Đề thi cuối học kì 1 Ngữ Văn 10 Cánh diều năm 2022 - 2023 có đáp án (Đề 4)


ĐỀ 4

MA TRẬN ĐỀ THI HỌC KÌ I

TT

Kĩ năng

Nội dung

Mức độ nhận thức

Tổng % điểm

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

1

Đọc hiểu

Thơ Đường Luật

4

0

4

0

0

2

0

0

60

2

Viết

Viết bài văn nghị luận thuyết phục người khác từ bỏ một thói quen hay một quan niệm

0

1*

0

1*

0

1*

0

1*

40

Tổng

20

5

20

15

0

30

0

10

100%

Tỉ lệ %

25%

35%

30%

10%

Tỉ lệ chung

60%

40%

BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ THI HỌC KÌ I

TT

Chương/ chủ đề

Nội dung/ đơn vị kiến thức

Mức độ đánh giá

Số câu hỏi theo mức độ nhận thức

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

1

Đọc hiểu

Thơ Đường Luật

Nhận biết:

- Nhận biết được thể thơ, từ ngữ, vần, nhịp, các biện pháp tu từ trong bài thơ.

- Nhận biết được phong cách ngôn ngữ, phương thức biểu đạt.

- Nhận biệt được bố cục, những hình ảnh tiểu biểu, các yếu tố tự sự, miêu tả được sử dụng trong bài thơ.

Thông hiểu:

- Hiểu và lí giải được tình cảm, cảm xúc của nhân vật trữ tình được thể hiện qua ngôn ngữ văn bản.

- Hiểu được nội dung chính của văn bản.

- Rút ra được chủ đề, thông điệp mà văn bản muốn gửi đến người đọc.

- Hiểu được giá trị biểu đạt của từ ngữ, hình ảnh, vần, nhịp, biện pháp tu từ…

Vận dụng:

- Trình bày được những cảm nhận sâu sắc và rút ra được những bài học ứng xử cho bản thân.

- Đánh giá được nét độc đáo của bài thơ thể hiện qua cách nhìn riêng về con người, cuộc sống; qua cách sử dụng từ ngữ, hình ảnh, giọng điệu.

4TN

4TN

2TL

2

Viết

Viết bài văn nghị luận thuyết phục người khác từ bỏ một thói quen hay một quan niệm

Nhận biết:

- Xác định được đúng yêu cầu về nội dung và hình thức của bài văn nghị luận.

- Nêu được thói quen hay quan niệm mang tính tiêu cực, cần phải từ bỏ.

- Xác định rõ được mục đích (khuyên người khác từ bỏ thói quan/ quan niệm), đối tượng nghị luận (người/ những người mang thói quen/ quan niệm mang tính tiêu cực).

Thông hiểu:

- Triển khai vấn đề nghị luận thành những luận điểm phù hợp. Mô tả, lí giải được những khía cạnh mang tính tiêu cực, bất lợi của thói quen, quan niệm.

- Kết hợp được lí lẽ và dẫn chứng để tạo tính chặt chẽ, logic của mỗi luận điểm.

- Đảm bảo cấu trúc của một văn bản nghị luận; đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.

Vận dụng:

- Thể hiện được thái độ tôn trọng với đối tượng thuyết phục; chỉ ra được lợi ích của việc từ bỏ thói quen, quan niệm.

Vận dụng cao:

- Sử dụng kết hợp của phương thức miêu tả, biểu cảm, … để tăng sức thuyết phục cho lập luận.

- Thể hiện rõ quan điểm, cá tính trong bài viết; sáng tạo trong cách diễn đạt.

1TL*

Tổng số câu

4TN

4TN

2TL

1TL

Tỉ lệ (%)

25%

35%

30%

10%

Tỉ lệ chung

60%

40%

SỞ GD&ĐT TỈNH ……………………..

