Đề thi cuối học kì 1 môn Ngữ Văn 10 bộ Cánh diều năm 2022 - 2023 có đáp án (Đề 3)


ĐỀ 3

MA TRẬN ĐỀ THI HỌC KÌ I

TT

Kĩ năng

Nội dung

Mức độ nhận thức

Tổng % điểm

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

1

Đọc hiểu

Kịch bản chèo, tuồng

3

0

5

0

0

1

0

0

60

2

Viết

Viết bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội

0

1*

0

1*

0

1*

0

1*

40

Tổng

15

5

25

15

0

30

0

10

100%

Tỉ lệ %

20%

40%

30%

10%

Tỉ lệ chung

60%

40%

BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ THI HỌC KÌ I

TT

Chương/ chủ đề

Nội dung/ đơn vị kiến thức

Mức độ đánh giá

Số câu hỏi theo mức độ nhận thức

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

1

Đọc hiểu

Kịch bản chèo, tuồng

Nhận biết

- Nhận biết được đề tài, tính vô danh, tích truyện trong tuồng, chèo.

- Nhận biết được lời chỉ dẫn sân khấu, lời thoại và hành động của nhân vật tuồng, chèo.

- Nhận biết được nhân vật, tuyến nhân vật và cốt truyện của tuồng, chèo.

Thông hiểu

- Phân tích được ý nghĩa, tác dụng của đề tài, tính vô danh, tích truyện trong tuồng, chèo.

- Lí giải được tác dụng của cốt truyện, ngôn ngữ, hành động của nhân vật, diễn biến của câu chuyện trong tuồng, chèo.

- Phân tích được đặc điểm của nhân vật tuồng, chèo và vai trò của nhân vật với việc thể hiện chủ đề, tư tưởng của tác phẩm.

- Rút ra được bài học về cách nghĩ, cách ứng xử do vở tuồng, chèo gợi ra.

- Nêu được ý nghĩa hay tác động của tác phẩm đối với nhận thức, tình cảm, quan niệm của bản thân.

Vận dụng:

- Vận dụng những hiểu biết về bối cảnh lịch sử - văn hoá được thể hiện trong văn bản để lí giải ý nghĩa, thông điệp của tác phẩm.

- Đánh giá được ý nghĩa, giá trị của thông điệp, chi tiết, hình tượng, những đặc sắc về nghệ thuật trong tác phẩm theo quan niệm của cá nhân.

3TN

5TN

1TL

2

Viết

Viết bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội

Nhận biết:

- Xác định được yêu cầu về nội dung và hình thức của bài văn nghị luận; mục đích, đối tượng nghị luận.

- Mô tả được vấn đề xã hội và những dấu hiệu, biểu hiện của vấn đề xã hội trong bài viết.

Thông hiểu:

- Triển khai vấn đề nghị luận thành những luận điểm phù hợp.

- Kết hợp được lí lẽ và dẫn chứng để tạo tính chặt chẽ, logic của mỗi luận điểm.

Vận dụng:

- Đảm bảo cấu trúc của một văn bản nghị luận; đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.

- Đánh giá được ý nghĩa, ảnh hưởng của vấn đề đối với con người, xã hội.

Vận dụng cao:

- Nêu được những bài học, những đề nghị, khuyến nghị rút ra từ vấn đề bàn luận.

- Sử dụng kết hợp các phương thức miêu tả, biểu cảm,… để tăng sức thuyết phục cho bài viết.

- Thể hiện rõ quan điểm, cá tính trong bài viết.

1TL*

Tổng số câu

3TN

5TN

1TL

1TL

Tỉ lệ (%)

20%

40%

30%

10%

Tỉ lệ chung

60%

40%

SỞ GD&ĐT TỈNH ……………………..

ĐỀ SỐ 3

ĐỀ THI HỌC KÌ I

Năm học: 2022 – 2023

Môn: Ngữ văn – Lớp 10(Thời gian làm bài: 90 phút)

Phần 1: Đọc hiểu (6,0 điểm)

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:

Tóm tắt phần trước: Sau 18 năm vâng mệnh vua cầm quân ra trận đánh dẹp quân Xiêm, Trương Viên đánh giặc thắng lợi, trở về triều đình ban cho chàng chức Thái tể. Khi vinh quy bái tổ thì thấy gia đình mất tích. Chàng buồn rầu bỏ ra đi, lính hầu đã mời hai mẹ con bà lão hát xẩm vào dinh hát mua vui cho chủ mình.

