Đề thi giữa học kì 1 Ngữ Văn 7 Chân trời sáng tạo năm 2022 - 2023 có đáp án (Đề 7)


ĐỀ 7

MA TRẬN ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ I

TT

Kĩ năng

Nội dung

Mức độ nhận thức

Tổng % điểm

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

1

Đọc hiểu

Thơ bốn chữ, năm chữ

3

0

5

0

0

2

0

0

60

2

Viết

Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ

0

1*

0

1*

0

1*

0

1*

40

Tổng

15

5

25

15

0

30

0

10

100%

Tỉ lệ %

30%

30%

30%

10%

Tỉ lệ chung

60%

40%

BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ I

TT

Chương/ chủ đề

Nội dung/ đơn vị kiến thức

Mức độ đánh giá

Số câu hỏi theo mức độ nhận thức

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

1

Đọc hiểu

Thơ bốn chữ, năm chữ

Nhận biết:

- Nhận biết được từ ngữ, thể thơ, các biện pháp tu từ trong bài thơ.

- Nhận diện được bố cục, những hình ảnh tiêu biểu, các yếu tố tự sự và miêu tả được sử dụng trong bài thơ.

Thông hiểu:

- Xác định được phó từ.

- Hiểu và lí giải được tình cảm, cảm xúc của nhân vật trữ tình được thể hiện qua ngôn ngữ văn bản.

- Rút ra được chủ đề, thông điệp mà văn bản muốn gửi đến người đọc.

- Phân tích được giá trị biểu đạt của từ ngữ, hình ảnh, vần, nhịp, biện pháp tu từ.

Vận dụng:

- Trình bày được những cảm nhận sâu sắc và rút ra được bài học ứng xử cho bản thân.

- Đánh giá được nét độc đáo của bài thơ thể hiện qua cách nhìn riêng về thiên nhiên, con người; qua cách sử dụng từ ngữ, hình ảnh, giọng điệu.

3TN

5TN

2TL

2

Viết

Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ

Nhận biết:

- Xác định được kiểu viết đoạn văn biểu cảm.

- Xác định được bố cục đoạn văn, vấn đề cần biểu cảm.

Thông hiểu:

- Giới thiệu được tác giả, bài thơ/ đoạn thơ.

- Nêu được ấn tượng chung, cảm xúc về bài thơ. đoạn thơ đó.

- Trình bày, diễn tả được cảm xúc về nội dung và nghệ thuật của bài thơ.

Vận dụng:

- Vận dụng những kĩ năng kiến thức của bản thân về những trải nghiệm xảy ra trong cuộc sống để viết được đoạn văn biểu cảm hoàn chỉnh đáp ứng yêu cầu của để.

Vận dụng cao:

- Có lối viết sáng tạo, hấp dẫn lôi cuốn;

- Lời văn sinh động, giàu cảm xúc, có giọng điệu riêng.

1TL*

Tổng số câu

3TN

5TN

2TL

1TL

Tỉ lệ (%)

20%

40%

30%

10%

Tỉ lệ chung

60%

40%

PHÒNG GD&ĐT HUYỆN ……………………..

ĐỀ SỐ 7

ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ I

Năm học: 2022 – 2023

Môn: Ngữ văn – Lớp 7(Thời gian làm bài: 90 phút)

Phần 1: Đọc hiểu (6 điểm)

Đọc bài thơ sau và trả lời câu hỏi:

RA VƯỜN NHẶT NẮNG

Ông ra vườn nhặt nắng

Tha thẩn suốt buổi chiều

Ông không còn trí nhớ

Ông chỉ còn tình yêu

Bé khẽ mang chiếc lá

Đặt vào vệt nắng vàng

Ông nhặt lên chiếc nắng

Quẫy nhẹ, mùa thu sang.

(Nguyễn Thế Hoàng Linh)

Câu 1: Bài thơ thể hiện tình cảm của ai đối với ai?

A. Người cháu đối với người ông

B. Người ông đối với người cháu

C. Người ông đối với chiếc lá

D. Người cháu đối với mùa thu

Câu 2: Bài thơ có cách ngắt nhịp chủ yếu là gì?

A. Ngắt nhịp 2/3 hoặc 3/2

B. Ngắt nhịp 1/4 hoặc 3/2

C. Ngắt nhịp 2/3 hoặc 1/4

D. Ngắt nhịp 2/3 hoặc 1/1/3

Câu 3: Sự việc chính mà tác giả nói trong bài thơ là gì?