ĐỀ SỐ 4

ĐỀ THI HỌC KÌ I

Năm học: 2022 – 2023

Môn: Ngữ văn – Lớp 10(Thời gian làm bài: 90 phút)

Phần 1: Đọc hiểu (6,0 điểm)

Đọc bài thơ sau và trả lời câu hỏi:

VỊNH KHOA THI HƯƠNG

Nhà nước ba năm mở một khoa,

Trường Nam thi lẫn với trường Hà.

Lôi thôi sĩ tử vai đeo lọ,

Ậm ọe quan trường miệng thét loa.

Lọng cắm rợp thời: quan sứ đến

Váy lê quét đất, mụ đầm ra.

Nhân tài đất Bắc nào ai đó?

Ngoảnh cổ mà trông cảnh nước nhà.

(Trần Tế Xương, thơ chọn lọc, NXB Văn học, 2014)

Câu 1: Bài thơ trên được viết theo thể thơ nào?

A. Thất ngôn tứ tuyệt

B. Thất ngôn bát cú

C. Thất ngôn trường thiên

D. Ngũ ngôn bát cú

Câu 2: Bài thơ diễn tả cảm xúc về ai, về sự việc gì?

A. Của nhân vật trữ tình về nỗi lo mất nước

B. Của nhà thơ về thực trạng thi cử

C. Của thí sinh về vấn nạn trường thi

D. Của quan giám khảo thất vọng về sĩ tử

Câu 3: Đối tượng trữ tình của bài thơ là ai?

A. Thi cử lộn xộn, thiếu nghiêm trang

B. Sĩ tử bệ rạc, lôi thôi

C. Quan sứ, mụ đầm

D. Trường thi ẩn đầy tiêu cực

Câu 4: Trong bài thơ, tác giả đề cập đến sự khác thường của kì thi này ở câu thơ nào dưới đây?

A. Nhà nước ba năm mở một khoa,

Trường Nam thi lẫn với trường Hà

B. Lôi thôi sĩ tử vai đeo lọ,

Ậm ọe quan trường miệng thét loa

C. Lọng cắm rợp thời: quan sứ đến

Váy lê quét đất, mụ đầm ra

D. Nhân tài đất Bắc nào ai đó?

Ngoảnh cổ mà trông cảnh nước nhà

Câu 5: Cảm xúc, tâm trạng của thi nhân trong bài thơ được thể hiện như thế nào?

A. Buồn, đau xót trước vận mệnh đất nước

B. Tuyệt vọng vì sĩ tử bất tài

C. Dửng dưng, mặc kệ thi cử

D. Mong ngóng sĩ tử đỗ đạt

Câu 6: Sự xuất hiện của những nhân vật nào làm cho trường thi trở nên lố bịch?

A. Sĩ tử và quan trường

B. Quan sứ và quan trường

C. Quan sứ và bà đầm

D. Quan trường và bà đầm

Câu 7: Tác giả đã sử dụng thủ pháp nghệ thuật nào trong hai câu thơ:

“Lôi thôi sĩ tử vai đeo lọ

Ậm ọe quan trường miệng thét loa.”

A. Cường điệu

B. Đảo ngữ

C. So sánh

D. Phép đối

Câu 8: Nhà thơ thể hiện nỗi lòng của mình bằng hình thức nào trong hai câu kết? Đó là nỗi niềm gì, về điều gì?

A. Nỗi niềm ngao ngán, xót xa trước sự sa sút của cảnh tượng trường thi, về nỗi nhục mất nước; câu mệnh lệnh, như đối thoại

B. Gọi nhân tài, câu mệnh lệnh (nhân tài, ai đó; ngoảnh mà trông) như đang đối thoại trực tiếp với những người tài có trách nhiệm với đất nước

C. Nhà thơ hỏi người nhưng cũng chính là hỏi mình

D. Mỉa mai nơi trường thi để chọn nhân tài mà lại có quan sứ và mụ đầm

Câu 9: Cảnh tượng, con người nơi trường thi trong bài thơ dự báo điều gì về tương lai đất nước vào năm 1879? Hãy đối chiếu với lịch sử để đánh giá về dự báo của nhà thơ Trần Tế Xương.

