản thân.

- Vận dụng những hiểu biết về bối cảnh lịch sử – văn hoá được thể hiện trong văn bản để lí giải ý nghĩa, thông điệp của văn bản.

- Đánh giá được ý nghĩa, giá trị của thông điệp, chi tiết, hình tượng,… trong tác phẩm theo quan niệm của cá nhân.

4TN

4TN

2TL

2

Viết

Viết bài văn nghị luận thuyết phục người khác từ bỏ một thói quan hay một quan niệm

Nhận biết:

- Xác định được đúng yêu cầu về nội dung và hình thức của bài văn nghị luận.

- Nêu được thói quen hay quan niệm mang tính tiêu cực, cần phải từ bỏ.

- Xác định rõ được mục đích (khuyên người khác từ bỏ thói quen/ quan niệm), đối tượng nghị luận (người/ những người mang thói quen/ quan niệm mang tính tiêu cực).

Thông hiểu:

- Triển khai vấn đề nghị luận thành những luận điểm phù hợp. Mô tả, lí giải được những khía cạnh mang tính tiêu cực, bất lợi của thói quen, quan niệm.

- Kết hợp được lí lẽ và dẫn chứng để tạo tính chặt chẽ, logic của mỗi luận điểm.

- Đảm bảo cấu trúc của một văn bản nghị luận; đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.

Vận dụng:

- Thể hiện được thái độ tôn trọng với đối tượng thuyết phục; chỉ ra được lợi ích của việc từ bỏ thói quen, quan niệm.

Vận dụng cao:

- Sử dụng kết hợp phương thức miêu tả, biểu cảm, … để tăng sức thuyết phục cho lập luận.

- Thể hiện rõ quan điểm, cá tính trong bài viết; sáng tạo trong cách diễn đạt.

1TL*

Tổng số câu

4TN

4TN

2TL

1TL

Tỉ lệ (%)

25%

35%

30%

10%

Tỉ lệ chung

60%

40%

SỞ GD&ĐT TỈNH ……………………..

ĐỀ SỐ 9

ĐỀ THI HỌC KÌ I

Năm học: 2022 – 2023

Môn: Ngữ văn – Lớp 10(Thời gian làm bài: 90 phút)

Phần 1: Đọc hiểu (6,0 điểm)

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:

Truyện kể rằng Dớt nặn ra loài người, một sinh vật yếu đuối, không có khả năng gì để tồn tại và tự bảo vệ trước sóng gió, bão bùng và trước sự đe doạ của bao thú vật to, khoẻ, có sừng, có nọc độc, có nanh vuốt, biết bơi dưới nước, biết leo trèo. Thần Prô-mê-tê thương loài người, luôn luôn tìm cách làm cho loài người đỡ khổ cực. Một lần, Thần giết con bò rất béo, lừa cho Dớt chọn được phần gồm toàn xương xẩu, gân và vó, còn phần nạc ngon nhất cho loài người. Dớt càng tức giận: “Ðã thế, không bao giờ ta cho lửa loài người; chúng nó sẽ sống trong tối tăm, ngu dốt, khổ cực”. Thần Prô-mê-tê biết ý đồ độc ác ấy, một hôm, lúc thiên đình vắng vẻ, chàng châm ngọn lửa, giấu kín trong ruột một loại cây sậy, rồi chạy như bay xuống trần thế, không ai hay biết gì hết. Thần trao ngọn lửa thiêng cho loài người. Ngay đêm hôm ấy, Dớt thấy dưới mặt đất, những đốm lửa nghìn nghịt như sao sa. Dớt uất ức hét ầm ầm: “Thế là loài người có lửa, ta không thể tiêu diệt loài người được nữa; có lửa, con người sẽ sánh ngang thần thánh. Ôi! tai họa! Ôi! tai hoạ! Nhưng không, không! Ta sẽ làm cho loài người đau khổ, ta sẽ trừng trị Prô-mê-tê”. Dớt tức khắc cho gọi thần thợ rèn chân thọt là Hê-phai-xtốt đến và ra lệnh nặn một thiếu nữ xinh đẹp tuyệt vời, tóc như làn mây nhẹ, thân nàng óng ả như dòng suối lượn, tiếng nói thánh thót như chim ca, hai con mắt xanh biếc như biển cả - nàng Păng-đo tuyệt thế giai nhân. Xưa nay, mặt đất chỉ rặt là đàn ông. Khi Păng-đo xuất hiện, người đàn ông say đắm, không rời nàng một bước. Sức quyến rũ của Păng-đo vô cùng kì diệu, nhưng nàng là một tai hoạ cho người đàn ông, nàng lừa dối, nên là nguồn gốc của mọi khổ đau mà người đàn ông phải chịu. Mặt khác, Dớt ra tay trừng trị Prô-mê-tê. Dớt cho giải thần đến một đỉnh núi cao chót vót ở dãy Cô-ca-dơ hoang vu, xa tít mù tắp và ra lệnh cho thần thợ rèn Hê-phai-xtốt đóng đinh xiềng chàng vào núi đá. Prô-mê-tê ngày bị mặt trời thiêu đốt, đêm rét buốt thấu đến xương tuỷ. Hàng ngày, một con đại bàng khổng lồ do Dớt sai đến, mổ bụng và ăn buồng gan của chàng. Song, thật kì diệu, buồng gan của vị thần bất tử đêm lại mọc ra, đầy đủ và tươi rói. Những cực hình kinh khủng ấy không thể khuất phục thần Prô-mê-tê kiên cường. Prô-mê-tê không run sợ. Chàng hiên ngang, không chịu nói một lời van xin. Bao nhiêu thế kỉ trôi qua, Prô-mê-tê vẫn là Prô-mê-tê bất khuất. Cuối cùng, Dớt chịu thua Prô-mê-tê. Thần Hê-ra-clet đến dãy núi Cô-ca-dơ, giương cung bắn chết đại bàng, trèo lên núi phá xiềng. Prô-mê-tê được trả lại tự do.

