Đề thi cuối học kì 1 Ngữ Văn 10 Cánh diều năm 2022 - 2023 có đáp án (Đề 2)


ĐỀ 2

MA TRẬN ĐỀ THI HỌC KÌ I

TT

Kĩ năng

Nội dung

Mức độ nhận thức

Tổng % điểm

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

1

Đọc hiểu

Thơ Đường Luật

4

0

4

0

0

2

0

0

60

2

Viết

Viết bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội

0

1*

0

1*

0

1*

0

1*

40

Tổng

20

5

20

15

0

30

0

10

100%

Tỉ lệ %

25%

35%

30%

10%

Tỉ lệ chung

60%

40%

BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ THI HỌC KÌ I

TT

Chương/ chủ đề

Nội dung/ đơn vị kiến thức

Mức độ đánh giá

Số câu hỏi theo mức độ nhận thức

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

1

Đọc hiểu

Thơ Đường Luật

Nhận biết:

- Nhận biết được thể thơ, từ ngữ, vần, nhịp, các biện pháp tu từ trong bài thơ.

- Nhận biết được phong cách ngôn ngữ, phương thức biểu đạt.

- Nhận biết được bố cục, những hình ảnh tiêu biểu, các yếu tố tự sự, miêu tả được sử dụng trong bài thơ.

Thông hiểu:

- Hiểu và lí giải được tình cảm, cảm xúc của nhân vật trữ tình được thể hiện qua ngôn ngữ văn bản.

- Hiểu được nội dung chính của văn bản.

- Rút ra được chủ đề, thông điệp mà văn bản muốn gửi đến người đọc.

- Hiểu được giá trị biểu đạt của từ ngữ, hình ảnh, vần, nhịp, biện pháp tu từ…

Vận dụng:

- Trình bày được những cảm nhận sâu sắc và rút ra được những bài học ứng xử cho bản thân.

- Đánh giá được nét độc đáo của bài thơ thể hiện qua cách nhìn riêng về con người, cuộc sống; qua cách sử dụng từ ngữ, hình ảnh, giọng điệu.

4TN

4TN

2TL

2

Viết

Viết bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội

Nhận biết:

- Xác định được yêu cầu về nội dung và hình thức của bài văn nghị luận.

- Mô tả được vấn đề xã hội và những dấu hiệu, biểu hiện của vấn đề xã hội trong bài viết.

- Xác định rõ được mục đích, đối tượng nghị luận.

Thông hiểu:

- Triển khai vấn đề nghị luận thành những luận điểm phù hợp.

- Kết hợp được lí lẽ và dẫn chứng để tạo tính chặt chẽ, logic của mỗi luận điểm.

Vận dụng:

- Đảm bảo cấu trúc của một văn bản nghị luận; đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.

- Đánh giá được ý nghĩa, ảnh hưởng của vấn đề đối với con người, xã hội.

Vận dụng cao:

- Nêu được những bài học, những đề nghị, khuyến nghị rút ra từ vấn đề bàn luận.

- Sử dụng kết hợp các phương thức miêu tả, biểu cảm,… để tăng sức thuyết phục cho bài viết.

- Thể hiện rõ quan điểm, cá tính trong bài viết.

1TL*

Tổng số câu

4TN

4TN

2TL

1TL

Tỉ lệ (%)

25%

35%

30%

10%

Tỉ lệ chung

60%

40%

SỞ GD&ĐT TỈNH ……………………..

ĐỀ SỐ 2

ĐỀ THI HỌC KÌ I

Năm học: 2022 – 2023

Môn: Ngữ văn – Lớp 10(Thời gian làm bài: 90 phút)

Phần 1: Đọc hiểu (6,0 điểm)

Đọc bài thơ sau và trả lời câu hỏi:

LÀM LẼ

Kẻ đắp chăn bông kẻ lạnh lùng,

Chém cha cái kiếp lấy chồng chung.

Năm thì mười họa hay chăng chớ

Một tháng đôi lần có cũng không.

Cố đấm ăn xôi, xôi lại hẩm,

Cầm bằng làm mướn, mướn không công.

Thân này ví biết dường này nhỉ

Thà trước thôi đành ở vậy xong.

(Hồ Xuân Hương)

Câu 1: Bài thơ nào của Hồ Xuân Hương cũng viết về cảnh làm lẽ với bài thơ trên?

A. Tự tình (bài 2)

B. Bánh trôi nước

C. Mời trầu

D. Quả mít

Câu 2: Bài thơ nào không giống với thể thơ của bài thơ Làm lẽ?