Trích đoạn đưới đây nằm ở hồi cuối vở chèo, tái hiện cảnh Trương Viên gặp lại Thị Phương và mẹ.

Trương Viên: Vậy con đi tìm ca sĩ về hát cho thầy giải buồn.

Lính Hầu: - Thưa thầy, ở ngoài chợ có hai mẹ con bà lão hát xẩm. Bẩm cô con mù nhưng mà trông được ạ!

Tiếng đế: Sao mù lại trông được?

Lính Hầu: - Trông được là trông ưa nhìn ấy chứ!

Trương Viên: - Ta đương cơn muôn thảm nghìn sầu. Ta nghe hát coi chi con mắt…

Mụ: - Có người gọi vào hát đó con ơi! Đưa tay đây mẹ dắt

(cùng đi vào)

Trình lạy ông,

Mẹ con tôi mù mịt xấu xa

Ông có nghe hát tôi xin động trống.

(với lính): - Cậu ơi, thế hát làm sao?

Lính Hầu: Bà này đến quê mùa! Cơm một thúng, rượu một cha, uống hết lại nài, hát được bao nhiêu thì hát.

Trương Viên: - Con ra bảo bà ấy có sự tình, tình sự gì thì hát cho ông tôi nghe.

Mụ: - Tôi chỉ biết sự tình nhà tôi thôi.

Lính Hầu: - Ừ, bà biết hát sự tình nhà bà.

Thị Phương (hát trần tình)

Trương Viên, Trương Viên

Người chồng tôi là Trương Viên…

Lính Hầu: - Họ, thong thả đã. Nhập vai phải vấn húy. Trương Viên là tên quan lớn, phải hát là Trương Băm, Trương Băm.

Trương Viên: - Thiên hạ, trùng danh, trùng hiệu cũng nhiều. Cứ để cho người ta hát.

Thị Phương (hát tiếp)

Người chồng tôi là Trương Viên

Vua sai dẹp giặc nước Xiêm khơi chừng

Bởi vì đâu chếch nón ả Hằng

Thờ chồng chực tiết khăng khăng chẳng rời

Bởi vì đâu binh lửa tơi bời

Xa miền quê quán, ngụ nơi lâm tuyền

Một mình tôi nuôi mẹ truân chuyên

Quyết liều phận bạc chẳng dám quên ngãi chàng

Gặp những loài ác thú hổ lang

Người rắp làm hại, khấn kêu vang lại lành

Trở ra về quê miếu thần linh

Thần đòi khoét mắt lòng thành tôi kính dâng

Vậy nên mù mịt tối tăm

Nàng tiên dạy hát kiếm ăn qua tháng ngày

Sự tình này trời đất có thấy hay.

Chàng Trương Viên có biết nông nỗi này hay chăng?

Trương Viên: - Nghe tiếng đàn cùng hát

Chuyển động tâm thần

Đường từ mâu có biết chăng, hỡi mẹ?

Thị Phương (nói sử)

Tiền ông thưởng tôi còn để đó

Tôi chẳng hề tiêu đụng một phân

Xin ông đừng nói chuyện tần ngần

Mà tôi mang tiếng không thành danh tiết

Trương Viên: - Nghe tiếng đàn cùng hát

Chuyển động tâm thần

Đường từ mâu có biết chăng, hỡi mẹ?

Thị Phương (nói sử)

Tiền ông thưởng tôi còn để đó

Tôi chẳng hề tiêu đụng một phân

Xin ông đừng nói chuyện tần ngần

Mà tôi mang tiếng không thành danh tiết

Trương Viên: - Tưởng là nhận vợ, vợ lại chẳng nhìn

Đường từ mẫu có biết chăng, hỡi mẹ?

Mụ (nói sử) - Ới con ơi,

Thực chồng con đã tỏ hình dạng như in

Con đừng nói nữa, trước tủi chồng, sau tủi mẹ.

Thị Phương (nói sử)

Thực chồng con đã tỏ

Hình dạng như in

Nào trước khi phu hợp hợp hôn

Những của ấy đưa ra nhận tích.

Mụ: - Ơi này con, vợ con nói: ngày xưa quan Thừa tướng có cho cái gì làm ghi tích không, con đưa cho vợ nó xem để nó nhận.

Trương Viên: - Anh khá khen em mười tám năm nay chẳng có đơn sai

Lòng thương em nhớ mẹ ngậm ngùi

Đây, ngọc kim quyết giao em nhận tích.