(Theo Ðiển tích văn học - NXB Văn học 1996)

Câu 1: Văn bản trên thuộc thể loại truyện nào?

A. Cổ tích

B. Truyền thuyết

C. Sử thi

D. Thần thoại

Câu 2: Phương thức biểu đạt chính nào được sử dụng trong văn bản trên?

A. Biểu cảm

B. Tự sự

C. Miêu tả

D. Nghị luận

Câu 3: Theo văn bản, nguyên nhân nào khiến Dớt trừng phạt Prô-mê-tê?

A. Vì Prô-mê-tê đã mang lửa cho loài người khiến Dớt không thể tiêu diệt loài người được nữa

B. Vì Prô-mê-tê tranh phần miếng thịt ngon nhất của con bò, để lại phần xương xẩu cho Dớt

C. Vì Prô-mê-tê phá hủy ngọn lửa thiêng của Dớt khiến Dớt không thể tiêu diệt loài người được nữa

D. Vì Prô-mê-tê không nghe theo lệnh của Dớt khiến Dớt tức giận

Câu 4: Thần Prô-mê-tê đã làm cách nào để mang lửa xuống cho con người?

A. Chàng ăn cắp ngọn lửa giấu kín ở trong tay áo rồi chạy như bay xuống trần thế

B. Chàng châm ngọn lửa, giấu kín trong ruột một loại cây sậy, rồi chạy như bay xuống trần thế

C. Chàng được thần Dớt trao cho một ngọn lửa thiêng khác

D. Chàng canh lúc cả triều đình đi vắng, lén vào lấy ngọn lửa rồi nhanh chóng bay xuống trần thế trước khi ngọn lửa tắt

Câu 5: Dòng nào dưới đây không phải chi tiết hoang đường kỉ ảo xuất hiện trong văn bản?

A. Dớt nặn ra loài người, một sinh vật yếu đuối, không có khả năng gì để tồn tại và tự bảo vệ trước sóng gió

B. Dớt tức khắc cho gọi thần thợ rèn chân thọt là Hê-phai-xtốt đến và ra lệnh nặn một thiếu nữ xinh đẹp tuyệt vời

C. Dớt cho giải thần đến một đỉnh núi cao chót vót ở dãy Cô-ca-dơ hoang vu, xa tít mù tắp

D. Buồng gan của vị thần bất tử đêm lại mọc ra, đầy đủ và tươi rói

Câu 6: Qua câu chuyện trên, anh/chị thấy nhân vật thần Prô-mê-tê hội tụ những phẩm chất gì?

A. Phẩm chất trí tuệ và nhân ái

B. Phẩm chất hiên ngang và tự trọng

C. Phẩm chất cao thượng và khiêm tốn

D. Phẩm chất dũng cảm và trung thực

Câu 7: Qua sự việc thần Prô-mê-tê mang lửa cho loài người, tác giả dân gian đã lí giải điều gì?