Câu 10: Cảnh tượng nào trong bài thơ để lại ấn tượng, cảm xúc sâu sắc nhất trong em, đó là cảm xúc gì? Vì sao?

Phần 2: Viết (4,0 điểm)

Anh/chị hãy viết bài luận thuyết phục người khác từ bỏ thói quen đi học muộn.

HƯỚNG DẪN CHẤM

Phần 1: Đọc hiểu (6,0 điểm)
CâuĐáp án

Điểm

Câu 1

B. Thất ngôn bát cú

0,5 điểm

Câu 2

B. Của nhà thơ về thực trạng thi cử

0,5 điểm

Câu 3

A. Thi cử lộn xộn, thiếu nghiêm trang

0,5 điểm

Câu 4

A. Nhà nước ba năm mở một khoa,

Trường Nam thi lẫn với trường Hà

0,5 điểm

Câu 5

A. Buồn, đau xót trước vận mệnh đất nước

0,5 điểm

Câu 6

C. Quan sứ và bà đầm

0,5 điểm

Câu 7

B. Đảo ngữ

0,5 điểm

Câu 8

A. Nỗi niềm ngao ngán, xót xa trước sự sa sút của cảnh tượng trường thi, về nỗi nhục mất nước; câu mệnh lệnh, như đối thoại

0,5 điểm

Câu 9

- Cảnh trường thi phản ánh sự suy vong của nền học vấn, sự lỗi thời của đạo Nho.

- Dự báo sự sa sút về chất lượng thi cử, bản chất của xã hội thực dân phong kiến.

- Trần Tế Xương dự báo đúng: chế độ thực dân phong kiến không thể đảm trách được sứ mệnh đối với dân tộc Việt Nam. Lịch sử đòi hỏi, sự thay đổi lớn lao: cách mạng tháng 8/1945 thành công mở ra vận hội mới, chế độ mới – kỉ nguyên độc lập tự do cho dân tộc Việt Nam.

1 điểm

Câu 10

- HS trả lời cần bám sát ngôn từ, hình ảnh, sự việc trong bài thơ; cảm xúc có thể tương đồng hoặc khác biệt với tác giả (cần phù hợp với văn hóa dân tộc).

- HS cần lí giải bằng 2 lí do trở lên (logic, tránh suy diễn vô căn cứ)

1 điểm

Phần 2: Viết (4,0 điểm)
CâuĐáp án

Điểm

a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận

Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài khái quát được vấn đề.

0,25 điểm

b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận

Thuyết phục người khác từ bỏ thói quen đi học muộn.

0,25 điểm

c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm

Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Dưới đây là một vài gợi ý cần hướng tới:

- Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: Thuyết phục người khác từ bỏ thói quen đi học muộn.

- Tác hại của việc đi học muộn:

+ Đi học muộn có thể khiến ta mất uy tín, khiến các bạn và thầy cô không tin tưởng và không muốn giao lưu với bạn nữa.

+ Đi học muộn cũng làm cắt ngang mạch dạy học của thầy cô, ảnh hưởng đến việc học của các bạn trong lớp.

+ Đi học muộn khiến bạn bị mất kiến thức bài học, mất thời gian ôn lại bài mà mọi người đã học.

- Nguyên nhân dẫn đến việc đi học muộn:

+ Nguyên nhân khách quan: tắc đường, hỏng xe,…

+ Nguyên nhân chủ quan: ngủ quên, thói quen không thể bỏ,…

- Biện pháp giúp bỏ thói quen đi học muộn:

+ Sắp xếp thời gian hợp lí, cần dự tính thời gian cho những sự cố phát sinh thêm.

+ Đặt đồng hồ báo thức hẹn giờ để tránh quên giờ và không lỡ mất thời gian

+ Rèn luyện bản thân nhiều hơn để không bị ỷ lại vào người khác

- Khẳng định lại vấn đề nghị luận.

2,5 điểm

d. Chính tả, ngữ pháp

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.

0,5 điểm

e. Sáng tạo

Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ, sáng tạo.

0,5 điểm

Danh mục: Đề thi