(Thị Phương cầm ngọc, ngọc nhẩy lên mắt, mắt sáng trở lại)

Thị Phương: - Quả lòng trời đưa lại

Ngọc nhảy vào, được mắt phong quang

Mẹ ơi giờ con trông được rõ ràng

Chồng con đây đã tỏ.

Mụ: Mẹ mừng con đã yên lành như cũ

Lại thêm mẫu tử đoàn viên

Trời có đâu nỡ phụ người hiền.

Thế mới biết “bĩ” rồi lại “thái”

Trương Viên: Trăm lạy mẹ

Con vâng lệnh trên ra dẹp giặc đã yên

Mười tám năm binh mạng tướng bền

Giờ được làm chức quan Thái tể

Trời xui nên mẹ con gặp gỡ

Mời mẹ về cho tới gia trang

Khi đó sẽ hồi quỳnh khánh hạ.

(hát vãn trò) Tạo hóa xoay vần

Hết cơn bĩ cực đến tuần thái lai

Giời chung, giời chẳng riêng ai

Vun trồng cây đức ắt đài nền nhân

Hễ ai có phúc, có phần

Giàu nghèo tại số, gian truân bởi trời

Phương ngôn dạy đủ mọi nhời.

(Theo Hà Văn Cầu, Tuyển tập chèo cổ, NXB Sân khấu 1999, tr159 – 162)

Câu 1: Nhân vật chính trong trích đoạn trên là ai?

A. Lính hầu và Mụ

B. Thị Phương và Trương Viên

C. Trương Viên và Lính hầu

D. Trương Viên và Mụ

Câu 2: Dòng nào dưới đây không nêu đúng ý nghĩa của chi tiết vật giao ước?

A. Làm cho mắt Thị Phương sáng ra

B. Thể hiện niềm tin tưởng, sự thủy chung

C. Thể hiện sự cách trở, biệt ly của Trương Viên và Thị Phương

D. Giúp các nhân vật trong gia đình đoàn tụ

Câu 3: Trích đoạn trên sử dụng kết hợp những cách nói, cách hát nào?

A. Hát trần tình, hát tiếp, nói sử, hát vãn trò

B. Hát trần tình, hát hề, nói sử, hát vãn trò

C. Hát trần tình, hát tiếp, hát sắp đếm, hát vãn trò

D. Hát trần tình, hát tiếp, nói sử, hát cách

Câu 4: Những lời chỉ dẫn (in nghiêng, đặt trong ngoặc đơn) ở trích đoạn có chức năng gì?

A. Để người đọc phân biệt được lời của từng nhân vật trong đoạn

B. Để người đọc biết lai lịch các nhân vật trong tích Chèo

C. Để người đọc biết nội tâm của các nhân vật trong tích Chèo

D. Để nói về sự việc hoặc chỉ dẫn về điệu hát mà nhân vật sử dụng

Câu 5: Vì sao Thị Phương lại không tin khi Trương Viên lên tiếng nhận ra mình là vợ?

A. Vì Thị Phương luôn một mực thủy chung, tiết nghĩa và mắt không nhìn thấy gì

B. Vì Thị Phương nghe theo lời mách bảo của Mụ

C. Vì Thị Phương vốn là người đa nghi

D. Vì cách ứng xử của Trương Viên không đủ cho Thị Phương tin tưởng

Câu 6: Sự việc nào khắc họa rõ nét nhân vật chính và chủ đề của tác phẩm?

A. Khi lính hầu mời hai mẹ con bà hát xẩm vào hát cho Trương Viên nghe

B. Khi Trương Viên say mê trước giọng hát của Thị Phương

C. Khi Trương Viên đưa ra ngọc kim quyết, mắt Thị Phương sáng trở lại

D. Khi Thị Phương không tin và không nhận Trương Viên

Câu 7: Cái kết của tích chèo Trương Viên có màu sắc kiểu kết thúc của thể loại văn học nào?

A. Cái kết đầy chết chóc bi thương kiểu bi kịch

B. Kết thúc có hậu “ở hiền gặp lành” theo kiểu cổ tích

C. Kiểu kết thúc mở, gợi nhiều ý nghĩa của truyện hiện đại

D. Kết thúc vui vẻ, đầy tính chất hài hước kiểu hài kịch

Câu 8: Nhận xét nào dưới đây đánh giá đúng về nhân vật Trương Viên và Thị Phương?