A. Tự tình (bài 2) – Hồ Xuân Hương

B. Tỏ lòng – Phạm Ngũ Lão

C. Cảm xúc mùa thu – Đỗ Phủ

D. Câu cá mùa thu – Nguyễn Khuyến

Câu 3: Bài thơ viết về hiện tượng nào trong xã hội phong kiến?

A. Hiện tượng lấy nhiều vợ, nhiều chồng trong xã hội phong kiến xưa

B. Hiện tượng người phụ nữ chung một chồng, trọng nam khinh nữ trong xã hội phong kiến xưa

C. Hiện tượng trọng nam khinh nữ trong xã hội phong kiến xưa

D. Hiện tượng kết hôn tự do trong xã hội phong kiến xưa

Câu 4: Đâu là thành ngữ dân gian được sử dụng trong bài thơ?

A. Năm thì mười họa, một tháng đôi lần

B. Năm thì mười họa, cố đấm ăn xôi

C. Một tháng đôi lần, cố đấm ăn xôi

D. Kẻ đắp chăn bông, cầm bằng làm mướn

Câu 5: Câu thơ nào thể hiện sự bất công trong hôn nhân đa thê?

A. Kẻ đắp chăn bông, kẻ lạnh lùng

B. Chém cha cái kiếp lấy chồng chung

C. Cố đấm ăn xôi, xôi lại hẩm

D. Cầm bằng làm mướn, mướn không công

Câu 6: Hai câu thơ “Năm thì mười họa hay chăng chớ/ Một tháng đôi lần có cũng không” diễn tả điều gì?

A. Diễn tả gợi chuyện buồng the, chăn gối, hạnh phúc lứa đôi vợ chồng

B. Diễn tả tâm trạng buồn tủi của người vợ lẽ khi bị vợ cả thị uy

C. Diễn tả sự thưa thớt, họa hoằn của hành vi ái ân giữa chồng với vợ lẽ

D. Diễn tả thái độ phản kháng mạnh mẽ vượt lên trên nghịch cảnh của tác giả

Câu 7: Dòng nào dưới đây không liên quan đến nội dung biểu đạt của hai câu thơ: “Cố đấm ăn xôi, xôi lại hẩm/ Cầm bằng làm mướn, mướn không công”?

A. Vì khát vọng hạnh phúc lứa đôi nhỏ nhoi mà người đàn bà phải hạ mình “cố đấm ăn xôi”, chấp nhận mang thân đi làm lẽ

B. Khi chấp nhận cảnh làm lẽ rồi, người vợ lẽ mới nhận ra bản chất xấu xa của chế độ đa thê

C. Diễn tả tâm trạng tủi nhục, uất hận của kiếp làm lẽ

D. Diễn tả sức sống mãnh liệt của Hồ Xuân Hương dù phải sống trong cảnh làm lẽ tủi cực

Câu 8: Bài thơ khiến ta liên tưởng đến cảnh ngộ của Hồ Xuân Hương trong câu thơ nào sau đây?

A. Thân em vừa trắng lại vừa tròn – Bảy nổi ba chìm với nước non

B. Có phải duyên nhau thì thắm lại – Đừng xanh như lá, bạc như vôi

C. Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn – Trơ cái hồng nhan với nước non

D. Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại – Mảnh tình san sẻ tí con con

Câu 9: Anh/chị hãy nêu cảm nhận về tâm trạng, thái độ của chủ thể trữ tình thể hiện trong bài thơ.

Câu 10: Hồ Xuân Hương muốn gửi gắm điều gì qua bài thơ trên?

Phần 2: Viết (4,0 điểm)

Anh/chị hãy viết bài văn nghị luận trình bày suy nghĩ về câu nói “Một người đã đánh mất niềm tin vào bản thân thì chắc chắn sẽ còn đánh mất thêm nhiều thứ quý giá khác nữa”.

HƯỚNG DẪN CHẤM

Phần 1: Đọc hiểu (6,0 điểm)
CâuĐáp án

Điểm

Câu 1

A. Tự tình (bài 2)

0,5 điểm

Câu 2

B. Tỏ lòng – Phạm Ngũ Lão

0,5 điểm

Câu 3

B. Hiện tượng người phụ nữ chung một chồng, trọng nam khinh nữ trong xã hội phong kiến xưa

0,5 điểm

Câu 4

B. Năm thì mười họa, cố đấm ăn xôi

0,5 điểm

Câu 5

A. Kẻ đắp chăn bông, kẻ lạnh lùng

0,5 điểm

Câu 6

C. Diễn tả sự thưa thớt, họa hoằn của hành vi ái ân giữa chồng với vợ lẽ

0,5 điểm

Câu 7

D. Diễn tả sức sống mãnh liệt của Hồ Xuân Hương dù phải sống trong cảnh làm lẽ tủi cực

0,5 điểm

Câu 8

D. Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại – Mảnh tình san sẻ tí con con

0,5 điểm

Câu 9

- HS nêu cảm nhận về tâm trạng, thái độ của chủ thể trữ tình thể hiện trong bài thơ.