A. Người ông ra vườn nhặt nắng trong trạng thái hạnh phúc dưới cái nhìn ngây thơ và đầy yêu thương của người cháu

B. Người ông ra vườn nhặt nắng trong trạng thái tha thẩn, mất trí nhớ dưới cái nhìn ngây thơ và đầy yêu thương của người cháu

C. Người ông ra vườn nhặt nắng trong trạng thái buồn bã dưới cái nhìn ngây thơ và đầy yêu thương của người cháu

D. Người ông ra vườn nhặt nắng trong trạng thái vui vẻ dưới cái nhìn ngây thơ và đầy yêu thương của người cháu

Câu 4: Từ nào chỉ hành động của người ông trong khổ thơ thứ hai?

A. nhặt

B. đặt

C. mang

D. sang

Câu 5: Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong câu thơ “Ông nhặt lên chiếc nắng”?

A. So sánh

B. Nhân hóa

C. Ẩn dụ

D. Điệp ngữ

Câu 6: Chủ đề của bài thơ là gì?

A. Ca ngợi tình cảm gia đình, tình cảm bạn bè

B. Ca người tình cảm gia đình, tình yêu quê hương

C. Ca ngợi tình yêu quê hương, tình cảm bạn bè

D. Ca ngợi tình cảm gia đình, tình yêu thiên nhiên

Câu 7: Tác dụng của biện pháp tu từ điệp ngữ được sử dụng trong hai câu thơ sau là gì?

Ông không còn trí nhớ

Ông chỉ còn tình yêu

A. Nhằm tăng tính biểu cảm cho câu thơ

B. Nhằm gợi hình cho diễn đạt câu thơ

C. Nhằm giúp người đọc dễ hình dung, liên tưởng sự việc được nói đến

D. Nhằm tạo sự sinh động, cảm giác gần gũi, thân thiết

Câu 8: Em hiểu gì về tình cảm của nhân vật bé dành cho ông của mình qua hai câu thơ sau?

Bé khẽ mang chiếc lá

Đặt vào vệt nắng vàng

A. Biết quan tâm tới sức khỏe của ông

B. Yêu thương, quý mến ông

C. Đoàn kết, gắn bó với ông

D. Chăm sóc, đùm bọc cho ông

Câu 9: Qua bài thơ, tác giả muốn gửi đến bạn đọc những thông điệp tình cảm nào?

Câu 10: Từ việc đọc bài thơ, em rút ra cho mình những bài học gì trong cách ứng xử với những người thân trong gia đình?

Phần 2: Viết (4 điểm)

Em hãy viết một đoạn văn ngắn ghi lại cảm xúc của em sau khi đọc bài thơ “Ra vườn nhặt nắng” của Nguyễn Thế Hoàng Linh.

HƯỚNG DẪN CHẤM

Phần 1: Đọc hiểu (6 điểm)
CâuĐáp án

Điểm

Câu 1

A. Người cháu đối với người ông

0,5 điểm

Câu 2

A. Ngắt nhịp 2/3 hoặc 3/2

0,5 điểm

Câu 3

B. Người ông ra vườn nhặt nắng trong trạng thái tha thẩn, mất trí nhớ dưới cái nhìn ngây thơ và đầy yêu thương của người cháu

0,5 điểm

Câu 4

A. nhặt

0,5 điểm

Câu 5

C. Ẩn dụ

0,5 điểm

Câu 6

D. Ca ngợi tình cảm gia đình, tình yêu thiên nhiên

0,5 điểm

Câu 7

A. Nhằm tăng tính biểu cảm cho câu thơ

0,5 điểm

Câu 8

B. Yêu thương, quý mến ông

0,5 điểm

Câu 9

HS trình bày thông điệp rút ra từ bài thơ.

Gợi ý: tình yêu thương giữa các thành viên trong gia đình

1 điểm

Câu 10

HS rút ra bài học trong cách ứng xử với những người thân trong gia đình.

Gợi ý: luôn quan tâm, chăm sóc, đùm bọc lẫn nhau, thể hiện tình yêu thương,...

1 điểm

Phần 2: Viết (4 điểm)
CâuĐáp án

Điểm

a. Đảm bảo cấu trúc đoạn văn: mở đoạn, thân đoạn và kết đoạn.

0,25 điểm

0,25 điểm

2,5 điểm

0,5 điểm

0,5 điểm

b. Xác định đúng yêu cầu của đề: ghi lại cảm xúc của em sau khi đọc bài thơ “Ra vườn nhặt nắng” của Nguyễn Thế Hoàng Linh.

c. Triển khai vấn đề:

HS triển khai sự việc theo trình tự hợp lí, cần vận dụng tốt phương thức biểu đạt biểu cảm.

- Câu chủ đề: giới thiệu nhan đề, tác giả và cảm xúc chung về bài thơ bằng một câu.

- Nêu cảm xúc của bản thân về nội dung và nghệ thuật của bài thơ

- Khẳng định lại cảm xúc về bài thơ và ý nghĩa của nó đối với người viết.

d. Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.

e. Sáng tạo: Bố cục mạch lạc, cách diễn đạt độc đáo, sáng tạo

Danh mục: Đề thi