A. Trương Viên nho nhã, tài năng, trung hiếu, nghĩa tình; Thị Phương thủy chung, hiếu thảo, son sắt, giàu đức hi sinh

B. Trương Viên trung hiếu với mẹ, vô tình với vợ; Thị Phương thủy chung, hiếu thảo, son sắt, giàu đức hi sinh

C. Trương Viên tài năng nhưng vô cảm; Thị Phương thủy chung, hiếu thảo, son sắt, giàu đức hi sinh

D. Trương Viên nho nhã, tài năng, trung hiếu, nghĩa tình; Thị Phương thiếu niềm tin, hay hoài nghi

Câu 9: Anh/chị rút ra bài học nào cho bản thân từ đoạn trích đoạn trên? Vì sao?

Phần 2: Viết (4,0 điểm)

Anh/chị hãy viết bài văn nghị luận trình bày suy nghĩ về hiện tượng thần tượng của giới trẻ hiện nay.

HƯỚNG DẪN CHẤM

Phần 1: Đọc hiểu (6,0 điểm)
CâuĐáp án

Điểm

Câu 1

B. Thị Phương và Trương Viên

0,5 điểm

Câu 2

C. Thể hiện sự cách trở, biệt ly của Trương Viên và Thị Phương

0,5 điểm

Câu 3

A. Hát trần tình, hát tiếp, nói sử, hát vãn trò

0,5 điểm

Câu 4

D. Để nói về sự việc hoặc chỉ dẫn về điệu hát mà nhân vật sử dụng

0,5 điểm

Câu 5

A. Vì Thị Phương luôn một mực thủy chung, tiết nghĩa và mắt không nhìn thấy gì

0,5 điểm

Câu 6

C. Khi Trương Viên đưa ra ngọc kim quyết, mắt Thị Phương sáng trở lại

0,5 điểm

Câu 7

B. Kết thúc có hậu “ở hiền gặp lành” theo kiểu cổ tích

0,5 điểm

Câu 8

A. Trương Viên nho nhã, tài năng, trung hiếu, nghĩa tình; Thị Phương thủy chung, hiếu thảo, son sắt, giàu đức hi sinh

0,5 điểm

Câu 9

- HS rút ra bài học từ trích đoạn.

Gợi ý:

+ Bài học về niềm tin vào những điều tốt đẹp

+ Bài học về sự lạc quan, cuộc sống sẽ có nhiều khó khăn nhưng rồi sẽ đến ngày tươi sáng; sự tin tưởng vào luật nhân quả.

1 điểm

Phần 2: Viết (4,0 điểm)
CâuĐáp án

Điểm

a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận

Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài khái quát được vấn đề.

0,25 điểm

b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận

Hiện tượng thần tượng của giới trẻ hiện nay

0,25 điểm

c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm

Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Dưới đây là một vài gợi ý cần hướng tới:

- Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: Hiện tượng thần tượng của giới trẻ hiện nay.

- Thực trạng:

+ Hiện nay nền giải trí phát triển, có rất nhiều ngôi sao, ca sĩ, diễn viên trong nước và quốc tế được nhiều người biết đến, ngưỡng mộ.

+ Nhiều bạn trẻ yêu mến thần tượng quá mức dẫn đến phát cuồng và có nhiều hành động quá khích như: vào trang cá nhân của thần tượng trên mạng xã hội để bình luận, tranh cãi nhau vì thần tượng thậm chí là dùng những ngôn ngữ không hay và cả bạo lực để bảo vệ thần tượng,…

- Nguyên nhân:

+ Chủ quan: do ý thức của con người chưa tốt dẫn đến những hành động thái quá, do sự thiếu hiểu biết, kĩ năng mềm kém,…

+ Khách quan: do môi trường tác động (các Fanclub đăng bài công kích,…).

- Hậu quả:

+ Gây tốn kém về thời gian và vật chất

+ Gây ra những hành động xấu: cãi lộn trên mạng,…

- Giải pháp:

+ Mỗi con người cần tự biết kiềm chế bản thân, yêu quý thần tượng có chừng mực, biết điểm dừng, không tham gia vào các hoạt động gây kích động,…

+ Các kênh truyền thông và phát thanh hạn chế đưa những tin đồn sai sự thật, chưa được kiểm chứng về những người nổi tiếng đồng thời tuyên truyền nhiều hơn về hậu quả của việc cuồng thần tượng,…

- Khẳng định lại vấn đề nghị luận, rút ra bài học, liên hệ bản thân.

2,5 điểm

d. Chính tả, ngữ pháp

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.

0,5 điểm

e. Sáng tạo

Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ, sáng tạo.

0,5 điểm

Danh mục: Đề thi