A. Tầm quan trọng của ngọn lửa trong cuộc sống hằng ngày

B. Nguồn gốc của ngọn lửa mà loài người đang sử dụng và vai trò của ngọn lửa đối với cuộc sống của con người

C. Ngọn lửa đóng vai trò quan trọng nhất trong cuộc sống, ảnh hưởng trực tiếp đến con người và vạn vận

D. Nhấn mạnh sự thần kì của ngọn lửa đem lại cho con người trong cuộc sống

Câu 8: Tác dụng của những chi tiết hoang đường kì ảo trong văn bản trên là gì?

A. Lí giải các hiện tượng thiên nhiên

B. Thể hiện trí tưởng tượng phong phú của người xưa

C. Thần thánh hóa sức mạnh và sự bất tử của các vị thần

D. Tất cả đáp án trên

Câu 9: Anh/chị từng hình dung như thế nào về một vị thần? Nhân vật Prô-mê-tê có làm hình dung đó của anh/chị thay đổi không?

Câu 10: Trong văn bản, anh chị thích nhất chi tiết nào? Vì sao?

Phần 2: Viết (4,0 điểm)

Anh/chị hãy viết bài văn nghị luận thuyết phục người khác từ bỏ quan niệm kì thị người khuyết tật.

HƯỚNG DẪN CHẤM

Phần 1: Đọc hiểu (6,0 điểm)
CâuĐáp án

Điểm

Câu 1

D. Thần thoại

0,5 điểm

Câu 2

B. Tự sự

0,5 điểm

Câu 3

A. Vì Prô-mê-tê đã mang lửa cho loài người khiến Dớt không thể tiêu diệt loài người được nữa

0,5 điểm

Câu 4

B. Chàng châm ngọn lửa, giấu kín trong ruột một loại cây sậy, rồi chạy như bay xuống trần thế

0,5 điểm

Câu 5

C. Dớt cho giải thần đến một đỉnh núi cao chót vót ở dãy Cô-ca-dơ hoang vu, xa tít mù tắp

0,5 điểm

Câu 6

A. Phẩm chất trí tuệ và nhân ái

0,5 điểm

Câu 7

B. Nguồn gốc của ngọn lửa mà loài người đang sử dụng và vai trò của ngọn lửa đối với cuộc sống của con người

0,5 điểm

Câu 8

D. Tất cả đáp án trên

0,5 điểm

Câu 9

HS trình bày suy nghĩ của bản thân về hình tượng nhân vật thần thoại thông qua nhân vật Prô-mê-tê.

1 điểm

Câu 10

- HS chia sẻ chi tiết anh/chị thích nhất.

- Lí giải lí do.

1 điểm

Phần 2: Viết (4,0 điểm)
CâuĐáp án

Điểm

a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận

Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài khái quát được vấn đề.

0,25 điểm

b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận

Thuyết phục người khác từ bỏ quan niệm kì thị người khuyết tật.

0,25 điểm

c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm

Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Dưới đây là một vài gợi ý cần hướng tới:

- Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: thuyết phục người khác từ bỏ quan niệm kì thị người khuyết tật.

- Giải thích quan niệm: Kì thị người khuyết tật là thái độ khinh thường hoặc thiếu tôn trọng người khuyết tật vì lí do khuyết tật của người đó.

- Nguyên nhân của việc kì thị và phân biệt đối xử với người khuyết tật:

+ Nhận thức của người dân về chính sách và quyền của người khuyết tật còn nhiều hạn chế.

+ Một số người còn có nhận thức sai lầm về người khuyết tật, có những quan niệm mê tín dị đoan không nên có hay một số quan niệm nhân quả kiếp trước,…

- Hậu quả của việc kì thị và phân biệt đối xử đối với người khuyết tật:

+ Kì thị và phân biệt đối xử đối với người khuyết tật là những nguyên nhân trực tiếp dẫn đến việc người khuyết tật không được hòa nhập vào các hoạt động văn hóa, chính trị, kinh tế, xã hội của cộng đồng.

+ Kì thị và phân biệt đối xử cũng gây ra tỉ lệ thất nghiệp cao và dẫn đến trình độ học vấn thấp đối với người khuyết tật và cũng là nguyên nhân khiến nhiều người khuyết tật mất cơ hội kết hôn và sinh con trong khi đây là những vấn đề rất quan trọng về mặt văn hoá.

- Khẳng định lại vấn đề.

2,5 điểm

d. Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.

0,5 điểm

e. Sáng tạo: Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ, sáng tạo.

0,5 điểm

Danh mục: Đề thi