Gợi ý:

- Tâm trạng: Hồ Xuân Hương khi phải sống trong cảnh làm lẽ nhiều bất công đã cảm thấy vô cùng hụt hẫng, chua xót, bẽ bàng, thậm chí, đến cuối bài thơ, bà còn cảm thấy hối hận vì đã quyết

định mang thân đi làm vợ lẽ.

- Thái độ: Bài thơ thể hiện thái độ phản kháng mãnh liệt của Hồ Xuân Hương đối với chế độ đa thê. Thái độ ấy được thể hiện ngay trong cách nói dữ dội: Chém cha cái kiếp lấy chồng chung…

1 điểm

Câu 10

Hồ Xuân Hương muốn gửi gắm được nỗi lòng chua chát, đau khổ của bà cũng như của những người phụ nữ chịu kiếp chồng chung trong xã hội phong kiến xưa.

1 điểm

Phần 2: Viết (4,0 điểm)
CâuĐáp án

Điểm

a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận

Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài khái quát được vấn đề.

0,25 điểm

b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận

“Một người đã đánh mất niềm tin vào bản thân thì chắc chắn sẽ còn đánh mất thêm nhiều thứ quý giá khác nữa”.

0,25 điểm

c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm

Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Dưới đây là một vài gợi ý cần hướng tới:

- Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: câu tục ngữ “Một người đã đánh mất niềm tin vào bản thân thì chắc chắn sẽ còn đánh mất thêm nhiều thứ quý giá khác nữa”.

- Giải thích:

+ Niềm tin vào bản thân mình: sự tin tưởng, tự tin vào khả năng của bản thân trong công việc cũng như trong cuộc sống. Đó còn là sự cố gắng, kiên trì, nỗ lực hướng đến mục tiêu mà bản thân mình đề ra.

+ Câu nói khuyên nhủ con người hãy tự tin vào khả năng của bản thân và cố gắng, nỗ lực hết sức mình để thực hiện những mục tiêu mình đề ra để có thể thu về những thành quả ngọt ngào.

- Phân tích:

+ Nếu chúng ta không tin tưởng vào những khả năng của bản thân mình và nỗ lực hoàn thành công việc, chúng ta sẽ không có những thành quả ngọt ngào mà chỉ mãi đắm chìm trong những sự tự ti, hoài nghi về bản thân và sẽ không đạt được mục tiêu mình đề ra, kéo theo đó là trì trệ sự phát triển của bản thân mình.

+ Mỗi con người không ai tự nhiên mà nên người, thành tài, tất cả những thứ đó chúng ta có được là do quá trình học tập rèn luyện, tích lũy kiến thức.

+ Người nào càng chăm chỉ, kiên nhẫn, chịu khó, tích cực trau dồi kiến thức thì càng thu về được những quả ngọt, mở mang tầm hiểu biết và có được thành công.

+ Xã hội có tiến bộ hay không, có phát triển hay không là do những công sức đóng góp của con người mà nên, con người phát triển được bao nhiêu thì xã hội tiến bộ bấy nhiêu.

- Chứng minh: HS lấy dẫn chứng minh họa cho bài làm văn của mình về những con người biết tin tưởng vào bản thân mình, kiên trì, nỗ lực vươn lên trong học tập, cuộc sống và đã đạt được thành tựu.

- Phản đề: Tuy nhiên trong cuộc sống vẫn còn có nhiều người sống trong sự tự ti, hoài nghi những khả năng của bản thân hoặc quá nhút nhát không dám thực hiện, không dám làm những việc bản thân mình mong muốn vì sợ sai lầm, lại có những người chỉ biết nghe theo sự sắp đặt, định hướng của người khác mà không có chính kiến của mình,… những người này đáng bị xã hội thẳng thắn lên án, chỉ trích.

- Khẳng định lại vấn đề nghị luận, rút ra bài học, liên hệ bản thân.

2,5 điểm

d. Chính tả, ngữ pháp

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.

0,5 điểm

e. Sáng tạo

Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ, sáng tạo.

0,5 điểm

Danh mục: Đề thi